Bí ẩn gây tranh cãi về mộ Lưu Bị: Di hài cả tháng trời vẫn không phân hủy dù qua đời giữa mùa hè?
Nếu quả thực được chôn cất ở Thành Đô, vậy Gia Cát Lượng đã làm thế nào để đưa Lưu Bị về kinh đô và giữ cho di hài không bị phân hủy trong suốt quãng đường dài tới hơn 30 ngày giữa mùa hè nóng nực?
Lưu Bị (161 – 223) tự Huyền Đức, là một nhà chính trị, nhà quân sự nổi danh và cũng là Hoàng đế khai quốc của Thục Hán vào thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.
Cũng bởi là một nhân vật sở hữu tầm ảnh hưởng không hề nhỏ nên sau khi Lưu Bị qua đời, hậu duệ của ông cũng đã xây dựng cho vị quân chủ này một lăng mộ bí mật với nhiều biện pháp bảo vệ để tránh những vị khách “không mời mà đến”.
Và vào thời bấy giờ, một trong những phương pháp bảo vệ lăng tẩm hiệu quả cũng như phổ biến hơn cả chính là xây dựng cùng lúc nhiều ngôi mộ giả.
Thế nhưng cũng bởi vậy mà cho tới ngày nay, việc lăng mộ thực sự của Lưu Bị nằm ở nơi đâu vẫn là một trong những bí ẩn gây tranh cãi đối với hậu thế.
Giả thuyết thứ nhất: Lăng mộ Lưu Bị nằm ngay tại Thành Đô?
Sử cũ ghi lại, sau khi thất bại trong trận Di Lăng trước Đông Ngô, Lưu Bị lui quân về thành Bạch Đế và không lâu sau đó thì qua đời trong u uất vào năm 223.
Tháng 5 năm ấy, Gia Cát Lượng đưa linh cữu của ông về Thành Đô rồi cử hành nghi thức an táng vào tháng 8.
Bởi vậy nên khi nhắc tới nơi an nghỉ của Lưu Bị, nhiều người vẫn tin rằng lăng mộ của ông được đặt tại đền Vũ Hầu cũng ở Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay).
Giả thuyết nói trên dựa trên “Tam Quốc chí” của sử gia Trần Thọ. Những người ủng hộ giả thuyết này tin rằng Trần Thọ đã từng làm quan các lệnh sử của Thục Hán, sống trên đất Thục hơn 30 năm, hẳn là biết rõ mộ Hoàng đế năm ở nơi nào.
Không chỉ dừng lại ở đó, người trông coi đền Vũ Hầu còn từng tìm thấy tại đây nhiều gạch có niên đại từ thời Tam Quốc. Đây là loại gạch thấy ở kinh đô nhà Thục khi xưa và chuyên dùng để xây lăng mộ thời bấy giờ.
Các phát hiện này lại càng khiến cho nhiều người tin rằng những ghi chép về việc mộ Lưu Bị đặt tại Thành Đô là hoàn toàn chính xác.
Giả thuyết thứ hai: Bí ẩn về ngôi mộ hoàng tộc đồ sộ ở Bành Sơn
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên có giả thuyết khác lại cho rằng, mộ thật của vị quân chủ họ Lưu ấy vốn nằm ở đập Liên Hoa tại núi Bành Sơn, Tứ Xuyên ngày nay.
Những người ủng hộ luận điểm này đã bác bỏ hoàn toàn các ghi chép về việc thi hài của Lưu Bị được đưa về Thành Đô an táng và chôn cất.
Bởi lẽ, Lưu Bị qua đời vào tháng 4 âm lịch, tức là vào giữa mùa hè, thời tiết vô cùng nóng bức. Hơn nữa, đường xá lúc bấy giờ còn chưa thuận tiện, việc đi lại cũng gặp không ít khó khăn.
Trong khi đó, muốn di chuyển từ thành Bạch Đế về đến Thành Đô thì chỉ có hai cách là ngược đường thủy mà đi hoặc lên đường núi hiểm trở.
