Bí ẩn cây gạo “báo” gái chửa hoang và câu chuyện “thằng Ngô” nhập hồn
Câu chuyện về cây gạo thiêng “báo” gái chửa hoang và “thằng Ngô” nhập hồn tồn tại từ mấy trăm năm nay trong đời sống của cư dân làng Hương Nha.
Cây gạo báo gái chửa hoang
Câu chuyện về cây gạo thiêng “báo” gái chửa hoang và “thằng Ngô” nhập hồn tồn tại từ mấy trăm năm nay trong đời sống của cư dân làng Hương Nha (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Cứ người này truyền miệng cho người khác, đời này kể lại đời sau, câu chuyện ngày càng được kể ly kỳ hơn, và đứa trẻ con mới lên hai, lên ba cũng đã được nghe chuyện thằng Ngô đến mức cứ ai nhắc tới 2 từ đấy, chúng lại sợ xanh mặt…
Từ cây gạo trồng ngược, “báo” gái chửa hoang…
Không ai nhớ cái tên “thằng Ngô” và cây gạo có từ bao giờ, chỉ biết rằng tuổi của hiện tượng liêu trai này lên tới hàng trăm năm. Dân Hương Nha kể rằng, từ rất lâu (có ý kiến cho rằng vào thời Pháp thuộc, khoảng những năm 1850-1858), đất đai Hương Nha trù phú, nhiều khoáng sản nằm ẩn sâu dưới lòng đất. Người Trung Quốc biết được nên kéo nhau sang làm ăn, buôn bán và ngày càng trở nên giàu có. Đến khi có chiến sự, buộc họ phải về nước nhưng của cải không được mang theo nên họ tìm cách chôn giấu dưới một cái hố tại làng. Đồng thời họ còn chôn theo 3 cô gái còn trinh và trồng một cây gạo bên trên. Điều đặc biệt là cây gạo lại được trồng ngược, ngọn được vùi xuống đất, để rễ cây hướng lên trời.
Người ta đồn đại cây gạo này có “thần” vì bình thường các cây gạo khác rất khẳng khiu, ít cành lá nhưng cây gạo được trồng ngược, gắn liền với điềm báo gái chửa hoang này lại xanh tươi và xum xuê một cách lạ lùng. Thú vị hơn nữa là cây gạo này rất tốt tươi nhưng không ra hoa. Tuy nhiên, hễ cứ năm nào cây gạo có hoa là có gái làng chửa hoang, và khi hoa cây gạo trổ về phía nào thì phía ấy có gái chửa hoang.
Bà Trần Thị Tự (khu 6 xã Hương Nha) đặt nghi vấn: “Liệu có phải do ngày xưa dưới cây gạo được chôn theo 3 cô gái đồng trinh nên nếu nơi nào có gái chửa hoang là các cô gái đồng trinh ấy tố cáo bằng cách để cây gạo ra hoa?”. Vì nhiều người dân cũng tin vào giả thiết này nên dân làng ngày càng tin vào việc cây gạo có thần và rất thiêng.
Cụ Lương Định, 80 tuổi, nguyên là thầy giáo dạy Lịch sử và Triết học tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, một người con của làng Hương Nha cho biết: “Vì cây gạo ấy được trồng ngược mà vẫn mọc lên tốt tươi nên nó phải có cái gì đấy đặc biệt. Tôi vẫn được nghe các cụ kể lại rằng năm nào cây gạo có hoa là năm ấy có gái làng chửa hoang và hoa gạo ấy chĩa về hướng nào thì gái chửa hoang sẽ ở khu vực ấy”.
Thế nhưng cũng có một giả thiết khác xung quanh vị thần thiêng của cây gạo này. Đấy là câu chuyện của cụ Lương Công Khanh, 70 tuổi (khu 2 xã Hương Nha). Cụ Khanh cho biết, ngày xưa, các cụ có kể lại chuyện người Trung Quóc sang Việt Nam, làm ra rất nhiều của cải nhưng không được mang về nên chôn dưới gốc cây gạo. Chúng chôn theo một người (người này được cho ngậm sâm 100 ngày thì chết) làm “thần giữ của” cho chúng. Sau này, khi người Trung Quốc quay trở lại làng, lấy được của cải mang về nhưng không cho thần giữ của về cùng nên thành hồn ma. Hồn ma đó ngự tại cây gạo và nhập vào bất kỳ người nào yếu bóng vía để hành hạ người ta cho đến ốm và đòi ăn, bất kể ngày hay tối, đêm khuya hay giữa trưa vắng.
