Bí ẩn đằng sau bộ trang phục lộ da thịt của Võ Mỵ Nương
Ở thời Võ Mỵ Nương, phụ nữ có quyền được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội. Phụ nữ ở tầng lớp thấp thì kể cả lộ da thịt cũng không được phép.
Bộ phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” đã gây nên một cơn bão về mốt hóa trang thành Võ Tắc Thiên trong giới trẻ Việt Nam. Trong phim, Phạm Băng Băng trong vai Võ Mỵ Nương đã hiện ra sang trọng và quyền quý, một phần vì nữ diễn viên này đã mạnh tay đặt nhà thiết kế may cho mình tới 260 bộ cánh đắt tiền.
Đáng tiếc, khi lên phim, nhà đài đã cắt đi rất nhiều cảnh vì lý do trang phục “hở hang”. Thực sự, những bộ trang phục của nhân vật bắt nguồn từ đâu?
Những bộ váy áo trong phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” được lấy ý tưởng từ đời nhà Đường ở Trung Quốc, bắt đầu từ năm 618 cho đến năm 907.
Ở thời kỳ này kinh tế, văn hóa và nghệ thuật phát triển khá mạnh, họ có sự giao thoa văn hóa với các nước khác như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Ba Tư. Chịu sự ảnh hưởng từ phía Tây vực, thời trang của họ mang phong cách rất phóng khoáng, độc đáo và có phần sắc sảo.
Phạm Băng Băng rất chỉn chu trong các bộ phục trang của mình. Trang phục được thêu tỷ mỷ và tinh xảo với đa số chất liệu chính là lụa tơ tằm.
Quý tộc được hở bạo, thứ dân phải kín mít
Vào thời này, phụ nữ không còn quá bó buộc vào những hủ tục phong kiến của đạo Nho. Họ có thể đến trường, tự chủ trong công việc và hôn nhân và gần như ngang bằng với nam giới.
Đó là lý do khiến trang phục phụ nữ thời kỳ này phóng khoáng hơn. Ở các gia đình quý tộc, phụ nữ có quyền được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng… thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội. Tuy nhiên họ lại không được phép để lộ lưng và vai. Phụ nữ ở tầng lớp thấp thì kể cả lộ da thịt cũng không được phép.
Một cảnh trong phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”.
Video đang HOT
Thời kỳ này, sự phân biệt giai cấp được thể hiện rất rõ, cụ thể là vải lụa, len và vải lanh gần như chỉ dành cho các tiểu thư hay giới quý tộc. Dân thường thì dùng da thú và những loại trang phục khá thô sơ khác.
Màu sắc trang phục cũng là thứ để nhận dạng cấp bậc, ví dụ như màu tím, đỏ, xanh đậm, xanh lá cây sáng màu, hay màu xanh đen… theo thứ tự là những màu đại diện cho giai cấp quan lại và vua chúa. Màu vàng là màu dành cho dân thường. Điều đó lý giải vì sao đa phần trong phim các phi tần lẫn tài nhân đều diện những bộ cánh màu sắc và khá bắt mắt.
Phụ nữ quý tộc thời Đường được phép mặc áo có cổ khoét sâu.
Phụ nữ thời Đường đã biết sử dụng các loại bột để thoa lên mặt làm đẹp, biết vẽ chu sa, biết dùng một số loại cây có sắc tố xanh đậm để kẻ chân mày.
Búi tóc thể hiện cấp bậc
Một phần quan trọng tạo nên vẻ lung linh của dàn mỹ nữ trong phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” là mái tóc. Theo ảnh hưởng từ Nhật Bản, thiếu nữ chưa chồng sẽ để tóc xõa, phụ nữ có gia đình thì búi tóc cao lộ cổ.
Vai vế của những người phụ nữ thể hiện qua…độ to của tóc. Tóc búi càng to, càng nhiều phụ kiện càng chứng tỏ cấp bậc của họ. Để phân biệt, họ chia ra 2 kiểu búi tóc: nữ nhi, thê thiếp của quan thì búi tóc theo chiều dọc; phi tần thì búi tóc theo chiều ngang. Phụ kiện cho tóc cũng được ê kíp chuẩn bị khá chu đáo cho từng vai diễn và từng bối cảnh.
