Bí ẩn cuộc mặc cả ‘đen tối’ gây Thế chiến 2
Ngày 1/9/1939, Thế chiến 2 chính thức bùng phát. Những chính sách hai mặt của phương Tây đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra cuộc chiến tranh tàn bạo nhất lịch sử nhân loại này.
Nằm trong kế hoạch thôn tính châu Âu để làm bàn đạp và hậu phương tiến công Liên Xô, ngày 11-12/3/1938, quân đội của nước Đức phát xít tràn vào chiếm đóng nước Áo. Hitler tuyên bố sáp nhập Áo vào đế quốc Đức. Là những nước bảo trợ cho Áo theo tinh thần Hiệp ước Saint Germain (1920), song Anh và Pháp đã làm ngơ bỏ mặc đồng minh.
Xuất phát từ toan tính lợi dụng sức mạnh của nước Đức quốc xã để thanh toán Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ đã thoả hiệp với hành động xâm lược này của Đức. Sau sự kiện này, không một chính phủ phương Tây nào lên tiếng phản đối. Pháp, Anh và Vatican đều lập tức công nhận sự sáp nhập đó. Mỹ chỉ thay sứ quán ở Vienna bằng một lãnh sự quán.
Trùm phát xít Hitler.
Sau Áo, đến lượt Tiệp Khắc trở thành nạn nhân thứ hai của sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời cũng là nạn nhân thứ hai của sự phản bội của Anh, Pháp, Mỹ.
Ban đầu, Hitler dự định thôn tính Tiệp Khắc bằng một cuộc tiến công quân sự. Một kế hoạch mang tên “Màu xanh” đã được soạn thảo, trong đó cớ để tiến công Tiệp Khắc là sự kiện Đại sứ Đức tại Praha bị ám sát, còn “đội quân thứ 5″ sẽ là mấy triệu kiều dân Đức sống ở phía bắc Tiệp Khắc. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của nhân dân Tiệp Khắc. Lực lượng yêu nước, nòng cốt là những người cộng sản, đã biểu lộ quyết tâm sẵn sàng đánh trả quân xâm lược.
Chính phủ Liên Xô cũng tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Tiệp Khắc theo tinh thần Hiệp ước tương trợ Xô – Tiệp kí năm 1935. Trước tình hình đó, Hitler buộc phải chuyển sang sử dụng con đường ngoại giao. Và một lần nữa, các cường quốc phương Tây lại được “Quốc trưởng” lựa chọn làm bạn chơi trong canh bạc này.
Vào thời gian đó tại Sudetes, Đức đã dựng lên một tổ chức quốc xã tay sai do K.Henlen làm thủ lĩnh. Mục tiêu chính của tổ chức này là sáp nhập miền Sudetes giàu có vào nước Đức. Tháng 5/1938, Chính phủ của Tổng thống Benes đã chấp nhận yêu sách của Henlen cho vùng Sudetes được hưởng quyền “tự trị”. Anh, Pháp cũng ngầm ủng hộ yêu sách này.
Tháng 6/1938, chính phủ Anh, Pháp đã cử một phái đoàn chung do Bá tước Rensiman cầm đầu, đến Tiệp Khắc để “nghiên cứu tình hình” và phác thảo một kế hoạch gồm: Tiệp Khắc phải trả Sudetes cho Đức; chấm dứt tuyên truyền chống phát xít; huỷ bỏ Hiệp ước tương trợ Xô – Tiệp; kí kết các hiệp định kinh tế Đức – Tiệp…
Video đang HOT
Ngày 19/9/1938, Chính phủ Anh, Pháp gửi giác thư “khuyên” Chính phủ Tiệp Khắc chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Đức. Ngày hôm sau, 20/9, đại sứ Anh và đại sứ Pháp tại Praha gặp Tổng thống Benes, tuyên bố Anh và Pháp sẽ không thể chi viện Tiệp Khắc trong trường hợp nước này bị phát xít Đức tiến công.