Và bất kể là lựa chọn con đường nào thì việc di chuyển cũng sẽ mất ít nhất hơn 30 ngày đường. Vậy liệu rằng di hài của Lưu Bị trong khoảng thời gian này có thể không bị phân hủy giữa thời tiết khắc nghiệt như vậy hay không?
Trên thực tế, Qulishi cho rằng nếu buộc phải di chuyển trong thời gian dài như vậy giữa tiết trời nắng nóng thì khi về tới Thành Đô, thi thể của Lưu Bị đã bị bắt đầu phân hủy từ lâu.
Dựa trên kỹ thuật bảo quản thời đó, việc tránh để thi thể không bị thối rữa trong điều kiện như vậy gần như là không thể.
Chuyên trang phân tích lịch sử Trung Quốc Qulishi cũng cho rằng, Trung Hoa thời bấy giờ chưa có kỹ thuật nào đủ tốt để có thể bảo quản thi thể.
Điều này cũng giải thích cho việc vì sao năm xưa Tần Thủy Hoàng mất đột ngột trên đường từ Sơn Đông tới Quan Trung mà chỉ mới hơn 10 ngày thi thể đã có dấu hiệu bắt đầu phân hủy.
Lúc bấy giờ, Thừa tướng Lý Tư thậm chí đã phải phái người đi mua một số lượng cá chết đặt lên xe ngựa để át mùi thi thể.
Bởi vậy, những người ủng hộ giả thuyết thứ hai đều tin rằng thi thể của Lưu Bị chỉ có thể để được không quá 30 ngày là buộc phải tiến hành chôn cất.
Hay nói cách khác, Gia Cát Lượng không có khả năng đưa di thể của Hoàng đế đi bôn ba hơn một tháng trời để lặn lội về Thành Đô chôn cất.
Dựa vào những phân tích này, không ít người tin rằng chân núi Bành Sơn mới thực sự là nơi an nghỉ của Lưu Bị, còn đền Vũ Hầu ở Thành Đô chỉ là mộ giả chôn áo mũ và di vật mà thôi.
Những tranh cãi còn tồn tại xoay quanh nơi an nghỉ thực sự của Lưu Bị
Nơi được cho là mộ thật của Lưu Bị ở Bành Sơn. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Trên thực tế, núi Bành Sơn là vùng đất có phong thủy rất tốt. Nơi đây cũng tập trung đến hơn 5000 ngôi mộ cổ có niên đại từ thời nhà Hán.
Không chỉ vậy, vùng Liên Hoa từ thời xưa xưa đã từng có truyền thuyết về một ngôi mộ hoàng tộc sở hữu sở hữu quy mô lên tới hơn trăm mẫu đất.
Đặc biệt, người dân nơi này 80% đều mang họ Lưu. Và từ đời này qua đời khác, những người nơi đây vẫn thường truyền tai nhau rằng chủ nhân của ngôi mộ hoàng tộc khổng lồ kia không ai khác chính là Lưu Bị.
Lăng mộ này được bao quanh bởi 9 ngọn núi nhỏ, ở vào thế “Cửu long hồi đầu vọng” (chín rồng ngoảnh đầu lại).
Ngoại trừ nơi này thì trên toàn đất nước Trung Quốc chỉ còn Thập Tam lăng của nhà Minh ở Bắc Kinh là sở hữu địa thế phong thủy tương tự.
Vào thời phong kiến, chỉ có những bậc đế vương mới có thể được chôn cất ở một nơi như vậy.
Thế nhưng vẫn có ý kiến cho rằng, ngôi mộ ở Bành Sơn cũng không phải là thật của vị quân chủ họ Lưu ấy.
Bởi lẽ nơi này cũng chỉ cách Thành Đô vẻn vẹn nửa ngày đi đường. Vậy lẽ nào di thể của Lưu Bị được chuyển từ thành Bạch Đế về đây cũng không bị phân hủy hay sao?
Bởi vậy nên còn có một giả thuyết khác tin rằng, Lưu Bị năm ấy đã được bí mật an táng tại núi Phụng Tiết.
Năm xưa vì để đề phòng những kẻ trộm mộ nên Gia Cát Lượng đã chia làm 4 đường nhằm mục đích đánh lạc hướng.
