Bí ẩn đại gia BĐS tỉnh lẻ xin lập quy hoạch siêu dự án nghỉ dưỡng quy mô 1.500ha tại Thanh Hóa
Từng là “ông trùm” ngành xây dựng, vài năm trở lại đây doanh nghiệp này tiếp tục tấn công sang phân khúc bất động sản và liên tục trúng thầu nhiều dự án lớn tại Thanh Hóa.
UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trungvừa có văn bản xin lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch, đô thị ven biển thuộc xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND huyện Quảng Xương và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát tiến độ các dự án quy hoạch tại khu vực ven biển huyện Quảng Xương; có đề xuất xử lý theo quy định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 10/7/2019.
Sau khi có báo cáo của Sở Xây dựng, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ xem xét, giải quyết đề nghị của Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung .
Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch, đô thị ven biển, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035 (đoạn từ Nam Sầm Sơn đến đô thị Quảng Lợi).
Theo quy hoạch được phê duyệt, dự án này có tổng diện tích lập quy hoạch 1.500ha (thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã Quảng Hải, Quảng Thái và một phần các xã Quảng Nhân, Quảng Lưu, Quảng Lộc, huyện Quảng Xương). Với quy mô dân số quy hoạch là 40.000 người, khách du lịch là 12.000 người.
Khu du lịch, đô thị ven biển thuộc xã Quảng Thái được định hướng là khu du lịch sinh thái ven biển nghỉ mát, nghỉ dưỡng và các hoạt động du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch trải nghiệm, vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại, được phân làm 02 phân khu chức năng.
Video đang HOT
Được biết, Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung (Tập đoàn Miền Trung) là một trong những “ông trùm” BĐS tại Thanh Hóa khi đang triển khai hàng loạt dự án lớn và liên tục được lựa chọn là nhà đầu tư theo hình thức chỉ định tại nhiều dự án tại đây.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Tập đoàn Miền Trung có trụ sở tại số 479 Trần Hưng Đạo, phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa, đăng ký kinh doanh ngày 4/8/2014 (Số đăng ký kinh doanh 2800177761) với vốn điều lệ đăng ký lên đến 2.089 tỷ đồng.
Ông Mai Xuân Thông (SN 1979) hiện đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Miền Trung. Ông chủ của Tập đoàn Miền Trung là một nhân vật tầm cỡ, có sức ảnh hưởng rất lớn đối với giới doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Ông Thông là Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đồng thời là một trong số 71 Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Mai Xuân Thông, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Miền Trung.
Tại Thanh Hóa, Tập đoàn Xây dựng Miền Trung đã và đang triển khai hàng loạt dự án quy mô. Ở lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp này từng triển khai hàng loạt hạng mục công trình tại các Dự án như đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa; đường giao thông từ bản Na Tao xã Pù Nhi đi bản Chai xã Mường Chanh; gói thầu xây lắp 09 thi công nền, mặt dự án nâng cấp QL15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa; dự án đường giao thông từ QL47 đến đường Hồ Chí Minh; Dự án nâng cấp mở rộng QL1A; dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 217; đường tránh qua thị trấn Cẩm Thủy (Cẩm Thủy) …
Đặc biệt, thời gian gần đây, doanh nghiệp này “nhảy” sang lĩnh vực bất động sản và liên tục được chọn làm chủ đầu tư các dự án lớn tại Thanh Hóa. Điều đáng nói hầu hết các dự án này đều thực hiện với liên danh và theo hình thức chỉ định thầu.
Có thể kể đến như Dự án Khu đô thị mới dọc Đại lộ Nam sông Mã tại phường Đông Hải, TP Thanh Hóa có vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng (cùng liên danh với Công ty Xây dựng lắp máy Trung Nam – Công ty Cổ phần Phát triển Hòa Bình).
