Bí ẩn ‘kho báu’ của ngành khảo cổ học châu Phi
Mặc dù nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, nhưng thành phố Gedi vẫn là một dấu hỏi vẹn nguyên.
Tại khu vực rừng rậm Arabuko Sokoke trên bờ biển phía Bắc Kenya hiện vẫn ẩn chứa một trong những ‘ kho báu’ bí ẩn nhất của ngành khảo cổ học châu Phi.
Đó chính là thành phố cổ Gedi huyền thoại cùng với những câu chuyện chưa bao giờ được giải thích của nó ngay từ khi mới được phát hiện.
Cho đến nay, mặc dù không ít cuộc khảo sát quy mô đã được tiến hành, song vẫn không ai dám chắc điều gì đã xảy ra với Gedi và cư dân của nó.
Cổng vào còn khá nguyên vẹn của một lâu đài tại Gedi
Người ta chỉ biết nơi đây từng là một thành phố đông đúc, phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa và chính trị của người Swahili với dân số chừng 2.500 người.
Thành phố được xây dựng vào khoảng thế kỷ 13 và đạt tới sự cường thịnh trong vòng 200 – 300 năm sau đó.
Bằng chứng về sự phát triển của Gedi chính là dấu tích của rất nhiều ngôi nhà, lâu đài, nhà thờ Hồi giáo, lăng mộ hay thậm chí cả các nghĩa trang.
Tất cả trải rộng trên một diện tích khoảng 18km2, một quy mô không hề nhỏ đối với các thành phố ở châu Phi thời Trung cổ.
Thế nhưng, điều kỳ lạ là nó không hề được đề cập đến trong bất cứ một ghi chép lịch sử nào của địa phương.
Video đang HOT
Rừng rậm đang ‘gặm nhấm’ dần cả một tòa thành
Ngay cả những người Bồ Đào Nha đã có mặt tại khu vực Malindi gần đó từ rất sớm, dường như cũng chưa bao giờ tiếp xúc hoặc biết đến sự tồn tại của một Gedi hưng thịnh.
Một điều khó hiểu nữa, Gedi là nơi giao thương buôn bán với những con đường lớn cùng nhiều kho hàng, cửa hiệu… nhưng nó cách xa biển và ẩn khuất trong rừng rậm rất khó giao dịch.
Những khu nhà, giếng nước với đường sá khang trang
Tuy nhiên, bí ẩn lớn nhất của nó là toàn bộ cư dân nơi đây đột ngột bỏ đi vào khoảng thế kỷ 17 mà không có bất cứ dấu hiệu nào của chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai…
Người dân địa phương cũng chỉ biết về Gedi một cách rất mơ hồ. Họ cho rằng nó là thành phố ma đáng sợ, nơi cư trú của những linh hồn độc ác.
Dấu tích của một nghĩa trang tại Gedi
Chỉ đến năm 1948, thành cổ Gedi mới được giới khoa học phương Tây biết đến cùng những bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Hiện, đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Kenya, thu hút đông đảo du khách viếng thăm để khám phá những tàn tích của tòa thành hoang sơ giữa rừng rậm.
Theo TTVN
Lật tẩy "Gia đình nhà Rồng" lừa tìm kho báu hàng ngàn tỉ USD
Dũng tự xưng là Đại tướng Quân đội rồi khoe nắm được thông tin về các kho báu nghìn tỉ được chôn giấu trên khắp cả nước, sau đó lôi kéo mọi người bỏ tiền của để cùng tham gia khai thác.
Chiều 21/1, đại tá Nguyễn Xuân Mừng, Phó thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, cho biết vừa triệt phá thành công một nhánh của tổ chức lừa đảo quy mô lớn có tên "Hoa Mai Hội" tại Tây nguyên, được gọi với cái tên "Gia đình nhà Rồng".
Cơ quan điều tra thông tin về tổ chức lừa đảo mang tên "Gia đình nhà Rồng"
Theo cơ quan điều tra, cầm đầu nhóm lừa đảo mang tên "Gia đình nhà Rồng" này là Lê Văn Dũng (58 tuổi, còn gọi là Ba Vương, ngụ tại Đắk Lắk). Hằng ngày, Dũng tự xưng là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và nắm được thông tin về những kho báu chứa tiền, vàng trị giá hàng ngàn tỉ USD được chôn giấu ở khắp đất nước, trong đó có một kho báu tại tỉnh Đắk Lắk.
