Bí ẩn đường hầm dẫn tới âm phủ
Địa đạo bí ẩn thuộc vịnh Naples, Italy được cho là con đường dẫn ta tới thế giới của những người chết.
Baiae là khu vực nằm trên vùng biển phía Bắc của vịnh Naples (hay còn gọi là Napoli), Italy. Nơi đây nổi tiếng thế giới với những ngọn núi lửa khổng lồ cùng một địa đạo bí ẩn. Theo đó, địa đạo này là con đường dẫn chúng ta tới thế giới của những người chết…
Câu chuyện thần thoại về con đường dẫn tới thế giới bên kia
Câu chuyện thần thoại này được truyền miệng bắt đầu ở Italy vào khoảng năm 500 trước công nguyên. Khi đó trong vùng có một người phụ nữ tên là Amalthaea, sống trong các hang động gần núi lửa. Amalthaea rất đẹp, vẻ đẹp ấy khiến cho thần mặt trời Apollo mê mẩn. Vị thần tán tỉnh cô và nói rằng: “Nếu nàng đồng ý ngủ cùng ta, ta sẽ biến một mong ước của nàng thành sự thật.”.
Amathaea khôn ngoan chỉ vào đống bụi đất, rồi nói rằng: “Ta muốn tuổi thọ của ta giống đống bụi kia, mỗi hạt bụi chính là một năm tuổi”. Nhưng Amalthaea đã quên mất không yêu cầu mỗi năm tuổi phải đi kèm với sự thanh xuân, trẻ mãi không già.
Kể từ đó, Amalthaea có được sự trường thọ như những vị thần, nhưng lại không trẻ mãi mà ngày càng già đi nhanh chóng, trở thành một bà lão xấu xí và đáng sợ.
Quá hoảng sợ, Amalthaea đào sâu các hang động vào trong lòng núi lửa, bà không muốn bất cứ ai thấy được hình dáng gớm ghiếc đó của mình. Đường hầm ngày một sâu và từ bao giờ, khu vực hang nơi bà ở đã là cầu nối giữa trần gian với vùng đất của những người chết do thần Hades cai quản.
Tương truyền, thời vua Tarquinius thuộc đế chế La Mã, có một cuốn sách dự đoán tai ương của các pháp sư, có lưu giữ thông tin về Amalthea và con đường hầm dẫn tới thế giới bên kia mà bà đã tạo ra. Mãi đến năm 83 trước công nguyên, khi đền thờ hoàng gia bị đốt cháy thì một số thông tin trong những trang còn sót lại của cuốn sách mới lộ ra.
Điều này đã khơi nguồn các cuộc tìm kiếm bất tận của những người ưa mạo hiểm. Họ luôn mong muốn khám phá ra con đường bí ẩn này, nơi các anh hùng trong thần thoại Hy Lạp như Haracules, Psyche… đã đi qua.
Video đang HOT
Các nhà khoa học lên đường đi tìm lời giải…
Theo mô tả trong cuốn sách thì đường hầm huyền bí kia nằm ở Baiae. Nhiều học giả phân tích, đây là một câu chuyện ẩn ý ám chỉ địa đạo ở Baiae.
Tại đây hàng ngàn năm trước, rất nhiều người đã tới các ngọn núi lửa, tổ chức thám hiểm hang động sâu. Từ đây, họ phát hiện ra nhiều kim loại quý hiếm, mở rộng khai thác trên diện rộng, tạo ra vô số các địa đạo, đường hầm, đền đài, nhà ở trên vách núi vô cùng độc đáo.
Dù vậy, hầu hết các tìm kiếm về con đường này đều thu về con số 0. Cho tới năm 1950, nhà khảo cổ Amedeo Maiuri vô tình tìm ra một cửa hang nhỏ. Cửa hang này dẫn vào một con đường chật hẹp với hơi nóng luôn thường trực.
Mọi nỗ lực thăm dò gặp nhiều khó khăn vì càng vào sâu, lượng khí lưu huỳnh càng xuất hiện dày đặc khiến nhiều người bị ngất xỉu. Sau khi cân nhắc, Amedeo Maiuri quyết định rút lui đoàn thám hiểm vì số tiền của nhà tài trợ đã hết.
Mọi chuyện chỉ tiếp diễn khi Robert Paget và Keith Jones, hai nhân viên NATO làm việc ở Baiae nghe những người bạn kể về “con đường tới thế giới người chết”.
Vốn là người ưa mạo hiểm và khảo cổ, hai ông tập hợp nhiều tài liệu về địa chất, khảo cổ của vùng, thăm dò nhiều thông tin từ người dân địa phương. Và may mắn đã tới, có người báo với Paget, tại ngôi đền La Mã trên sườn một ngọn núi lửa đã tắt phát hiện cửa hang.
Điều trở ngại là cửa hang thoát ra nhiều hơi nóng và khí độc làm cho mọi người không ai dám xâm nhập. Với sự dũng cảm hơn người, Paget cùng Jones chấp nhận đi vào nơi hiểm nguy. Họ đi được tới hơn 700 m trong một đường hầm rộng khoảng 2,5m.