Năm 1935, Pháp và Liên Xô đã kí Hiệp ước tương trợ. Cũng trong năm đó, được sự đồng ý của Chính phủ Pháp, Tiệp Khắc cũng đã kí một hiệp ước tương tự với Liên Xô, nhưng có điều khoản quy định: Trong trường hợp Pháp giúp Tiệp Khắc thì Tiệp Khắc mới tiếp nhận sự chi viện của Liên Xô. Do vậy, Pháp không thực hiện Hiệp ước tương trợ với Tiệp Khắc thì Liên Xô cũng mất cơ sở pháp lí để thực hiện nghĩa vụ chi viện cho Tiệp Khắc.
Tuy vậy, ngày 21/9/1938, Liên Xô thông báo cho Chính phủ Tiệp Khắc rằng, Liên Xô sẵn sàng đơn phương giúp Tiệp Khắc, với điều kiện Tiệp Khắc phải kháng chiến và lên tiếng yêu cầu Liên Xô giúp đỡ. Lúc bấy giờ, 30 sư đoàn bộ binh cùng một số lượng lớn xe tăng, máy bay của quân đội Liên Xô đã áp sát biên giới Tiệp Khắc và sẵn sàng chờ lệnh. Thế nhưng, Chính phủ Tiệp Khắc đã khước từ đề nghị thiện chí của Liên Xô.
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler (phải) bắt tay với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain tại Munich, Đức ngày 23/9/1938.
Ngày 29-30/9/1938, tại thành phố Munich của Đức đã diễn ra hội nghị giữa những người đứng đầu Anh, Pháp, Đức, Ý để bàn về vấn đề Tiệp Khắc. Ngày 29/9, các bên tham dự đã kí Hiệp ước Munich quy định trong vòng 10 ngày, kể từ 01/10/1938, Tiệp Khắc phải cắt Sudetes và vùng giáp giới Áo trả cho Đức; toàn bộ tài nguyên và tài sản kinh tế ở đó không được di chuyển; tất cả các công trình phòng thủ phải để y nguyên…
Hiệp ước Munich đã làm Tiệp Khắc mất 1/3 lãnh thổ và 2/3 tiềm lực kinh tế, dọn đường cho phát xít Đức thôn tính toàn bộ lãnh thổ vào năm 1939.
Anh và Pháp thông báo với nhân dân trong nước và dư luận thế giới về Hiệp ước Munich như là “một cố gắng để gìn giữ hoà bình”. Đó là một lời dối trá trắng trợn. Thực ra, hội nghị Munich là một phiên chợ đen xấu xa, trong đó Anh và Pháp – những nước “bảo hộ” Tiệp Khắc đã dâng nước này cho Hitler để đổi lấy những lời hứa hão của Hitler về “một nền hoà bình” và để chĩa mũi nhọn tiến công về phía Liên Xô.
Mỹ tuy không tham dự hội nghị và không kí hiệp ước, song đã đứng sau hậu trường để giật dây, xúi giục và gây sức ép để Anh, Pháp và Tiệp Khắc nhượng bộ Hitler. Trước hội nghị, các đại sứ Mỹ tại London, Paris , Berlin và Praha ráo riết hoạt động vì mục đích đó. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Samner Wan cảnh báo Pháp chớ vì Tiệp Khắc mà gây chiến tranh với Đức, nếu không Mỹ sẽ ngừng viện trợ.
“Được voi đòi tiên” và trắng trợn phản bội những cam kết ở Munich, ngày 15/3/1939 Hitler cho quân chiếm đóng phần còn lại của Tiệp Khắc, chia quốc gia này thành 2 nước Chekh và Slovakia đặt dưới quyền bảo hộ của Đức. Anh và Pháp chẳng những không lên án, mà còn nhanh nhẩu công nhận hành động của Hitler.
