Bí ẩn cuộc chiến ngầm giữa Mỹ-Israel với Iran
Mỹ đang bí mật hợp tác với Israel trong việc thực hiện nhiều chiến dịch nhằm đối phó với các cuộc tấn công Tehran chỉ đạo đằng sau.
Trong năm 2019, ‘cuộc chiến ngôn luận’ ở Trung Đông đang từng bước tiến tới ‘chiến tranh vũ khí’, khi xảy ra các cuộc tấn công vào các tàu thuyền ở Ảrập Xêút và Iran, cuộc tấn công của máy bay không người lái vào các cơ sở dầu, cũng như việc máy bay trinh thám không người lái của Mỹ bị bắn hạ. Tuy nhiên, những căng thẳng ở Trung Đông không chỉ giới hạn trong các hành động có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Sputnik dẫn nguồn từ N-TV của Đức cho biết, Mỹ và Israel đang dấy lên một cuộc chiến ‘bí mật’ nhằm vào Iran. Và trong cuộc chiến này, Mỹ đang bí mật hợp tác với Israel trong việc thực hiện các chiến dịch nhằm đối phó với các cuộc tấn công được cho là Tehran đứng đằng sau chỉ đạo.
Nhiều bản báo cáo cho biết, Washington và Tel Aviv đã tuyên chiến “chiến tranh mạng” với Tehran và các đồng minh của nước này trong hơn 10 năm qua. Cụ thể, cựu sĩ quan tình báo quân đội Israel Roy Barzilay cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trả đũa các cuộc tấn công hồi hè 2019, được cho là Iran đứng đằng sau, bằng cách “sử dụng các cuộc tấn công điện tử để đánh sập các hệ thống tên lửa và nhiều máy tính của cơ quan tình báo Iran”.
Chiến tranh mạng đang nóng lên giữa Mỹ-Israel và Iran. Ảnh: Reuters
“Hành động này không cần theo các quy tắc chiến tranh thông thường và có ảnh hưởng lớn. Bởi trong khi các cuộc không kích có thể dẫn tới chiến tranh súng đạn, thì các cuộc tấn công mạng bằng các virus máy tính cũng có thể gây thiệt hại đáng kể”, Sputnik trích lời ông Roy nói.
N-TV cũng chỉ ra rằng, những cuộc tấn công đã xuất hiện trong những báo cáo từ hơn 10 năm trước, chủ yếu với mục đích do thám. Tuy nhiên, dạng tấn công này cũng có thể gây tổn hại trên thực tế. Chẳng hạn nhiều chuyên gia tin rằng, Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và cơ quan tình báo Israel đã tổ chức cuộc tấn công mạng lớn đầu tiên hồi năm 2010, khi hàng trăm máy ly tâm ở cơ sở làm giàu uranium tại thành phố Natanz bị tê liệt.
“Với những công cụ tấn công và phòng thủ tinh vi, Israel là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về chiến tranh mạng. Những người lính về chiến tranh mạng là tai mắt của cả đất nước”, ông Roy nói.
‘Vũ khí mạng’ của Israel
Video đang HOT
Lực lượng bí mật mà cựu sĩ quan tình báo quân đội Israel Roy Barzilay từng tham gia được thành lập năm 1952, và lực lượng này có nhiệm vụ do thám các quốc gia thù địch cũng như các lực lượng khủng bố. Cũng theo N-TV, những thông tin tình báo do lực lượng này thu thập đã ngăn chặn được cuộc tấn công tại sân bay ở Australia hồi năm 2017, khi một số kẻ cực đoan IS bị bắt trước khi chúng kịp thực hiện cuộc tấn công.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Franois-Bernard Huyghe thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược Pháp, thì “chiến tranh mạng” đã trở thành mối đe dọa lớn đối với những cơ sở hạ tầng quan trọng về dân sự lẫn quân sự của Israel.
“Do vậy, Israel đã phải sửa đổi một số khía cạnh trong khái niệm an ninh của nước này, để đảm bảo ưu thế mạng như một phần không thể tách rời trong học thuyết quân sự của Israel”, ông Francois nói.
