Bí ẩn gương mặt dã thú trong bức họa kinh điển Mona Lisa
Các nhà khoa học phát hiện thêm những bí mật ẩn chứa trong bức danh họa 500 tuổi của Leonardo Da Vinci.
Nhiều người yêu tranh và công chúng thế giới khi nói đến bức tranh Mona Lisa của danh họa thiên tài người Ý Leonardo Da Vinci sẽ nghĩ ngay đến nụ cười bí ẩn của La Gioconda hay La Joconde.
Tuy nhiên, mới đây một họa sĩ thiết kế đồ họa người New York (Mỹ) là Ron Piccirillo đã tình cờ phát hiện một bí ẩn gây sốc khác cho toàn công chúng thế giới: Xuất hiện 3 gương mặt dã thú trong bức tranh nổi tiếng, ngay phía sau lưng người đẹp La Gioconda.
Ron Piccirillo phát hiện có 3 gương mặt xuất hiện trong bức Mona Lisa.
Theo Piccirillo khẳng định, khi quay ngang bức tranh sẽ phát hiện những loài thú bí ẩn trong bức tranh, bao gồm 1 con sư tử, 1 con khỉ đột cùng 1 con trâu rừng “ẩn” sau bối cảnh ở gần phần đầu nàng La Gioconda. Trong khi ở phía gần vai của nhân vật còn xuất hiện hình ảnh 1 con rắn hoặc cá sấu.
Trước đó, Ron Piccirillo từng đọc những đoạn văn của Leonardo Da Vinci về những loài động vật hoang dã. Về sau anh nảy ra ý tưởng khám phá các bức tranh của ông từ những đoạn văn do chính nhà khoa học, họa sĩ, kiến trúc sư… thiên tài viết ra. Như vậy, đoạn văn chính là công cụ giúp Piccirillo giải mã bức tranh nổi tiếng của Da Vinci.
Piccirillo đang lý giải hình ảnh lạ trong bức Mona Lisa.
Video đang HOT
Piccirillo phát hiện đầu sư tử trong bức tranh.
“Khi tôi tình cờ phát hiện ra điều này, tôi không cố gắng để hiểu ý nghĩa mà ông ấy (Leonardo Da Vinci muốn nói đến trong từng câu văn. Đó như thể một trò xếp hình vậy, tôi từ từ ghép từng mảnh ghép nhỏ lại với nhau với họng tìm ra đáp án. Và thật bất ngờ là những gì ông từng viết ra đều có liên quan mật thiết đến các tác phẩm nghệ thuật của ông”, Piccirillo hào hứng cho biết.
Thế nhưng lại có không ít những ý kiến phản bác trước phát hiện của Ron Piccirillo. Theo bà Evelyn Lincoln, giảng viên môn lịch sử nghệ thuật ở Đại học Brown đã cho rằng: ” Tôi không nhận thấy bất kì lý do nào để tin vào giả thiết của Ron Piccirillo. Phát hiện này không giúp lý giải hoàn chỉnh ý nghĩa của những dấu hiệu trong bức tranh “.
Hình ảnh phần đầu một con khỉ đột.
Theo bà Evelyn thì những nhận định của Piccirillo còn quá mơ hồ và những hình ảnh các con thú trong bức tranh chỉ là do góc nhìn và trí tưởng tượng của người họa sĩ này nghĩ ra, hoàn toàn không phải chủ đích của Leonardo Da Vinci. Evelyn cho rằng, những phát hiện của Ron Piccirillo hoàn toàn được phát hiện từ những bức tranh chép thay vì bản gốc. Thực tế nếu ở bức tranh gốc nếu có những hình ảnh như vậy thì đó chỉ là ngẫu nhiên.
Hình ảnh đầu con trâu rừng.
Đáp lại, Ron Piccirillo vẫn bảo vệ giả thuyết của mình đến cùng. Anh thừa nhận cả đời làm nghệ thuật của mình giúp anh có thể cảm nhận được những bí ẩn từ bức họa Mona Lisa. Tuy vậy anh cũng khẳng định bản thân mình chỉ muốn tìm hiểu về vẻ đẹp của nghệ thuật thay vì khám phá bí ẩn xung quanh chúng.