… Đến chuyện “thằng Ngô” nhập hồn
Người dân làng Hương Nha vẫn gọi như vậy mỗi khi thấy một biểu hiện lạ nơi người thân của họ. Họ kể rằng, mỗi khi thấy có người bắt đầu nói lảm nhảm hoặc cứ giả vờ ốm, ko chịu làm việc, thích ăn trứng gà, thịt gà thì dân làng biết chắc người này bị “thằng Ngô” nhập. Chỉ cần mời thầy đến đánh bằng bùa chú, ngay lập tức thằng Ngô ra khỏi và người này lại trở lại bình thường.
Nghe sự lạ, chúng tôi hỏi tại sao lại là “thằng Ngô” thì bà Trần Thị Tự (khu 6 xã Hương Nha) cho biết: Vì mỗi khi có ai đó trong làng bị nhập thì đều nói lảm nhảm “Ta là Ngô Văn Điền” nên từ bấy giờ dân làng thuận miệng cứ gọi hiện tưởng bị nhập ấy là “thằng Ngô” nhập hồn. Và số lượng người bị thằng Ngô nhập hồn ấy cứ dài mãi bởi không ai có cách nào đuổi thằng Ngô đi, cứ đuổi ra khỏi người này thì nó sẽ lại nhập vào một người khác, dân làng chịu “chung sống với lũ” với một thái độ sợ sệt. Bà Lương Thị Hiền (nhà ở khu 5) bảo rằng: “Lúc nào cũng có thằng Ngô lang thang trên làng dưới xóm, không kể ngày giờ, nó cứ chực chờ để nhập vào bất kỳ một người nào đó mà nó gặp nên dân làng cũng hạn chế đi lại, nhất là đi qua cây gạo, nơi vẫn đồn là hồn thằng Ngô neo ở đấy”.
Video đang HOT
Ông Lương Định
Bà Hoàng Thị Thủy (nhà gần ngay cây gạo) cho biết, chính mắt bà đã trông thấy thằng Ngô nhập vào người thật. Chuyện xảy ra với con gái của bà, chị Cao Thị Tầm. Bà kể, có một lần, vào giữa đêm bà nhận được cuộc điện thoại từ con rể (chồng chị Tầm) báo rằng, chị Tầm đang lên cơn sốt rét, người cứ run bần bật, miệng thì rên rẩm “con đau lắm”. Bà vội xuống nhà để đưa con đi trạm xã cấp cứu. Nhưng đến nơi thì chị Tầm lại tỉnh như sáo nói rằng: “Con có bị làm sao đâu, con khỏi rồi”, cả gia đình lại rồng rắn về nhà. Sáng hôm sau chị Tầm nhất định không đi làm, cứ ở nhà, lên giường nằm như ốm thật. Nằm một chỗ nhưng chuyện gì chị cũng biết, cứ nói chuyện vanh vách với những người đến thăm như thể mình được chứng kiến mọi chuyện của làng xã. Nhưng đến nửa đêm chị lại lên cơn sốt, tưởng như sắp chết, người nhà đưa lên trạm xá thì chị kêu “không cần tiêm đâu, con khỏi rồi, con có bị làm sao đâu mà tiêm”, đưa về đến nhà chị lại sốt sầm sập.
Được chồng chăm sóc chu đáo nhưng vẫn chị vẫn giận dỗi vì chị bảo “Nhà đầy tiền mà tao thèm trứng gà không cho tao ăn”. Lúc đấy mọi người mới biết chị bị thằng Ngô nhập. Người nhà lại mời thầy đến, đánh bằng roi dâu thì thằng Ngô sợ mà phải chạy ra. Lần khác, chị bị thằng Ngô nhập. Bà Thủy giả vờ nói to “Chắc thằng Ngô nhập rồi, để tao sang nhà bên cạnh xin phân gà khắm về cho vào miệng nó” thì thấy chị Tầm lạy lục van xin, miệng liên tục nói: “Cho tao xin, lần sau tao không dám vào nữa”,sau đó chị lăn ra đất và tỉnh lại.
Bà Thủy cho biết, lúc bị nhập, con gái bà vẫn biết mình là con Tầm nhưng không nói ra được, lại cứ bảo “Tao là Ngô văn Điền”. Hỏi ở đâu thì cứ bảo tao ở cây gạo, tao nhập vào lâu rồi nhưng nó không cho tao ăn. Chị Tầm đã bị nhập nhiều lần, chị sợ đến nỗi bây giờ có đám, có giỗ ở đâu chị cũng không dám đến, mọi sự đối nội đối ngoại chị đều để chồng đi, đi đêm không dám đi, ngày cũng không dám lân la làng xóm láng giềng vì sợ bị thằng Ngô nhập.