Sức mạnh chiến tranh mạng của Iran
Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel tại Tel Aviv cho biết, Tehran được cho là đang trả đũa lại những nỗ lực tấn công mạng từ Israel, khi tổ chức này nhận định Iran “đang là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực chiến tranh mạng”. “Tehran đã cố gắng ngày đêm tấn công các máy tính thuộc mảng dân sự, quân sự lẫn các cơ quan tình báo Israel”, chuyên gia tình báo Jossi Melman nói.
Các cuộc tấn công mạng giữa Israel và Iran liên tục xảy ra. Ảnh: Reuters
Ông Melman cũng cho rằng, Iran có cơ sở hạ tầng khá phát triển về cả khả năng tấn công mạng lẫn phòng thủ, và các mục tiêu không chỉ nhằm vào Israel, mà còn cả Ảrập Xêút và cả Mỹ.
“Iran cũng giúp đỡ các đồng minh của họ, như lực lượng Hezbollah ở Lebanon về công nghệ và kiến thức. Tuy nhiên, Israel cũng rất phát triển ở Trung Đông. Lực lượng mạng Israel tham gia rất nhiều các chiến dịch ở Gaza hay Syria, với những báo cáo tình báo giúp người lính chiến đấu về các mảng tác chiến, chiến thuật và chiến lược”, Sputnik trích lời ông Melman nói.
Căng thẳng leo thang ở Trung Đông
Quan hệ giữa Mỹ, vốn ủng hộ Israel, và Iran đã đi xuống kể từ khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký hồi 2015, vốn quy định Mỹ sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran để đổi lấy sự đảm bảo của Tehran về chương trình hạt nhân của nước này sẽ vì mục đích hòa bình.
Căng thẳng đã đạt tới đỉnh điểm trong năm 2019, khi có bốn tàu thương mại lần lượt bị tấn công trong hai tháng 5-6/2019. Dù nguyên nhân các vụ việc này chưa được làm rõ, Mỹ và các đồng minh đã cáo buộc Iran đứng đằng sau các vụ việc trên.
Chưa hết, máy bay do thám không người lái của Mỹ bị bắn hạ, và vào tháng 9/2019 cuộc tấn công bằng nhiều máy bay không người lái vào các cơ sở dầu của Ảrập Xêút tiếp tục thúc đẩy sự bế tắc. Cho dù sau đó lực lượng Houthi tại Yemen đã nhận trách nhiệm cho các cuộc tấn công trên, Mỹ và nhiều nước châu Âu một lần nữa lên tiếng buộc tội Iran.
Căng thẳng tiếp tục dấy lên vào cuối năm 2019, khi Mỹ tiến hành các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Hezbollah ở Iraq và Syria, khiến cho 25 tay súng thiệt mạng và 51 người khác bị thương.
Và gần đây nhất, khi làn sóng bạo động tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad, Iraq, Washington đã cáo buộc Tehran đứng đằng sau, và rằng Iran phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất do cuộc bạo động gây ra. Tehran sau đó đã bác bỏ cáo buộc này, đồng thời kêu gọi Washington hãy từ bỏ ‘những chính sách phá hoại’ tại Trung Đông.
Tuấn Trần
Theo danviet.vn
Hé lộ hai 'điểm yếu' của Trung Quốc
Không có hàng hóa gì vừa mang ý nghĩa kinh tế, chính trị và ngoại giao như thịt lợn và dầu thô ở Trung Quốc, bởi nước này tiêu thụ thịt lợn và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Thịt lợn có ý nghĩa văn hóa, kinh tế và chính trị rất quan trọng ở Trung Quốc. Đó là lý do vì sao trong khi các quốc gia khác tích trữ dầu và nông sản, thì Trung Quốc lại tích trữ thịt lợn như một ưu tiên hàng đầu của nước này. Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ tới hơn một nửa lượng thịt lợn trên toàn cầu, và chính quyền Bắc Kinh cũng như nhiều địa phương khác đã duy trì chiến lược tích trữ thịt lợn từ những năm 1970.
Về dầu mỏ, Trung Quốc xây dựng những kho dự trữ dầu chiến lược của nước này từ năm 2006, và nay những kho dự trữ của 'quốc gia tỷ dân' được coi như một trong những kho dầu có sức chứa lớn nhất thế giới. Là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc năm ngoái đã nhập khẩu hơn 70% lượng dầu thô nước này cần dùng.