Theo Dân Việt
Kỳ lạ hòn đá cứ đốt nóng là biến thành máy phát sóng Wifi
Thoạt nhìn, hòn đá được đặt tại lối vào của khu rừng thuộc một bảo tàng ngoài trời tại Đức này có vẻ chỉ là một tảng đá. Thế nhưng, nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy nó không hề bình thường một chút nào.
Đây thực ra là một tác phẩm nghệ thuật có cài một máy phát sóng Wi-fi chạy bằng nhiệt và một ổ USB giấu bên trong! Được sáng tạo bởi nghệ sĩ đến từ Béc-lin (Đức) Aram Bartholl, hòn đá có tên "Giữ mạng" (Keepalive) này là một sự kết hợp tương phản giữa yếu tố sinh tồn xưa và nay.
Nhìn thoáng qua không ai nghĩ hòn đá nặng 1,5 tấn này liệu có thể có gì đặc biệt.
Bartholl cho biết nguồn cảm hứng của anh cho việc lồng ghép 2 phương thức sinh tồn cổ đại và hiện đại bắt nguồn từ việc người ta bán loại bếp BioLite trong thời gian xảy ra bão Sandy. Dù không có điện, loại bếp này có thể được vận hành được nhờ lửa.
Thực chất, hòn đá ẩn chứa một bí mật có thể giúp bạn sinh tồn.
Anh nói: "Thật hài hước, bởi lẽ khi không có điện, người ta lại mua những loại bếp như vậy chỉ để đánh lửa rồi sạc điện thoại của họ". Vì thế anh quyết định phát minh ra hòn đá chạy bằng nguồn năng lượng điện do máy phát nhiệt điện chuyển hóa từ nhiệt mà thành. Các khách tham quan đến bảo tàng Springhornhof cần phải sử dụng những biện pháp sinh tồn cơ bản thông qua việc nhóm lửa cạnh tảng đá để sử dụng mạng Wifi. Khi có đủ lượng nhiệt cần thiết, chiếc máy phát sóng mới khởi động và họ mới có mạng để dùng điện thoại di động của mình.
Khi có đủ lượng nhiệt, máy phát sóng Wifi bên trong tảng đá sẽ khởi động.
Hệ thống mạng chạy trên phần mềm tự chế Piratebox, nó có thể tạo ra mạng không dây ngoại tuyến. Qua đó, khách có thể truy cập, tìm kiếm và tải về các tập tin lưu trữ trong ổ USB, được cài sẵn bên trong tảng đá. Ổ đĩa USB này chứa rất nhiều hướng dẫn sinh tồn dưới dạng PDF khá thú vị và lạ lùng, ví dụ như "Hướng dẫn chia tay", "Hướng dẫn đối phó với máy bay điều khiển từ xa", "Hướng dẫn sinh tồn cho phụ nữ độc thân ngổ ngáo"...
Một số các tập tin kì quặc được tải lên có thể là sản phẩm của những vị khách tinh quái nào đó, nhưng Bartholl không thấy phiền. Thậm chí, anh còn ủng hộ việc chia sẻ dữ liệu công cộng, bằng cách sáng tạo ra Dead Drops - hệ thống mạng chia sẻ thông tin hoành tráng nhất hành tinh gồm những ổ đĩa USB cài vào khắp các tòa nhà trên thế giới.
Mặc dù vậy, hệ thống mạng này chỉ có giới hạn trong khu vực nhất định.
Bartholl nói với báo chí: "Nó không phải là để phục vụ cho việc truy cập mạng thuận tiện, mà nó liên quan đến ý tưởng hậu tận thế, kiểu như, có một người nào đó tìm thấy thứ này 100 năm sau - giả sử nó vẫn hoạt động và người ta khám phá ra rằng phải tạo ra lửa thì mới sử dụng được, hoặc nhỡ đâu có một lúc nào đó chúng ta phải nhóm lửa như thời xưa mới có thể truy cập thông tin được thì sao?".
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Hiện tượng kỳ lạ: muôn hoa đua nở bất thường tại thung lũng Chết Từ một thung lũng chỉ là đất, đá cằn cỗi, giờ đây thung lũng Chết lại tràn ngập những bông hoa đầy màu sắc khiến nhiều người ngạc nhiên. "Hoa siêu nở" là một hiện tượng cực hiếm tại thung lũng Chết thuộc vùng California, Mỹ. Thung lũng Chết vốn là một vùng đất khô cằn chỉ toàn sỏi đá nhưng những ngày...