Ở cuối đường hầm là một ngã ba, mỗi con đường dẫn ra nhiều ngả khác nhau, mỗi ngả lại có nhiều con đường mới như một mê cung dưới đất. Trong đó có một đường dẫn tới con sông ngầm, nước rất nóng và không ai đủ can đảm để bơi qua bên kia.
Paget đưa ra giả thuyết, ngày xưa, pháp sư xây dựng những đường hầm này để làm lễ và vô tình khám phá ra một mạch nước nóng. Để phục vụ cho truyền đạo, các pháp sư bịa ra câu chuyện nơi dẫn tới địa ngục và mạch nước nóng chính là con sông Sytx trong thần thoại Hy Lạp – nơi chỉ người chết mới được đi qua. Bằng cách này chắc chắn sẽ có nhiều người tin và dâng lên các pháp sư nhiều lễ vật, vàng bạc.
Cho tới nay, địa đạo dưới lòng đất này chính là một nơi thu hút nhiều khách du lịch và nhà thám hiểm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường bỏ cuộc giữa chừng vì độ dài cũng như bầu không khí ngột ngạt trong đường hầm.
Nhiều nhà khảo cổ cũng tổ chức các cuộc thám hiểm con đường khác nhau trong địa đạo, nhưng có những khu vực không ai dám xâm nhập thêm vì khí độc quá nhiều. Nhiều người ước tính, quãng đường mà Paget khám phá được chỉ là phần rất nhỏ trong địa đạo khổng lồ ở Baiae.
Theo 24h
Kinh hãi những hầm chui bộ hành!
Nhiều hầm chui dành cho người đi bộ tại TPHCM được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng với mong muốn giúp người dân qua đường an toàn, giảm ách tắc. Nhưng thực tế hiện nay, một số hầm chui đang bị bỏ hoang rất lãng phí.
Thời gian gần đây, 2 hầm chui dành cho người đi bộ tại nút giao thông Bình Thuận (giao lộ Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 1A) đã trở thành nơi tụ tập hút chích của những con nghiện. Bên trong hầm tối tăm, nước đọng lênh láng, rác thải và kim tiêm vương vãi khắp nơi,...
Phóng viên liều mình đi qua một hầm đường bộ. Vừa bước chân vào hầm chui, mùi hôi thối và ẩm thấp xông thẳng lên Mũi. Bên trong hầm chui, một số người dân vô ý thức đã phóng uế bừa bãi, kim tiêm vứt vương vãi khắp nơi. Dưới hầm tối om, toàn bộ hệ thống đèn điện đều không hoạt động. Mặc dù trong những ngày này thời tiết rất khô nóng nhưng trong hầm nước lênh láng như một khúc sông. Rác thải và túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Rác thải ngập đường dẫn trong hầm.
Anh Đặng Nhật Trình (39 tuổi, ngụ xã An Phú Tây) cho biết, tình trạng ngập nước trong hầm kéo dài đã gần 3 tháng nay nhưng chẳng thấy ai xử lý khắc phục, mùi thối bốc lên nồng nặc, người dân lành không ai dám đi qua hầm.
Cách hầm chui này khoảng 200 mét, một hầm chui khác cũng không mấy khá hơn. Cửa vào đường hầm xuất hiện nhiều vết nứt, lún. Hệ thống dây điện bên trong hầm bị hở lòi cả lõi đồng, rất nguy hiểm. Rác thải phủ kín mặt hầm bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Nếu tình trạng trên không được cải thiện, những hầm chui này chắc chắn sẽ bị "bỏ rơi" bởi không ai dám liều mình đi qua những đường hầm này. Những công trình được đầu tư hàng chục tỉ đồng sẽ bị bỏ phí một cách đáng tiếc.
Nước lênh láng, rác trôi lềnh bềnh, đường hầm biến thành sông
Thậm chí có... cá bơi trong hầm.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Anh Trung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tân Túc cho biết, thị trấn đã kiến nghị với cấp trên xin lập một tổ bảo vệ ở đầu cửa hầm nhằm chấn chỉnh an ninh tại đây. Ông Trung cũng thừa nhận, một công trình được đầu tư hàng chục tỉ đồng nhưng không được sử dụng hợp lý rõ ràng là một sự lãng phí lớn.
Trong khi đó, ông Trần Nhật Thanh, Chủ tịch UBND xã An Phú Tây cho rằng, công trình này nằm trên địa bàn xã nên xã chỉ quản lý về mặt an ninh trật tự, riêng hạ tầng xã không quản lý.
Xã An Phú Tây cũng đã chỉ đạo cho công an thường xuyên tuần tra kiểm soát trong khu vực hầm đường bộ nhằm chấn chỉnh an ninh trật tự. Công an xã cũng giao cho một tổ xe ôm tự quản thường xuyên nắm tình hình, nếu thấy các đối tượng hút chích trong hầm sẽ báo ngay cho lực lượng chức năng.
Theo Dantri
Kiệt tác nhà thờ trong hầm mỏ muối Nhà thờ muối Zipaquira được tôn vinh là viên ngọc kiến trúc hiện đại của Colombia bởi vị trí vô cùng đặc biệt. Do được xây ngay trong đường hầm của một mỏ muối, nằm sâu 200m trong lòng ngọn núi Halite, gần thị trấn Zipaquira, nhà thờ này là điểm đến hút khách bậc nhất ở quốc gia châu Mỹ. Năm 1932,...