Một chuyện lạ nữa mà dân làng Hương Nha vẫn kể cho nhau nghe là chuyện một nam thanh niên của làng không tin thằng Ngô nhập vào con gái bà Thủy nên khẳng khái nói: “Tao không tin, sao không nhập vào tao đây này lại nhập vào mụ đàn bà? Vì mụ ấy hàng tháng bẩn thỉu, đêm lại nuôi con nhỏ, có khi lại bị con cái tè dầm vào, ma dốt mới nhập vào con mụ ấy”. Thế là ngay buổi tối, nam thanh niên lăn ra ốm thật, cứ đòi người nhà đốt rơm dưới gầm giường như hun chuột, rồi cứ lăm lăm đòi mổ con gà ăn dù đêm đã khuya. Ban đầu người nhà cũng không hiểu ra sao, cũng phải đi mổ gà cho ăn. Sáng hôm sau người này cứ giả vờ ốm, ai đến là rên rẩm, người ta đi khỏi là tự bắt gà, tự thịt gà để ăn. Lúc ấy người nhà mới chột dạ, lại gọi thầy đến để cúng bái thì khỏi ngay.
Sự thực hay lời đồn?
Cụ Lương Định, 80 tuổi, tác giả cuốn Hương Nha tự chuyện cho biết: “Từ năm tôi lên 6 tuổi đã được nghe những câu chuyện tương tự rồi, những câu chuyện về cây gạo và thằng Ngô này cứ như huyền thoại ấy. Dân làng cứ truyền miệng cho nhau nghe chứ không có một bút tích lịch sử nào ghi lại nên không ai có thể lý giải được thực hư. Bây giờ chỉ còn cách nhờ các nhà ngoại cảm vào cuộc tìm hiểu giúp thôi chứ dân làng chúng tôi ai cũng sợ gặp phải hiện tượng “thằng Ngô” này lắm”.
Ông Cao Thành Đức, Chủ tịch UBND xã Hương Nha: “Theo tôi, câu chuyện thằng Ngô thực chất có nhiều người lên đồng lên cốt nói rằng là do bị chôn từ thời Pháp thuộc, cứ mỗi lần đánh nó là nó bảo nó chỉ ở cây gạo, thi thoảng thấy người đi qua thì nhập, chứ cũng không có căn cứ nào để xác tín chuyện này có thật hay không. Đôi khi dân làng mình cứ vun đắp thành một nhân vật hư cấu để dọa cho trẻ con cho nó sợ thôi”.
Theo Xahoi
Chặt đa xong, nhiều trai làng chết trẻ
Sau khi cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị toán thợ vô tâm chặt "cụt mọi tay chân", liên tiếp nhiều cái chết trẻ của thanh niên làng xảy ra...
Dân làng đang tìm mọi cách cứu sống "cụ" cây vô tình bị nhóm thợ "làm hại"
Thuê cắt tỉa, cây chỉ còn trơ gốc
Cây đa cổ thụ nói trên nằm ở làng Mới, xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cao niên trong làng kể lại, cây đa có từ rất lâu đời, nhiều trăm năm nay. Hồi mới lập làng, những vị bô lão đi đầu trong công cuộc khai khẩn đất đai là người trồng cây đa.
Bốn ông tổ lập làng một lần đi buôn bán xa, tình cờ vào một ngôi chùa xin được bốn cây đa con, mang về trồng ở làng để tạo bóng mát. Sau một thời gian thì 3 cây héo chết, chỉ cây đầu làng tươi tốt xanh lá, tán rộng che mát cả một vùng đất rộng.
Trải qua thăng trầm của thời gian, sự tàn phá khốc liệt của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, cây đa vẫn xanh tốt, cành lá sum suê, sừng sững giữa đất trời đầu làng Mới.
"Thời chiến tranh ác liệt, rất nhiều bom đạn rơi xuống mảnh đất này, nhưng tuyệt nhiên không một lần rơi xuống khu vực cây đa", một cao niên kể. Trước khi bị chặt hạ, cây cổ thụ cao hơn 20m, đường kính gốc cây khoảng 5m.
Mỗi buổi trưa nắng nóng, dân làng thường kéo đến ngồi dưới gốc cây hóng mát. Từ lâu cây đa trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống dân làng. Biết bao thế hệ tuổi thơ được gắn với những kỷ niệm cùng cây đa lúc trưa hè, đêm trăng sáng.
