Bí ẩn dưới rãnh sâu nhất Trái Đất: Nuốt chửng những ‘cây cầu’ dài hàng chục ki-lô-mét
Nổi tiếng là điểm sâu nhất trên bề mặt của hành tinh, rãnh Mariana nằm ở Thái Bình Dương vùng phía đông Nhật Bản và Philippines, với độ sâu khoảng 11 km dưới mực nước biển.
Để làm đậm thêm danh tiếng của rãnh Mariana, các nhà địa vật lý biển gần đây đã lập bản đồ toàn bộ các đặc điểm của đáy biển gần đó. Có ít nhất 4 “cây cầu” dưới nước trải dài qua độ sâu của rãnh, nơi mảng Thái Bình Dương chìm dưới mảng Philippines.
“Không phải ai cũng biết sự tồn tại của những cây cầu này. Đây là lần đầu tiên chúng ta lập bản đồ chi tiết về chúng.”, James Gardner, nhà địa vật lý biển tại Đại học New Hampshire, người đã tìm thấy các cấu trúc nói.
Những cây cầu kỳ dị
Khi các mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Philippines hội tụ, chúng mang theo các đường nối (những ngọn núi dưới đáy đại dương không chạm tới mặt nước) và các đặc điểm dưới nước khác với chúng về phía rãnh. Một số đường nối này cày vào các cấu trúc khác ở phía đối diện của rãnh.
Kết quả là một “cây cầu” dưới nước trải dài qua rãnh Mariana. Nhà địa vật lý Gardner và đồng nghiệp đã tìm thấy bốn cấu trúc như vậy, một số có độ cao 2.000 mét so với rãnh và dài 75 km.
Vị trí, độ sâu của rãnh Mariana so sánh với chiều cao đỉnh Everest (Ảnh: Pinterest)
Cây cầu lớn nhất với tên gọi Dutton Ridge, được lập bản đồ ở độ phân giải thấp vào những năm 1980, nhưng các nhà khoa học đã không nhận thấy bất kỳ cấu trúc tương tự nào khác trong khu vực đó.
Bởi vì đáy biển trong khu vực bị xáo trộn bởi các đường nối, nhiều trong số đó thuộc chuỗi Magellan Seamount, Gardner nghi ngờ ông có thể tìm thấy những cây cầu khác.
“Khi mảng Thái Bình Dương bị đẩy xuống bên dưới mảng Philippines, sẽ không hoàn toàn bất ngờ khi bạn tìm thấy những thứ này bắc qua rãnh và được bồi vào tường bên trong”, nhà địa vật lý Gardner trao đổi với OurAmazedPlanet.
Sử dụng máy tạo tiếng vang đa tia (một công cụ sử dụng sóng siêu âm để đo địa hình đáy đại dương một cách chi tiết), Gardner và đồng nghiệp đã lập bản đồ một dải lớn của đáy đại dương bao quanh rãnh. Họ đã trình bày những phát hiện của họ tại cuộc họp của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ tại San Francisco.
Những cây cầu sâu và lạnh lẽo
Những cây cầu có ý nghĩa gì đối với đáy đại dương và người cư ngụ của nó không rõ ràng, Gardner nói.
“Tôi mong đợi Dutton Ridge và những cây cầu khác sẽ có hệ động thực vật khác hơn so với sàn rãnh, bởi vì chúng cao hơn khoảng 2 km so với rãnh. Nhưng độ sâu cực đoan sẽ làm cho nó khó có thể giám sát sinh học hoặc dòng hải lưu trong khu vực”, Gardner nói.
Trên thực tế, áp suất ở đáy rãnh Mariana là hơn tám tấn mỗi inch vuông và nhiệt độ nước lơ lửng ngay trên mức đóng băng, khiến nó trở thành môi trường đầy thách thức cho các nhà nghiên cứu và cả sinh vật biển. Số phận lâu dài của những cây cầu cũng chưa được biết.
Dutton Ridge, đã yên vị trên rãnh Mariana và dường như đang “bóp nghẹt” ranh giới mảng cho đến bây giờ. Ông Gardner cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng rãnh có thể đã nuốt chửng những cây cầu tương tự khác.
Liệu và khi nào Dutton Ridge và 3 cây cầu khác sẽ bị xóa sổ vẫn còn chưa rõ ràng. Và với tốc độ di chuyển của các mảng Thái Bình Dương và Philippines khoảng 2 cm mỗi năm, chúng ta sẽ rất khó để tìm ra nguyên nhân và diễn biến của tiến trình này.
Làm thế nào đo được nơi sâu nhất Trái Đất?