Vụ tấn công nhiều cơ sở dầu ở Ảrập Xêút hé lộ điểm yếu địa chính trị của TQ. Ảnh: Reuters
Điều cốt lõi ở đây là, Bắc Kinh cần duy trì nguồn cung cấp ổn định những nguồn dự trữ năng lượng và thực phẩm chiến lược này, vì nếu tình trạng thiếu hụt xảy ra có thể sẽ dẫn đến lạm phát về giá cả.
Tuy nhiên, vận may đã không tới với 'quốc gia tỷ dân', khi dịch tả lợn châu Phi và cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu của Ảrập Xêút, đã khiến nhiều vấn đề hiện tại Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, làm cho tình trạng suy thoái kinh tế trở nên nghiêm trọng.
Bắc Kinh đã dựa vào nguồn dầu thô nhập từ Ảrập Xêút nhiều hơn, kể từ khi nước này cắt giảm sản lượng dầu nhập từ Mỹ do những căng thẳng thương mại giữa hai nước, cũng như giảm nhập dầu từ Iran do những lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Tehran. Cụ thể lượng dầu thô Trung Quốc nhập từ Ảrập Xêút đã chiếm tỷ lệ 38,5% trong nửa đầu năm 2019, khiến quốc gia Trung Đông này là nguồn nhập khẩu dầu lớn nhất của Trung Quốc.
Gía dầu trên thị trường thế giới tăng sau khi xảy ra các cuộc tấn công tại Ảrập Xêút đã hé lộ điểm yếu địa chính trị của Trung Quốc, khi nước này dựa quá nhiều vào việc nhập khẩu, nhất là khi việc cung cấp phần lớn lại tới từ một quốc gia duy nhất.
Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi đã lan khắp toàn bộ các tỉnh của Trung Quốc đã khiến số lượng lợn nuôi ở nước này giảm 40%, theo dữ liệu do SCMP trích dẫn. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con số trên thực tế cao hơn nhiều, lên tới mức 60% với khoảng 200 triệu con lợn bị dính bệnh hoặc buộc phải mang đi tiêu hủy. Với việc vắc-xin phòng bệnh tả lợn không có, tình trạng thiếu nguồn cung thịt lợn sẽ còn dai dẳng.
Dịch tả lợn châu Phi khiến ngành chăn nuôi TQ điêu đứng. Ảnh: Asiannews
Việc tìm ra phương pháp hiệu quả cho cuộc khủng hoảng nguồn cung cho cả thịt lợn lẫn dầu thô không phải là điều dễ dàng. Chiến lược dự trữ hai mặt hàng trên của chính quyền Bắc Kinh dù nhằm để bình ổn giá trong thời điểm thiếu hụt, nhưng không thể làm giảm bớt thiệt hại của cuộc khủng hoảng, nhất là khi mức tiêu thụ hai mặt hàng trên của người dân Trung Quốc là vô cùng lớn.
Và dĩ nhiên chả có quốc gia nào có thể bù đắp cho sự thiếu hụt thịt lợn của Trung Quốc, trừ khi toàn bộ các quốc gia trên thế giới ngừng tiêu thụ và xuất khẩu hết lợn của họ sang Trung Quốc. Và những kho dự trữ dầu chiến lược có thể giúp Trung Quốc cầm cự được 80 ngày sẽ sớm cạn kiệt, nếu nước này không duy trì nhập khẩu dầu từ Iran, Ảrập Xêút và Venezuela.
Chuyên gia Cary Huang nhận định, mối nguy hiểm lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, chính là sự gia tăng lạm phát sẽ đi kèm với sự tăng trưởng trì trệ. Và tình trạng lạm phát có nguy cơ sẽ xảy ra, bởi giá tiêu dùng hàng hóa bị đẩy lên không phải do nhu cầu của người dân, mà là do chi phí tăng cao.
Tuấn Trần
Theo vietnamnet
Iran kháng cự trừng phạt, nói Mỹ 'tuyệt vọng' Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 23/9 cho rằng lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào ngân hàng trung ương Iran cho thấy sự tuyệt vọng của Washington trước sức chống cự của Tehran. Hôm 20/9, Mỹ đã áp dụng một loạt trừng phạt mới lên Iran, bao gồm đánh vào ngân hàng trung ương Iran mà trước đó đã ở trong...