Bí ẩn đám mây giết hàng nghìn người hồ Nyos
Các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra lời giải cho bí ẩn chết chóc năm 1986 – đó chính là khí CO2.
Hồ Nyos là một hồ tĩnh nằm ở phía Tây Bắc của Cameroon. Đây là một hồ có cảnh vật vô cùng đẹp nhưng lại ẩn chứa bên trong khả năng chết chóc đáng sợ…
Trước năm 1986, do vùng đất phía Nam của hồ rất màu mỡ nên đây là khu vực cư trú của nhiều bộ lạc thiểu số.
Tuy nhiên, ngày định mệnh đã xảy ra khi cả làng đang rất hạnh phúc vì được mùa ngô. Vào tối 21/8/1986, họ nghe thấy một tiếng nổ lớn ở gần hồ.
Trên mặt hồ bỗng xuất hiệt một cột nước khổng lồ được bao bọc bởi đám khói trông tựa như mây trắng đang thoát ra từ lòng hồ.
Từ đây, các ‘đám mây’ đã bốc lên đến gần 100m, rồi hạ thấp xuống bao phủ một vùng rộng lớn lên đến 25km do lúc đó đang có gió mạnh.
Người dân trong vùng ngay lập tức bị ảnh hưởng một cách khó hiểu, một số người trở nên điên dại, mất ý thức, trẻ em ngừng thở ngay tức khắc, số khác ho liên tục.
Chỉ trong vòng vài giờ, con số thương vong đã lên tới 1.700 người. Súc vật cũng bỗng nhiên lăn đùng ra chết, trong đó có hàng nghìn con bò, dê.
Sau thảm họa ở hồ Nyos, các nhà khoa học tìm thấy trên cơ thể những người sống nhiều vết thương kỳ lạ.
Đa phần trên cánh tay họ có vết bỏng, nhưng điều kỳ lạ là không một ai cảm giác được vết thương. Dường như, hệ thần kinh của họ đã bị làm cho tê liệt bởi đám mây lạ lùng kia.
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng đây chính là kết quả của một vụ phun trào núi lửa. Vì hồ Nyos được hình thành trên miệng của một núi lửa đã tắt ở Cameroon.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, họ lại không tìm thấy các dấu hiệu thường thấy khi núi lửa phun trào ở hồ Nyos.
Mọi chuyện dần đi vào bế tắc cho đến khi một giả thuyết được đưa ra, đó là khí CO2.
Trong lúc phân tích mẫu nước hồ, các nhà khoa học đã phát hiện hàm lượng loại khí này cao bất thường ở sâu trong lòng đất và lượng nước hồ giảm khoảng 1m sau thảm họa.
Các chuyên gia địa chất đã kết luận, hồ Nyos được hình thành trong quá trình nguội đi của núi lửa nên đã tích tụ lượng CO2 thoát ra nhưng nằm âm ỉ hàng trăm năm dưới đáy.
Tuy nhiên, do sự thay đổi địa chất nên lớp nước bề mặt chìm xuống dưới, đồng thời nước từ dưới đáy đẩy lên trên tạo thành một cột nước lớn và nổ tung.
Thí nghiệm chứng minh lại thảm họa là do khí CO2
Từ đó, CO2 thoát ra tựa như những đám mây làm giảm lượng oxy dẫn đến tình trạng ngạt thở ở người, thậm chí khiến hệ thần kinh bị tê liệt.
Ngoài ra, trong đáy hồ còn có chứa lưu huỳnh, chất này cuốn theo CO2 gây ra nhiều vết bỏng.
Sau thảm họa năm 1986, Chính phủ nước này buộc người dân quanh hồ phải di rời nhưng do vùng đất phía Nam hồ rất màu mỡ nên vẫn đông dân cư còn ở lại sinh sống.
Các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh báo, với tình hình thời tiết diễn ra bất ổn, rất có thể, một thảm họa còn ghê rợn hơn sẽ xảy đến chỉ trong vài năm tới.
Theo Datviet
Dịch vụ lưu trữ đám mây OneDrive chính thức hoạt động
Hôm 19/2, Microsoft chính thức công bố dịch vụ lưu trữ đám mây OneDrive (trước đây là SkyDrive) đi vào hoạt động trên toàn cầu.
Sau khi bị Sky Broadcasting, hãng truyền hình trả tiền lớn nhất nước Anh, kiện vi phạm bản quyền, Microsoft đã đổi tên dịch vụ lưu trữ đám mây từ SkyDrive sang OneDrive. Hôm nay, dịch vụ chính thức hoạt động trên toàn cầu. OneDrive là nơi tập hợp tất cả tập tin như hình ảnh, video, tài liệu để bạn truy cập trên mọi thiết bị. Ngoài tên gọi mới, Microsoft còn cung cấp 7GB lưu trữ miễn phí cùng một vài ưu đãi khác cho người dùng.
Như mong đợi, khách hàng Microsoft được nhận tối đa 5GB lưu trữ miễn phí nếu giới thiệu thêm 10 người dùng mới, 3GB cho bất cứ ai sử dụng tính năng đồng bộ máy ảnh Android của dịch vụ. Người dùng SkyDrive trước đây chỉ cần truy cập vào địa chỉ mới OneDrive.com và đăng nhập bằng tài khoản của mình để tiếp tục sử dụng dịch vụ.
OneDrive có mặt trên mọi phiên bản Windows, Windows Phone, Office, Xbox và Android, iOS, Mac.
Theo Microsoft
Firedrive - Lưu trữ đám mây "thoải mái" với 50GB miễn phí Giới thiệu dịch vụ lưu trữ đám mây Firedrive. Cú "lột xác" ngoạn mục của Putlocker Putlocker, dịch vụ upload và chia sẻ dữ liệu nổi tiếng trong giới Uploader vừa có màn lột xác khá ngoạn mục bằng việc thay đổi tên và giao diện thành Firedrive. Với ngôn ngữ HTML5, Firedrive đã hoàn toàn trúc bỏ được lớp áo cũ kĩ...