Bí ẩn hầm ngầm kiên cố bảo vệ Tổng thống Mỹ bên trong Nhà Trắng
Khi xảy ra một mối đe dọa thực sự, Tổng thống Mỹ có nhiều sự lựa chọn, trong đó có việc di chuyển tới hầm ngầm kiên cố bên trong Nhà Trắng.
Thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump xuống boongke ngầm kiên bên trong Nhà Trắng, với tên gọi Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC), được đưa ngập tràn trên trang chủ các phương tiện truyền thông ngày 1/6 trong bối cảnh biểu tình bạo loạn diễn ra khắp nước Mỹ sau cái chết của công dân người Mỹ gốc Phi George Floyd.
Một nguồn tin trong Nhà Trắng nói với AP rằng, Tổng thống Trump đã ở trong boongke gần 1 tiếng đồng hồ, được thiết kể để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp như tấn công khủng bố”.
Hầm trú ẩn kiên cố đến mức nào?
Khi xảy ra một mối đe dọa thực sự, Tổng thống Mỹ có nhiều sự lựa chọn, trong đó có việc trú ẩn ở boongke ngầm. Boongke này được xây dựng rất kiên cố, vừa làm nơi ở cho các quan chức chính phủ cấp cao lại vừa duy trì liên lạc với thế giới bên ngoài; có nước và thực phẩm dự trữ, có thể tiếp cận với hầu hết các khu vực trong Nhà Trắng thông qua một hệ thống đường hầm.
Năm 2018, The Drive đã đưa tin về hầm trú ẩn này sau khi xảy ra sự cố hố tử thần sụt lún trong bãi cỏ ở Nhả Trắng. “Tách biệt với Phòng Tình huống, đây là một cơ sở hoàn toàn khác biệt và an toàn hơn rất nhiều. Trong những năm gần đây, nhiều khả năng nó đã được xây dựng thêm một khu phức hợp xa hoa và hiện đại hơn, nằm bên dưới Bãi cỏ phía bắc liền kề với Cánh Tây Nhà Trắng”.
Nhà Trắng đã được tu sửa rất nhiều lần để tăng cường hệ thống an ninh kể từ những năm 1940 và sau đó là cuộc Chiến tranh Lạnh. Nó được trang bị lại để đối phó với mối đe dọa của vũ khí hạt nhân, trong đó có khả năng di chuyển nhanh chóng Tổng thống, cùng nhiều quan chức cấp cao khác tới một nơi an toàn nằm sâu dưới lòng đất.
Video đang HOT
NPR trích dẫn thông tin từ một cuốn sách năm 2008 cho biết, hầm trú ẩn này là một trong số các boongke ngầm có thể chống chịu với các vụ nổ hạt nhân, được xây dựng từ thời chính quyền các Tổng thống Truman và Eisenhower. Liên minh các nhà khoa học cho biết, đầu đạn hạt nhân có công suất lớn nhất trong kho vũ khí của Mỹ có thể khoét sâu hơn 304 m dưới lòng đất. Vì thế boongke ngầm của Tổng thống ít nhất phải ở sâu hơn độ sâu này.
Khi nào Tổng thống Mỹ phải sơ tán xuống hầm trú ẩn?
Thông thường, việc Tổng thống được đưa xuống hầm trú ẩn chỉ diễn ra khi có một sự kiện bất thường và phức tạp. Các Tổng thống Mỹ có thể tự mình di chuyển xuống nơi này ngay cả khi không có một mối đe dọa trực tiếp, hoặc họ cũng có thể từ chối làm vậy dù mối đe dọa hiện hữu.
Nhà Trắng không đưa ra bình luận trước những thông tin về việc ông Trump di chuyển tới boongke ngầm vì vậy vẫn chưa rõ liệu điều có thực sự diễn ra hay không và nếu có thì đâu là lý do. Có rất ít thông tin khi nào việc sơ tán Tổng thống được thực hiện, ngoại trừ mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hoặc xảy ra một cuộc tấn công vào nước Mỹ.
Trường hợp thứ 2 nếu xảy ra, cũng không đảm bảo rằng Tổng thống sẽ thực hiện theo quy trình. Trong cuốn sách “Raven Rock”, viết về kế hoạch dự phòng của chính phủ Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, nhà báo Garrett Graff – tác giả cuốn sách tiết lộ rằng, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã từ chối thực hiện quy trình này dù có nhiều báo cáo về một mối đe dọa rõ ràng đối với ông. Thay vào đó, ông Truman lựa chọn tiếp tục làm việc trong phòng Bầu dục.
Một câu chuyện tương tự cũng xảy ra với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, nhà báo Graff viết. Ông Jimmy Carter đã phản ánh về các kế hoạch dự phòng trong cuốn nhật ký của ông sau 1 cuộc tập trận vào năm 1977, trong đó chỉ rõ rằng ông dự định ở lại Nhà Trắng để điều hành các vấn đề của chính phủ ngay cả khi giao thức dự phòng được kích hoạt.
