Bí ẩn của Covid-19: Tại sao virus có thể giết chết người này, trong khi người khác nhiễm lại chẳng bị sao?
Trên thực tế, vấn đề này là một trong những bí ẩn lớn nhất của đại dịch Covid-19 mà giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra đáp án chính xác. Dù vậy, vẫn có một vài giả thuyết, và chúng ta sẽ thử tìm hiểu xem.
Ngày 3/4, số ca xác nhận nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt qua cột mốc 1 triệu. Một cột mốc đáng buồn, và buồn hơn nữa là vẫn tiếp tục tăng lên với tốc độ đáng báo động. Bởi tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã có thêm hơn 300.000 ca nhiễm mới, và tổng cộng hơn 74.000 người tử vong từ đầu đại dịch đến nay.
Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là không phải trường hợp nào nhiễm bệnh cũng có phản ứng giống nhau. Triệu chứng của các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được trải rất rộng, có người bị nặng, nhưng cũng có người nhẹ, thậm chí không phát bệnh.
Tại sao lại như vậy? Trên thực tế, vấn đề này là một trong những bí ẩn lớn nhất của đại dịch Covid-19 mà giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra đáp án chính xác. Dù vậy, vẫn có một vài giả thuyết, và chúng ta sẽ thử tìm hiểu xem.
Phản ứng không giống nhau
Triệu chứng phổ biến nhất đối với người nhiễm Covid-19 là sốt cao, ho khan, khó thở dẫn đến thở ngắn. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cũng chỉ ra rằng có rất nhiều bệnh nhân bộc lộ các triệu chứng không liên quan đến đường hô hấp. Như một nghiên cứu tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trên 204 bệnh nhân, có đến hơn 1/2 xuất hiện triệu chứng về tiêu hóa, như chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy.
Báo cáo khác trên tạp chí New York Times cho thấy đôi khi bệnh nhân có các triệu chứng về thần kinh, như phù não hoặc co giật, động kinh. Một số trường hợp lại có triệu chứng về tim, cũng như đau cơ và mệt mỏi cực độ. Và đặc biệt, có những bệnh nhân dù dương tính, nhưng triệu chứng lại cực kỳ nhẹ, thậm chí là không có triệu chứng luôn.
Không phải ai cũng có triệu chứng giống nhau
Tại sao ảnh hưởng của Covid-19 lên mỗi người lại khác nhau đến vậy? “Vấn đề cơ bản là con người vốn không phải máy móc,” – trích lời chuyên gia y tế Kathryn Jacobsen trên Yahoo News. “Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với mầm bệnh. Trong trường hợp virus corona, 2 yếu tố quan trọng nhất là độ tuổi và tình trạng sức khỏe.”
Tác động của độ tuổi đến mức độ nghiêm trọng về triệu chứng bệnh là tương đối dễ thấy. “Cách cơ thể chúng ta phản ứng với mầm bệnh sẽ thay đổi theo độ tuổi,” – Jacobsen nhận định. “Dù là ai trong độ tuổi nào, bạn cũng có thể nhiễm virus và chết vì nó. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong là cao nhất đối với nhóm người cao tuổi.”
Bên cạnh độ tuổi, việc có sẵn 2 – 3 bệnh lý khác cũng khiến các triệu chứng trở nên khác biệt. “Bệnh nhân có sẵn bênh lý về tim, phổi, tiểu đường hoặc các chứng bệnh khác sẽ bộc lộ triệu chứng nặng hơn,” - Jacobsen cho biết. Tuy nhiên, cơ chế trong chuyện này thì chưa được làm rõ.
Một yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng đến các triệu chứng, đó là tần suất và mức độ tiếp xúc với mầm bệnh. “Giống như bất kỳ loại bệnh nào, virus sẽ chết chóc hơn nếu chúng tấn công với số lượng lớn,” - trích bài viết của tiến sĩ Joshua D. Rabinowitz và Caroline R. Bartman trên New York Times.
Video đang HOT
“Bước vào một tòa nhà từng có một người nhiễm virus sẽ không nguy hiểm bằng việc phải ngồi người đó suốt hàng giờ trên tàu điện,” – Rabinowitz chia sẻ. “Việc tiếp xúc với virus ở nồng độ thấp thậm chí có thể kích thích hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể trong trường hợp gặp phải lượng virus lớn hơn trong tương lai.”
Đối với Covid-19, vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác liệu còn những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của virus, nhưng nhiều khả năng vẫn còn vài yếu tố khác. Theo Jacobsen thì thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, y tế, hóa chất cơ thể, thậm chí là gene di truyền đều là các yếu tố cần cân nhắc.
Hiển nhiên, những người thuộc nhóm rủi ro bệnh nặng cao sẽ được khuyên cẩn thận hơn, để giảm thiểu khả năng tiếp xúc và lây lan. Nhưng theo Jacobsen: “Điều này không có nghĩa những người thuộc nhóm rủi ro thấp có thể chủ quan mà không bảo vệ mình. Rủi ro thấp thôi chứ không phải hoàn toàn không có.”