Khi thông qua kế hoạch “Màu trắng” tấn công Ba Lan mở đầu Thế chiến 2, Hitler từng nói với cấp dưới về khả năng phản ứng của các nước phương Tây: “Anh và Pháp đều có cam kết, nhưng chẳng nước nào muốn thực hiện những cam kết đó… Ở Munich, tôi đã nhìn thấy khuynh hướng này ở Chamberlain (Thủ tướng Anh) và Daladier (Thủ tướng Pháp)”.
Rõ ràng, chính sách đầu hàng thoả hiệp của Anh, Pháp, Mỹ đã khuyến khích phát xít Đức đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở châu Âu. Hiệp ước Munich đã không củng cố được hoà bình, không cứu được Tiệp Khắc. Ngay Anh, Pháp, Mỹ cũng không thoát được chiến tranh. Hitler không những chiếm đóng Tiệp Khắc, Ba Lan, phần lớn các nước châu Âu, tiến công Liên Xô mà còn tuyên chiến với các nước này.
Hiệp ước Munich đã đi vào lịch sử như một vết nhơ của nền ngoại giao Anh, Pháp và Mỹ. Chính vì thế sau chiến tranh, Hiệp ước Munich đã bị tuyên bố là không có giá trị. Hơn 80 năm trôi qua, song những bài học rút ra từ cuộc mặc cả đen tối này vẫn còn nguyên giá trị nóng.
Theo Nguyên Phong/Vietnamnet
Sát nhân giết hàng loạt gái mại dâm bằng nội y: Sự trùng hợp đáng sợ
Liên tiếp những thi thể gái mại dâm được tìm thấy trong tình trạng bị siết cổ bằng chính đồ lót, trang phục của họ và hung thủ luôn thắt một cái nút hình chiếc nơ trên cổ nạn nhân đã khiến cảnh sát cảm thấy hoang mang, bế tắc.
Có mẹ là gái bán hoa và phải trải qua một tuổi thơ đầy dữ dội, khi lớn lên, tên sát nhân này đã tìm ra cho mình một "thú vui" là săn lùng các cô gái mại dâm, sau đó sử dụng chính đồ lót của chính nạn nhân để siết cổ họ. Những hành vi ấy đã đưa hắn vào danh sách một trong những kẻ giết người đáng sợ nhất của thế kỷ 20.
Hai nạn nhân Blanka Bockova (trái) và Silvia Zagler (phải)
Kịch bản chung cho những cái chết
Vào ngày 15/9/1990, những người đi dạo bên bờ sông Vitava gần trung tâm thủ đô Praha (Tiệp Khắc cũ) đã bắt gặp một cảnh tượng khủng khiếp. Xác của một cô gái trẻ đang lập lờ ở ven bờ sông trong tư thế nằm ngửa, không mảnh vải che thân, chiếc quần lót liền tất màu xám siết quanh cổ với những nút thắt hình chiếc nơ, đôi chân dang rộng. Hung thủ còn phủ một đống lá lên trên dường như nhằm mục đích che cái xác.
Nạn nhân sau đó được xác định là Blanka Bockova. Cô được nhìn thấy lần cuối cùng trong một quán bar trên quảng trường Wenceslas vào khoảng 23 giờ 45 phút tối hôm trước khi đang nói chuyện với một người đàn ông chừng 40 tuổi. Đó là chi tiết duy nhất mà các nhân chứng có thể cung cấp cho cảnh sát.
Vài tuần sau, Brunhilde Masser, cô gái hành nghề bán dâm ở thành phố Graz (Áo), được thông báo mất tích. 2 tháng sau đó, một gái mại dâm khác là Heidemarie Hammerer cũng biến mất không dấu vết. Vào đúng đêm giao thừa, gần một tháng sau khi mất tích, thi thể Hammerer được tìm thấy trong một khu rừng ở ngoại ô, được phủ dưới lớp lá cây khô. Có vẻ nạn nhân đã bị giết chết ở một nơi khác trước khi hung thủ kéo xác cô phi tang trong rừng.
