Bí ẩn hồ nước màu đỏ như máu, sinh vật nào sảy chân rơi xuống cũng lập tức “hóa đá”
Hàng ngàn sinh vật một khi đã rơi xuống hồ nước này đều chịu chung số phận bi thảm, đó là chết hóa đá. Điều tạo nên sự khác biệt, bí ẩn và chết chóc của hồ nước hoang dã này nằm sâu trong lòng một ngọn núi lửa.
Hồ Natron nằm ở thung lũng Rift, Tanzania, là vùng đất mà loài chim hồng hạc có nguy cơ tuyệt chủng tìm đến kết đôi, sinh sản. Loài chim nước chân dài này có thể phát triển mạnh mẽ ở đây nhưng với những loài vật khác, hồ Natron chính là địa ngục trần gian. Nước hồ có tính kiềm mạnh chính là nghĩa địa cho hàng ngàn con chim nhỏ. Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Nick Brandt đã dùng những xác chết bên bờ hồ để làm mẫu cho loạt ảnh đầy ám ảnh của ông.
Hồ Natron thường có nhiệt độ hơn 26 độ C, nước màu đỏ chính là máu của vi khuẩn, thứ duy nhất tồn tại được trong môi trường kiềm chết người này. Hồ nước này nổi tiếng bởi bất cứ sinh vật nào rơi xuống cũng chết và bọc một lớp màng cứng, thường được gọi là “hóa đá” và dạt vào bờ.
Ông Nick bị hấp dẫn trước xác dơi, hồng hạc, đại bàng và chim én chết vì nước hồ. Chúng được bảo quản cực tốt và giúp ông tạo ra một loạt bức ảnh ghi lại hiện tượng kỳ lạ. “Tôi bất ngờ tìm thấy các sinh vật, tất cả các loài chim và dơi, dạt vào bờ hồ Natron ở bắc Tanzania. Tôi đã đưa những sinh vật mình tìm thấy lên bờ và sau đó đặt chúng vào tư thế “sống”, đưa chúng trở lại “cuộc sống”", Nick nói với NBC News. Vào năm 2013, những bức ảnh của ông được trưng bày tại Phòng trưng bày Hasted Kraeutler, New York và đã được Abrams Books xuất bản thành tuyển tập ảnh.
Video đang HOT
Nick cho biết hồ nước chứa hàng ngàn xác động vật được bảo quản rất tốt. Do nước có tính kiềm quá mạnh, những sinh vật chết và rơi xuống đó không bị phân hủy, chỉ đơn giản là bị nhúng trong nước hồ. “Nếu một xác chết bị rơi xuống bất cứ chỗ nào cũng phân hủy rất nhanh, nhưng ở ven hồ bị nhiễm muối, nó sẽ tồn tại mãi”, David Harper, một nhà sinh thái học tại trường ĐH Leicester từng đến thăm hồ Natron và cho nhận xét.
Những con chim nhỏ hoặc dơi đã cố gắng nhưng không thể vượt qua được hồ nước rộng, vì vậy chúng rơi xuống. Cả các loài côn trùng như bọ cánh cứng, cào cào cũng chung số phận. Mực nước hồ rất dễ dao động bởi thời tiết nóng. Khi mực nước giảm, những xác chết dạt vào bờ, phủ muối. Đó chính là những gì mà nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã tìm thấy.
Vậy làm thế nào mà hồ nước này lại có tính kiềm cao như vậy? “Muối” trong hồ không giống như muối biển. Đó là đá vôi đã được tôi luyện sâu trong lòng Trái đất, tạo thành dung nham, chảy ra và phun trào vào không khí, tạo thành những đám mây tro bụi cao đến hơn 16km.
Thủ phạm là Ol Doinyo Lengai, một ngọn núi lửa hàng triệu năm tuổi ở phía nam hồ Natron. Đây là điều khiến các nhà nghiên cứu sinh học thích thú bởi nó là trường hợp duy nhất trên thế giới. Các núi lửa khác thường phun ra silicat nhưng Ol Doinyo Lengai là ngọn núi duy nhất trên hành tinh này phun ra “natrocarbonatites” dưới dạng lạnh, chảy nước và tối màu.
Dòng chảy đầy tro bụi được nước mưa đưa vào hồ, điều này giải thích tại sao những con vật ngã xuống trông như thể rơi vào một thùng xi măng. Sự chết chóc của hồ Natron chính là điều khiến nó trở thành điểm để tìm bạn tình bình yên cho chim hồng hạc. Ngoại trừ một số loại vi khuẩn, không có gì sống được ở hồ Natron. Ngay cả những động vật lớn cũng không có ý định đến đây kiếm ăn.