“Điều quan trọng là chúng ta sẽ không thể biết chắc chắn ai sẽ có triệu chứng nhẹ, ai sẽ nặng. Nên lựa chọn an toàn nhất cho tất cả là hãy làm theo chỉ đạo của chính phủ và cơ quan y tế, về việc phòng chống dịch bệnh lần này.”
J.D
Tổng hợp những dấu hiệu có thể bạn đã mắc COVID-19
Các triệu chứng của bệnh nhân mắc COVID-19 bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy, ngoài những triệu chứng này, các dấu hiệu khác có thể chỉ ra nhiễm coronavirus...
Ảnh minh họa: Internet
Cảm thấy khó thở
Nếu cảm thấy bị ngạt mũi và cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực, đây có thể là dấu hiệu cơ thể báo động một người đang bị viêm phổi do virus mới gây ra. Lý do khó thở là do hội chứng suy hô cấp cấp tính hoặc thậm chí suy hô hấp trong một thời gian gắn, cũng là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp tử vong do virus Corona chủng mới. Vì thế, đây là triệu chứng rõ nét nhất và cũng nguy hiểm nhất gây ra bởi COVID-19.
Ho khan, đau họng
Ho khan, thậm chí có đờm đặc và bọt, khả năng cao là dấu hiệu của viêm phổi. Ngoài ra, đây cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình, nghiêm trọng và phổ biến của COVID-19. Ho do COVID-19 gây ra sẽ không khỏi khi uống thuốc trị ho thông thường. Do đó, nếu cảm thấy ho nhiều, kéo dài, uống thuốc hoặc điều trị tại nhà không đỡ, kết hợp với triệu chứng khó thở, người bệnh cần đi khám sức ngay tại các cơ sở được Nhà nước, Bộ Y tế công khai chỉ định. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào khám lâm sàng và xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Sốt cao
Được biết, không phải tất cả những trường hợp nhiễm COVID-19 đều bị sốt. Tuy nhiên, sốt cũng được coi là dấu hiệu, căn cứ để sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm. Mức độ sốt ở mỗi trường hợp nhiễm bệnh có thể khác nhau. Có những người thân nhiệt tăng rất cao song cũng có một số người chỉ bị sốt nhẹ.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) cho thấy, ngoài những triệu chứng này, các dấu hiệu khác có thể chỉ ra nhiễm COVID-19.
Mất mùi
Các chuyên gia tại Trường Y Harvard phát hiện ra rằng, một số tế bào trong mũi có chứa protein đóng vai trò là mục tiêu của coronavirus. Bằng cách nhắm mục tiêu vào chúng, virus xâm nhập vào cơ thể. Nhiễm trùng các tế bào này có thể dẫn đến mất mùi. Các nhà khoa học cho biết, những người có triệu chứng này có thể là một trong những người mang mầm bệnh góp phần vào sự lây lan nhanh chóng của COVID-19.
Ảnh minh họa: Internet
Viêm kết mạc
Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) đã báo cáo rằng, coronavirus có thể gây viêm kết mạc nhẹ. Trong trường hợp này, mắt có hiện tượng đỏ ngầu, nóng rát, hình thành mủ dính vào lông mi và ngứa cũng đã được quan sát.
Tiêu chảy
Một nghiên cứu trên 204 bệnh nhân ở Vũ Hán, nơi bắt đầu bùng phát COVID-19, cho thấy gần một nửa (48,5%) bệnh nhân đã đến bệnh viện với các vấn đề về tiêu hóa là triệu chứng chính của nhiễm trùng coronavirus, chủ yếu là bị tiêu chảy.
Đau bụng
Các chuyên gia Anh báo cáo rằng hiện tại các bệnh viện của nước này có sự gia tăng bệnh nhân mắc COVID-19. Những bệnh nhân mắc COVID-19 không có quá nhiều rối loạn hô hấp nhưng laị bị đau bụng. Theo các bác sĩ, đau bụng có thể là hậu quả của sự phát triển của viêm phổi (ở thùy dưới phổi).
Mệt mỏi
Theo WHO, khi bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thể cảm thấy mệt mỏi bất thường. Các chuyên gia khuyến cáo, khi xuất hiện của các triệu chứng này hãy ngừng tiếp xúc với người khác và không xuất hiện ở những nơi công cộng.
Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Ngoài ra, khi nghi ngờ bản thân đang mắc Covid-19, người đó có thể tuân thủ các bước sau để thực hiện tự cách ly tại nhà một cách đúng đắn và tuân thủ tiêu chuẩn an toàn:
- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi người được cách ly khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: ho, sốt, khó thở.
- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có nhu cầu.
- Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi cư trú.
- Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
- Hằng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi cư trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi cần tiếp xúc.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Virus corona len lỏi trong cơ thể bệnh nhân như thế nào? Các chuyên gia giải thích rằng các trường hợp tử vong do Covid-19 thường là do viêm phổi, đồng thời giải thích cơ chế virus gây ra viêm phổi ở người cao tuổi, người có bệnh nền. Đa số người nhiễm Covid-19 chỉ có triệu chứng nhẹ. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết khoảng 80% số bệnh nhân hồi phục mà...