Thế nhưng những giả thuyết trên đây sau cùng vẫn chỉ là suy đoán của hậu thế mà thôi. Vậy nơi an nghỉ của Lưu Bị rốt cục nằm tại nơi nào? Đáp án cho câu hỏi này có lẽ chỉ có thể nhờ vào các chuyên gia cũng như giới khảo cổ giải đáp trong tương lai mà thôi…
Bí ẩn loài 'siêu nhân' tuyệt chủng có não lớn hơn cả người hiện đại
Nghiên cứu đột phá đã tìm ra thứ giúp loài "siêu nhân" tuyệt chủng Neanderthals có bộ não tăng gấp đôi kích thước chỉ trong 200.000 năm.
Người Neanderthals, một loài người đã tuyệt chủng được coi là "anh em" gần gũi của loài người hiện đại Homo sapiens chúng ta. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy họ có một thân hình săn chắc, khỏe mạnh, có nhiều kỹ năng phát triển sớm như bện sợn, đan lưới, là những thợ săn siêu hạng.
Người Neanderthals được coi là một loài "siêu nhân" của chi Người - Ảnh: Science Photo Library
Đặc biệt, người Neanderthals có hộp sọ to hơn cả Homo sapiens, chứa một bộ não lớn.Một nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) cho thấy thói quen bữa ăn ngoài rau, thịt nhất thiết phải có cơm, bánh mì... của chúng ta ngày nay thực chất đã phát triển tiềm tàng 1 triệu năm trước, từ loài Neanderthals cổ xưa hơn.
Sốc hơn, chính việc tiêu thụ tinh bột đã thúc đẩy bộ não người Neanderthals phát triển một cách nhanh chóng, tăng gấp đôi kích thước chỉ trong 200.000 năm. Thói quen này được duy trì ở loài sinh sau đẻ muộn là chúng ta, vốn cũng tách ra từ một tổ tiên chung với người Neanderthals.
Theo Acient Origins, 50 nhà khoa học đến từ 41 tổ chức thuộc 13 quốc gia đã mất 7 năm cho nghiên cứu này, nhằm đối chiếu các mảng bám răng của người Neanderthals, người hiện đại trước và sau "cách mạng nông nghiệp" 10.000 năm trước, tinh tinh hoang dã, khỉ gorilla và khỉ rú Trung Mỹ.
Hộp sọ Neanderthals có kích cỡ vượt trội để chứa đựng bộ não lớn - Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Trung Phi
"Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang nhìn thấy bằng chứng về một hành vi thực sự cổ xưa có thể là một phần của quá trình não hóa. Đó là bằng chứng về một nguồn thực phẩm mới mà con người ban đầu có thể khai thác ở dạng rễ, rau giàu tinh bột và hạt" - giáo sư Christina Warinner từ Đại học Havard (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Cũng giống như các nghiên cứu gần đây cho thấy, hệ vi sinh vật như một "bộ não thứ 2" của cơ thể, ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động não bộ và các chức năng khác. Thức ăn lại ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật ở miệng và đường ruột. Do đó, sự kiện bắt đầu dùng tinh bột như một nguồn thực phẩm chính đã tác động sâu sắc đến não người Neanderthals, góp phần biến họ thành "siêu nhân".
Theo Science Alert, phát hiện này đến từ việc tái tạo thành công hệ vi sinh vật 100.000 năm tuổi của người Neanderthal từ Hang động Peturina ở Serbia. Các tác giả cho rằng nghiên cứu này còn giúp chúng ta đánh giá toàn diện hơn tác động của hệ vi sinh vật đối với con người nói chung.
Vụ nấu nhầm 'cao người' cuối thế kỷ 20: Chén rượu có mùi 'cái chết' ám ảnh nhiều thế hệ dân làng Đá Cóc và bí ẩn mãi mãi nằm lại trên đồi hoang Ông Tám nói với người làng rằng vùng này thì lấy đâu ra tinh tinh, thế nhưng không có một ai lắng nghe. Mãi cho đến khi người ta tìm thấy những vật dụng cá nhân trên ngọn đồi... Ở kỳ trước, bên bàn nhậu với những chén rượu được ngâm với cao tinh tinh quý hiếm vừa được nhiều người chung tay...