Lý do khác khiến Tổng thống phải vào hầm trú ẩn là xảy ra một cuộc tấn công khủng bố quy mô lớn hoặc mối đe dọa xảy ra một cuộc tấn công như vậy. Tổng thống Mỹ George W. Bush đã vội vã rời khỏi một sự kiện tại một trường học ở bang Florida ngay sau vụ tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại thế giới ngày 11/9/2001, khi một trong số các máy bay bị các phần tử thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda khống chế, được báo cáo đang tiến về phía thủ đô Washington và có thể nhắm tới Nhà Trắng.
Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khác. Các tài liệu công khai từ năm 2012 chỉ ra rằng, các quan chức trong Nhà Trắng thường diễn tập một vài lần mỗi năm về cách thức thực hiện quy trình dự phòng. Vẫn chưa rõ việc Tổng thống Trump tới thăm boongke ngầm là để diễn tập hay thực hiện kế hoạch dự phòng.
Các Tổng thống Mỹ được sơ tán như thế nào?
Nếu Tổng thống Mỹ không được an toàn tại Nhà Trắng hoặc không có mặt ở đây, họ sẽ được hộ tống để di chuyển với khoảng cách ngắn nhất tới Trung tâm điều hành quốc gia lưu động E-4B. Trung tâm này thực chất là chiếc máy bay E-4 Nightwatch của Boeing có khả năng chịu được bức xạ và hoạt động trên không trong nhiều ngày cho phép nhánh hành pháp tiếp tục thực hiện chức năng của mình.
Tuy nhiên số lượng máy bay Boeing E-4 Nightwatch rất ít và chúng không được sử dụng cho việc đi lại hàng ngày, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng và sự tin cậy. Trong trường hợp E-4 ở quá xa, Tổng thống sẽ di chuyển bằng chiếc Không lực Một – dòng máy bay VC-25 của Boeing chuyên sử dụng cho việc đi lại của các nhân vật cao cấp. Điều này đã được Tổng thống Bush thực hiện vào ngày 11/9/2001.
Nhà Trắng được cho là có hệ thống hầm trú ẩn dưới lòng đất kiên cố. (Nguồn: AFP).
Tổng thống Mỹ sau đó có thể tiếp cận với E-4 ở khoảng cách gần nhất hoặc hạ cánh ở một địa điểm an toàn trên mặt đất, được biết đến với tên gọi Cơ sở khẩn cấp của Tổng thống (PEF). Thông tin về các PEF của Tổng thống phần lớn được giữ bí mật. Theo nhiều nguồn tin, có khoảng 9 đến 75 chiếc PEF tại Mỹ có khả năng che chắn cho các nhà lãnh đạo Mỹ và quan chức quân đội cấp cao, cho phép họ điều hành công việc trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Bill Gulley, một cựu lính thủy đánh bộ làm việc cho Văn phòng Quân sự Nhà Trắng cho biết, PEF có thể hoạt động cả ngày cả đêm. Một nhân viên phục vụ khác, Alex R. Larzelere, người từng ghé thăm một địa điểm như vậy, cho biết đây là một hầm ngầm khổng lồ được ngụy trang khéo léo trong một khu rừng và trông nó giống như một túp lều bỏ hoang./.
Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc Covid-19 cao vượt trội
Ngày 7/4, ông Trump đã công bố 1 kết quả nghiên cứu khẳng định người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc Covid-19 cao hơn hẳn các chủng tộc khác tại nước này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào hôm qua (7/4), Tổng thống Trump khẳng định tỷ lệ mắc bệnh của người Mỹ gốc Phi là "không cân xứng" với các đối tượng khác và chính quyền của ông đang triển khai kế hoạch kiểm dịch và sàng lọc để giải quyết thách thức số ca gia nhiễm ngày càng gia tăng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Trong thời gian tới, Tổng thống Mỹ cho biết nhiều khả năng sẽ công bố chi tiết dữ liệu các trường hợp mắc Covid-19 theo chủng tộc.
Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc Covid-19 cao vượt trội. Ảnh: Reuters
Lý giải về vấn đề này, Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho biết, tỷ lệ chệnh lệch có thể do cộng đồng người Mỹ gốc Phi mắc các bệnh tiềm ẩn từ trước như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì và hen suyễn cao hơn; ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng có thể tăng nguy cơ lây nhiễm.
Tính đến hết tối 7/4, số trường hợp mắc Covid-19 tại Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với gần 400.000 ca và gần 13.000 người tử vong.
CTV Mỹ Linh
Nước Mỹ và học thuyết Carter Hệ thống răn đe của Mỹ ở Trung Đông sau nhiều biến động vừa qua sẽ ra sao? Chắc chắn rằng, ông Trump không còn thiết tha gì với một cuộc chiến kéo dài. Cái chết của thủ lĩnh IS Baghdadi có thể làm giảm nhẹ nhưng không thể đảo ngược được quan điểm cho rằng hệ thống răn đe của Mỹ ở...