Ngoài việc xưng là Đại tướng, Dũng còn tự phong cho mình chức tổng tài chủ đời thứ bảy của tổ chức "Gia đình nhà Rồng", "Vua tài chính toàn cầu", người tiếp quản toàn bộ các kho tiền, vàng của Tôn Trung Sơn (một lãnh đạo cách mạng Trung Quốc) tại Việt Nam.
Lê Văn Dũng trong trang phục và giấy tờ tự xưng là "Gia đình nhà Rồng"
Từ đó, Dũng dụ dỗ, lôi kéo những người nhẹ dạ tham gia và ký quyết định phong các chức danh cho họ như "Trợ lý đối ngoại cao cấp", "Tổng quản chủ"... Trong đó, nhiều người có chức vụ như giám đốc doanh nghiệp, người nước ngoài và cả những cán bộ cấp cao đã về hưu cũng tham gia. Những người này đã tin tưởng vay mượn tiền đi theo Dũng để khai thác các kho báu. Tuy nhiên, sau thời gian dài theo đuổi, một số người đã tỉnh ngộ, nhận ra câu chuyện "kho báu" là do Dũng thêu dệt, bịa đặt nên làm đơn tố cáo.
Các thành viên trong "Gia đình nhà Rồng" do Dũng bổ nhiệm
Vào cuộc điều tra, cơ quan an ninh đã triệu tập Dũng để làm việc. Ông ta tận tay giao nộp một số tài liệu, hình ảnh chứng minh mình là Tổng tài chủ các kho báu của "Gia đình nhà Rồng" thuộc tổ chức Hoa Mai hội ở Việt Nam bao gồm những kho vàng, USD cổ trị giá hàng nghìn tỉ đồng. Người này cũng đưa ra một số giấy tờ có nội dung như quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh cho một số thành viên trong hội, "lệnh xuất kho", "lệnh mở kho"...Tuy nhiên, cơ quan an ninh điều tra khẳng định Dũng tự xưng là người quản lý các kho báu của "Gia đình nhà Rồng" là hoàn toàn bịa đặt.
Lệnh xuất kho do Dũng ký
Quá trình điều tra công an cũng xác định, Dũng có thời gian tham gia quân ngũ nhưng do không chấp hành kỷ luật, phạm tội trộm cắp xăng dầu nên bị giáng chức rồi tự động đào ngũ. Trong thời gian sống ở Đắk Lắk, ông này từng bị công an bắt và ngồi tù 3 năm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
"Chúng tôi đã điều tra tận gốc rễ những nơi mà các đối tượng khai là có kho báu, tìm mọi thông tin liên quan và khẳng định không hề có hệ thống kho báu nào như các đối tượng nói. Người dân không nên tin, để lòng tham che mắt mà đổ tiền của vào cho các tổ chức lừa đảo này" - đại tá Mừng khẳng định.
Hố sâu mà các đối tượng lừa đảo tạo ra và đồn thổi rằng nơi cất giấu kho báu để lừa đảo
Trước đó, ngày 2/10/2013, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố, bắt giam Nguyễn Thành Chơn (45 tuổi, ngụ quận 6, TP HCM) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chơn cũng nhận là người của Mai Hoa Hội và cho biết đã đến "thời điểm mở kho báu", kêu gọi nhiều người đầu tư hàng tỉ đồng để khai thác các kho báu.
Đình Thảo
Theo Dantri
Sự thật về kho báu của "Gia đình nhà Rồng Hoa Mai Hội" Lợi dụng sử cả tin, lòng tham của một số người, các đối tượng "Hoa Mai Hội" tung tin có nhiều kho báu, kỷ vật cổ, kho tiền đô tại Việt Nam để lôi kéo người dân. Chiều 21/1, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an tại phía Nam đã họp báo thông tin về "Gia đình nhà Rồng" thuộc...