Làm thế nào khoa học xác định được đây là điểm sâu nhất Trái Đất, cũng như đo độ sâu ở đó?
Kathy Sullivan, nữ phi hành gia Mỹ đầu tiên ra vũ trụ vừa tạo nên một kỷ lục mới vào ngày 7/6 vừa qua, khi trở thành người phụ nữ đầu tiên chạm tới Challenger Deep, điểm thấp nhất của đại dương.
Đạo diễn lừng danh James Cameron thực hiện chuyến lặn tới Challenger Deep vào năm 2012. Ảnh: National Geographic.
Challenger Deep được biết đến là điểm thấp nhất trong Rãnh Mariana, một khoảng giữa mảng kiến tạo trải dài hơn 2.400 km dọc theo phía tây Thái Bình Dương. Nơi đây được cho là khu vực có vực thẳm sâu nhất trong tất cả các đại dương trên thế giới. Ở độ sâu lên tới hơn 10.000m, áp suất có thể chạm ngưỡng hơn 1.020 atm. Để dễ so sánh, áp suất hàng ngày với con người dao động ở mức 1 atm.
Làm thế nào để chúng ta biết rằng Challenger Deep là điểm sâu nhất trên Trái đất. Liệu rằng có điểm nào trên thế giới sâu hơn Challenger Deep hay không?
Sự thật là chúng ta không thể biết chắc chắn. Challenger Deep lần đầu tiên được đo bởi đội thám hiểm HMS Challenger vào năm 1875. Chuyến đi nghiên cứu khoa học của đoàn thám hiểm với tổng chiều dài gần 112.000 km trên toàn bề mặt Trái Đất đã đặt nền móng cho ngành khoa học đại dương hiện tại.
Để thăm dò độ sâu của đại dương, các phi hành đoàn chỉ sử dụng những sợi dây thừng dài. Độ sâu đầu tiên được ghi nhận là hơn 8.000 m so với mặt nước biển.
Năm 1951, con số được ghi nhận là hơn 10.000 m khi một tàu thám hiểm khác, cũng được đặt tên là HMS Challenger, đo lại độ sâu bằng cách sử dụng dạng sóng âm thanh: một tín hiệu sóng âm thanh được truyền xuống vực thẳm và sau đó các nhà khoa học đợi nó vang lại, đo thời gian sóng di chuyển dưới nước và từ đó tính ra độ sâu. Sau vài lần cập nhật công nghệ với cách đo chính xác hơn, các nhà khoa học ghi nhận độ sâu của Challenger Deep là 10,99 km.
Tàu Trieste, con tàu đầu tiên đưa người xuống Challenger Deep. Ảnh: Wikimedia Commons.
Sai số cho phép của cách đo này là khoảng 30 m. Do đó, có thể độ sâu trong tương lai của Challenger Deep sẽ thay đổi nhưng không nhiều với những cách đo chính xác hơn.
Có lẽ sẽ khó tìm được nơi nào sâu hơn trên Trái Đất. Ngành khoa học về địa hình dưới mặt nước, từ lâu đã sử dụng các thiết bị sóng siêu âm để tạo ra những bản đồ kỹ thuật số của địa hình dưới nước. Các chùm sóng được rọi xuống đáy đại dương được cập nhật nhiều lần trong một giây và được xác minh bởi các vệ tinh định vị toàn cầu. Đến năm 1997, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một nơi có tên là Sirena Deep, với độ sâu khoảng 10,7 km, kém một chút so với Challenger Deep.
Những bản đồ này chỉ ra rõ ràng rằng rãnh Mariana là nơi sâu nhất có thể đo đạc được. Với việc các nhà nghiên cứu đã sử dụng những loại công nghệ hiện đại nhất để thăm dò đại dương, khả năng xuất hiện những rãnh sâu hơn là rất nhỏ.
Sẽ ra sao nếu cứ mãi lênh đênh trên đại dương? Có thể bạn sẽ không sống nổi sau vài giờ vì bị hạ thân nhiệt. Với những ảnh hưởng khủng khiếp, có thể hiểu được lý do vì sao xuất hiện hình thức tra tấn ngâm phạm nhân trong nước.
Phát hiện bạch tuộc ở độ sâu hơn 6.000 m dưới đấy biển Mới đây, các nhà khoa học đã ghi lại được các hình ảnh của loài bạch tuộc tại độ sâu hơn 6.000 m dưới đáy Ấn Độ Dương. Một cá thể bạch tuộc được phát hiện ở độ sâu hơn 6.000 m. Ảnh: CNN Các nhà nghiên cứu tin rằng sinh vật này có khả năng là một loài Grimpoteuthis mới, hay "bạch...