Giống như Blanka Bockova, Hammerer bị siết cổ bằng một chiếc quần tất, có những vết bầm tím và dấu vết của dây chằng trên cổ tay, cho thấy cô đã bị trói chặt. Vài sợi màu đỏ dính trên trang phục của cô thuộc về một người khác. Đó có thể là bằng chứng mà hung thủ để lại.
Vài ngày sau, người ta cũng tìm thấy xác của Brunhilde Masser đang phân hủy nặng trong một khu rừng ở thành phố Bregenz (Áo). Một lần nữa, cách thức hung thủ ra tay với Masser trùng khớp với hai vụ giết người trước đó.
Tên tội phạm nguy hiểm
Cảnh sát Áo đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về khách hàng của gái mại dâm. Ngoài ra, không có bất kỳ một nhân chứng nào cho các vụ giết người khiến cuộc điều tra càng trở nên bế tắc. Thời điểm này, cảnh sát Áo vẫn không hề hay biết gì về vụ án mạng của nạn nhân Blanka Bokova ở nước láng giềng Tiệp Khắc, không có dấu hiệu nào cho thấy họ đang phải đối mặt với một tên tội phạm cực kỳ nguy hiểm.
Nhưng rồi, cảnh sát bắt đầu nhận thấy sự liên quan giữa các vụ án khi ngày 7/3/1991, một gái bán hoa khác là Elfriede Schrempf biến mất. Cha mẹ cô nói rằng một người đàn ông đã gọi điện đến gia đình họ nhiều lần và chế nhạo về nghề nghiệp của con gái họ. Ngày 5/10/1991, thi thể Schrempf chỉ còn lại xương được tìm thấy dưới đống lá ở ven rừng ngoại ô thành phố Graz.
Từ phân vân và hoài nghi, lúc này cảnh sát Áo đã chắc chắn rằng mình đang phải đối đầu với một kẻ giết người hàng loạt chuyên nhằm vào gái bán dâm khi tiếp ngay sau đó 4 nạn nhân Silvia Zagler, Sabine Moitzi, Regina Prem và Karin Eroglu đều bị mất tích trong cùng một tháng ở Vienna.
Tiếp theo đó, lần lượt xác 2 gái mại dâm khác là Moitzi và Karin Ergolu được phát hiện vào tháng 5/1992 trong khu rừng bên ngoài thành phố Vienna.
Các nạn nhân được phát hiện trong tình trạng đều bị bóp cổ và vứt xác trong các khu rừng ngoại ô thành phố. Án mạng diễn ra theo cùng một cách thức giống như các án mạng ở Graz: nạn nhân bị siết cổ bằng chính đồ lót, trang phục của họ. Hung thủ luôn thắt một cái nút hình chiếc nơ trên cổ nạn nhân.
Trong khi cảnh sát còn đang hoang mang và bế tắc trước những xác chết được tìm thấy ngày càng nhiều, bỗng có một bước chuyển đột ngột. August Schenner 70 tuổi, một thám tử đã về hưu, đã gọi điện cho cảnh sát để nói về những điểm tương đồng kỳ lạ giữa các vụ án đang xảy ra với những vụ án mạng mà ông đã tham gia điều tra trong những năm 70 dẫn đến việc bắt giữ và tống giam một người đàn ông tên là Johann "Jack" Unterweger.
Theo danviet.vn
Mộ cộng sự của Hitler bị đào trộm Ngôi mộ của Reinhard Heydrich, tướng giúp Hitler lên kế hoạch tàn sát người Do Thái, bị đào trộm và cảnh sát Đức đang truy tìm thủ phạm. Văn phòng cảnh sát thành phố Berlin hôm 16/12 thông báo mở cuộc điều tra sau khi phát hiện mộ của Reinhard Heydrich ở nghĩa trang Invalids "bị đào xới trong khoảng thời gian giữa...