Không chỉ trang phục, mái tóc cũng thể hiện vai vế của người phụ nữ.
Có thể nói, để làm nên thành công của bộ phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” kéo theo cơn sốt “hóa Võ Tắc Thiên” năm nay, ngoài dàn mỹ nhân xinh đẹp, không thể không kể đến những bộ trang phục lộng lẫy.
Bộ phim đã hâm nóng lại các tên tuổi tưởng chừng như đã ngủ quên, đồng thời giới thiệu cho khán giả nét đẹp cổ trang của những tầng lớp dưới đời nhà Đường. Sự kết hợp hài hòa trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng phục trang, có cách tân cùng với dàn mỹ nữ đẹp là chìa khóa thành công của một câu chuyện không mới.
Theo doanhnghiepvn.vn
KENZO chào đón cửa hàng mới tại địa điểm đẹp bậc nhất Hà Nội
Sau một thời gian nâng cấp, cửa hàng mới của KENZO chính thức trở lại trên con phố Lý Đạo Thành, một trong những địa điểm nổi bật nhất Thủ đô.
Cửa hàng tọa lạc tại khu Pháp cổ nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội
Địa điểm mới của KENZO Hà Nội: số 12 Lý Đạo Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Từ nay, tín đồ thời trang tại Hà Nội sẽ có thêm một địa điểm mua sắm - check in từ thương hiệu mang linh hồn Nhật Bản và đẳng cấp nước Pháp KENZO. Tọa lạc tại số 12 Lý Đạo Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cửa hàng mới của KENZO sẽ trưng bày những phục trang mới nhất của thương hiệu tại địa điểm đẹp đẽ và dễ tìm kiếm hơn bao giờ hết, giúp người yêu thời trang có thêm một sự lựa chọn cho mỗi lần shopping để lấp đầy tủ đồ tinh tế và thời thượng của mình.
Quỳnh Anh Shyn đang chọn cho mình một mẫu túi xách tay xinh xắn từ KENZO.
"Cô em trendy" Khánh Linh tỏ ra đặc biệt yêu thích những mẫu sweater mang logo đặc trưng của KENZO.
Quán quân The Face 2017 Tú Hảo thỏa mãn cơn nghiện mua sắm tại cửa hàng mới của KENZO.
Và dĩ nhiên, cô cũng đã không phải ra về tay không.
Sau một thời gian nâng cấp, cửa hàng của KENZO tại Hà Nội chính thức trở lại với thiết kế tiêu chuẩn của các boutique khác tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, đem tới bầu không khí trải nghiệm mua sắm xa xỉ, đẳng cấp nhưng cũng rất gần gũi với sàn diễn thời trang đường phố đang cực thịnh trong những năm gần đây. Cửa hàng tại số 12 Lý Đạo Thành cũng giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy khi tọa lạc tại một trong những địa điểm đẹp bậc nhất Hà Nội.
Stylist Hoàng Ku vẫn luôn là một tín đồ trung thành của KENZO. Vì thế anh cũng không bỏ lỡ dịp shopping tại cửa hàng mới này.
Kenzo là thương hiệu thời trang xa xỉ tới từ nước Pháp nhưng lại mang hồn Nhật Bản, vốn nổi tiếng với cách chiếm lĩnh lấy thị trường giống ready-to-wear như cái cách mà một con hổ ẩn mình từ từ tiến gần lại chú linh dương. Được sáng lập bởi nhà thiết kế Takada Kenzo, KENZO đã luôn duy trì tinh thần của thương hiệu thấm nhuần chất Nhật Bản Á Đông tới mức ngay cả sau khi Takada nghỉ hưu vào năm 1999, nhà mốt vẫn giữ vững vẻ dị biệt hiếm có giữa lòng thủ đô Paris hoa lệ, biến di sản của Takada trở thành một thành trì Mạc Phủ đứng vững vàng giữa những nhà mốt hàng trăm năm tuổi.
Theo Trí thức trẻ
Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ ở Như Xuân Đồng bào dân tộc Thổ ở Như Xuân sinh sống xen cư với người Kinh, Mường, Thái. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và sự giao thoa của các luồng văn hóa, đồng bào dân tộc Thổ ở đây vẫn gìn giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, trong đó điển hình là những bộ trang phục truyền...