Vì vậy, sau khi thưởng thức tảo spirulina từ những đầm phá gần đó, đàn hồng hạc sẽ đổ về vùng đất hoang cằn cỗi này. Nếu mực nước vừa phải, chúng sẽ đậu trên những đảo muối tạm thời và làm tổ từ bụi núi lửa. Ngay cả trong một năm tốt lành thì vẫn có một số chim hồng hạc bị rơi xuống hồ tử nạn. Nếu bị rơi xuống hồ, chúng sẽ ở đó vĩnh viễn, bị bọc trong “xi măng” muối cho đến khi hồ Natron quyết định đến lúc để chúng ra đi.
Hàng trăm nghìn chim di cư chết ở New Mexico
Các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân khiến chim chết hàng loạt nhưng theo quan sát, nhiều con chim có hành vi kỳ lạ trước khi bỏ mạng.
Hàng loạt chim di cư chết ở bang New Mexico. Ảnh: CNN.
Các nhà sinh vật tại Đại học Bang New Mexico đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn chim di cư bỏ mạng, CNN hôm 15/9 đưa tin. Hiện tượng bí ẩn bắt đầu từ ngày 20/8, khi lượng lớn xác chim được phát hiện ở bãi phóng tên lửa White Sands và công viên quốc gia White Sands, theo Martha Desmond, giáo sư khoa Cá, Sinh vật hoang dã và Sinh thái tại Đại học Bang New Mexico.
Ban đầu các chuyên gia cho rằng đây chỉ là hiện tượng riêng lẻ. Tuy nhiên, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi họ tìm thấy thêm nhiều xác chim tại các khu vực thuộc bang New Mexico, trong đó có Dona Ana, Jemez Pueblo, Roswell và Socorro.
"Thật khủng khiếp. Lượng xác chim lên đến 6 con số. Chỉ dựa vào những gì đã thấy, chúng tôi cũng biết đây là sự việc vô cùng nghiêm trọng. Hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu con chim đã chết", Desmond cho biết. Xác chim di cư gồm sẻ, chim lam, hoét đen, chim đớp ruồi cũng xuất hiện ở Colorado, Texas và Mexico.
Desmond cùng đồng nghiệp và các nhà sinh vật tại bãi phóng tên lửa White Sands bắt đầu nhận dạng, phân loại và kiểm tra khoảng 300 xác chim hôm 12/9 để hiểu thêm về tình trạng của chúng khi chết.
Người dân và các chuyên gia thấy chim có hành vi kỳ lạ trước khi bỏ mạng. Ví dụ, những loài chim thường đậu trong bụi rậm hoặc trên cây lại lang thang trên mặt đất kiếm ăn và đuổi theo sâu bọ. Nhiều con tỏ ra lờ đờ, chậm chạp và bị xe đâm trúng. Số lượng này nhiều chưa từng thấy, Desmond cho biết. Ở sân golf của bãi phóng tên lửa, chim én, sinh vật chuyên ăn côn trùng trên không, chỉ ngồi trên mặt đất và để mặc con người đến gần.
Các nhà sinh vật cho rằng một trong những yếu tố góp phần khiến chim chết hàng loạt là thảm họa cháy rừng ở California và một số bang miền tây khác. Thảm họa có thể đã buộc chúng phải di cư sớm, trước khi thực sự sẵn sàng.
"Những con chim phải di cư sớm do thời tiết có thể không tích trữ đủ chất béo để sống sót. Một số thậm chí chưa kịp tích trữ năng lượng để bắt đầu chuyến bay nên bỏ mạng tại chỗ", Desmond nhận định. Một số con chim có khả năng phải thay đổi đường di cư, trong khi số khác hít khói và bị tổn thương phổi.
Cháy rừng và thời tiết khô hạn tại New Mexico có thể làm tăng số lượng chim chết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh sự việc này. "Chúng tôi bắt đầu thấy các xác chim lẻ từ tháng 8 nên vẫn còn nguyên nhân nào đó ngoài thời tiết và chúng tôi chưa rõ đó là gì", Desmond nói thêm.
Xác chim sẽ được chuyển đến Phòng thí nghiệm Pháp Y Cá và Sinh vật hoang dã Mỹ ở Oregon để khám nghiệm và xác định nguyên nhân cái chết. Quá trình này có thể kéo dài vài tuần. "Sự việc chim chết hàng loạt là thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu góp phần gây ra chuyện này. Chúng ta đã mất 3 tỷ con chim ở Mỹ từ năm 1970 và số lượng côn trùng cũng giảm mạnh", Desmond nói.
Bí ẩn về những nấm mộ hoang giữa lòng Hà Nội Nằm ngay giữa lòng Hà Nội, những ngôi mộ này có hình dáng dị thường và ẩn chứa trong nó những lời đồn bí hiểm. Mộ người Hoa Đường Hoàng Hoa Thám đoạn gần dốc Bưởi có rất nhiều ngôi mộ lạ nằm xen kẽ với nhà dân. Nhiều người nói những nấm mộ kia còn sót lại của nghĩa địa người Hoa...