Tiếp đến là Dự án Khu dân cư phía Tây Nam đường CSEDP thuộc Khu dân cư Tây Nam đường Nguyễn Phục, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa có tổng vốn đầu tư dự án hơn 452 tỷ đồng (liên danh với Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Xuân Hưng, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Phúc Thành)…
Dự án 30ha Khu dân cư phía Tây đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Quảng Thắng cũng đến với liên danh của Tập đoàn Miền Trung theo hình thức chỉ định thầu.
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá cũng đã có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Thái Miếu Nhà Hậu Lê tại phường Đông vệ, thành phố Thanh Hóa, theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Tập đoàn xây dựng Miền Trung và Công ty cổ phần Xây dựng phát triển Hòa Bình do Tập đoàn Miền Trung đứng đầu.
Có thể thấy, số lượng và quy mô các dự án phần nào phản ánh tiềm lực và sức ảnh hưởng của Tập đoàn Xây dựng Miền Trung tại xứ Thanh.
Thanh Ngà
Theo Trí thức trẻ
Văn Giang (Hưng Yên) sắp lên thị xã, hàng loạt siêu dự án lớn sắp được triển khai
Theo quy hoạch được phê duyệt, mục tiêu sẽ xây dựng huyện Văn Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2020, toàn huyện đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại III, thành lập thị xã Văn Giang trước năm 2030.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Theo đó, Huyện Văn Giang nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên, nằm giữa đường vành đai III và đường vành đai IV của Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) và các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm (thuộc tỉnh Hưng Yên).
Theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện Văn Giang được xác định là trung tâm kinh tế - xã hội phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên, phát triển theo định hướng: Đô thị - công nghiệp - thương mại - dịch vụ và phát triển nhà ở; gắn với vùng tỉnh Hưng Yên và Vùng Thủ đô Hà Nội.
Đô thị Văn Giang được định hướng phát triển đến năm 2030 là đô thị loại III và thuộc nhóm đô thị khuyến khích phát triển nhanh và độc lập. Định hướng đến năm 2030 xác định phát triển huyện Văn Giang trở thành trọng điểm kinh tế của tỉnh Hưng Yên, là đô thị đa ngành, đa lĩnh vực (thương mại dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp), đầu mối giao thông của Vùng Thủ đô Hà Nội.
Tập trung phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, giáo dục đào tạo nghiên cứu khoa học kỹ thuật và nhà ở sinh thái; mục tiêu xây dựng huyện Văn Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2020, toàn huyện đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại III, thành lập thị xã Văn Giang trước năm 2030.
Với mục tiêu trở thành thị xã, thời gian qua huyện Văn Giang đã đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, dịch vụ, công nghiệp phát triển nhanh chóng; các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở, thương mại dịch vụ tiếp tục được đăng ký đầu tư... Có thể kể đến như khu đô thị Ecopark.
Hay mới đây nhất, Hưng Yên vừa phê duyệt hàng loạt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 như: Khu đô thị nhà vườn sinh thái trên địa bàn thị trấn Văn Giang (Xuân Cầu), khoảng 198ha; Khu đô thị phía Đông huyện Văn Giang (Bách Giang) ở xã Long Hưng, khoảng 100ha; Khu đô thị Dream City ở xã Nghĩa Trụ, Long Hưng, khoảng 455ha... làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng.
Ngoài thu hút các dự án phát triển nhà ở, đô thị, huyện Văn Giang còn thu hút được một số trường đại học về đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn huyện như: Đại học Anh Quốc, Đại học Y khoa Tokyo, Viện đại học mở, Đại học Bách khoa... Đây là cơ sở, nền móng tạo động lực để huyện Văn Giang có điều kiện, cơ sở hạ tầng hình thành và phát triển thành một đô thị với đầy đủ chức năng trong tương lai.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Triển khai lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 trên địa bàn huyện Cần Giờ UBND TPHCM đã chấp thuận triển khai ý tưởng lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 trên địa bàn huyện Cần Giờ. Việc lập quy hoạch cần đảm bảo các yêu cầu như: tôn trọng ý tưởng phương án của đơn vị tư vấn đoạt giải về cấu trúc đô thị, giữ nguyên cơ cấu sử dụng đất hiện trạng theo phương...