Năm 1944, khi nạn đói hoành hành khắp miền Bắc, có hai mẹ con ăn xin lang bạt đến làng. Khi đến gốc đa, do đói nên hai mẹ con kiệt sức, nằm lả đi rồi tắt thở. Thương tình, người dân nơi đây dù bụng cũng đang cồn cào vì đói nhưng đã dành thời gian và tình cảm đưa thi thể hai mẹ con chôn cất đàng hoàng.
Người mê tín truyền tai nhau, từ đó dưới gốc đa xuất hiện điều kì lạ đêm đêm có bóng người than khóc. Rồi chuyện nhiều cao niên quả quyết: "Cây đa này nằm ở vị trí rất đẹp, là bình phong che chở cho làng".
Thời gian gần đây, cây đa có biểu hiện già cỗi, nhiều cành lá khô héo rơi xuống nguy hiểm cho người đi đường nhưng chẳng ai dám trèo lên chặt bỏ cành. Một số người đi ngang qua đã bị cành khô rơi trúng, bị thương. Cây lại nằm ngay bên trục đường chính của làng nên lượng người đi lại nhiều.
Để tránh nguy hiểm, vào đầu tháng 6/2013, dân làng họp bàn nhau, đưa ra phương án cắt tỉa những cành khô. Không ai dám nhận làm, phải thuê một nhóm thợ ở địa phương khác đến.
"Ý định của làng là cưa bỏ cành khô thôi, nhưng nhóm thợ lại làm sai ý định, cưa tận gốc cây cổ thụ", một cao niên thuật lại. Vậy là trong chốc lát, cây đa mấy trăm tuổi bị đốn hạ chỉ còn trơ cái gốc.
Nhiều cành cây đa sau chặt hạ nằm lăn lóc bên đường mà không ai dám lấy về đun nấu.
Giải mã những tai họa nối tiếp
Trước khi xảy ra vụ nhóm thợ cưa tận gốc cây, làng đã thuê nhiều nhóm thợ khác đến. Nhưng điều kì lạ mỗi khi họ cầm cưa lại gần, nhìn thấy cây đa là họ từ chối và bỏ về.
Một người thợ giải thích, nguyên nhân anh ta không dám nhận tỉa cây là vì "khi vừa mới đến đã bị ai đó cứ tìm cách xua đuổi không cho làm"(?). "Do đó mà ngày tỉa cây cứ bị lùi dần cho đến khi một nhóm thợ khác ở xa không biết chuyện, đồng ý chặt cây.
Sự trùng hợp kì lạ là ngày nhóm thợ "làm thịt" cây trùng với ngày giỗ của một trong bốn vị bô lão trước đây đã trồng cây đa này", một người dân cho biết.
Cũng bắt đầu từ đây, ở làng Mới xảy ra một số vụ tai nạn thương tâm. Cây đa bị chặt vào buổi sáng thì 5h chiều cùng ngày, người dân nhận được tin thông báo một người đàn ông trong làng vốn làm chủ thầu xây dựng bị chết đuối tại huyện Kỳ Anh.
20 ngày sau, người dân lại bàng hoàng trước sự ra đi của một thanh niên làm thuê ở Lào, bị tai nạn lao động chết thảm. "Trong khi đang làm nhiệm vụ kéo đường dây cho công ty truyền tải điện, thì cậu ấy bị cột điện đè xuống, chết tại chỗ", một người dân kể.
Ít lâu sau, một thanh niên làng Mới ra đồng bắt lươn thì bị sét đánh chết. Ba cái chết trẻ, ba đáng tang liên tiếp nhau ở trong làng khiến không khí trong làng trầm xuống. Những cái chết này dân làng đều cho rằng có liên quan đến việc cây thiêng bị chặt hạ.
Không chỉ có người chết, sau khi cây bị chặt hạ, trong một thời gian ngắn, 3 người trong làng phát hiện bị bệnh ung thư. Thấy tai họa cứ giáng xuống liên tục như vậy khiến mọi người hoang mang.
Nhiều gia đình ở gần cây đa vì quá lo sợ liền soạn lễ vật ra gốc cây cúng bái suốt nhiều ngày trời. Một số người thân của những người gặp nạn, vì quá đau buồn nên cũng "nghi nghi" và... tìm nơi đổ lỗi là cây đa.
Có kẻ mê tín độc miệng cho rằng: "Cây đa là nơi trú ngụ của rất nhiều thần linh, là bình phong che chở cho cả làng. Việc đốn hạ cây cổ thụ đã khiến cho các vị thần trong cây không có nơi trú ngụ, làng không còn được thần cây bảo vệ nên bị ma quỷ hoành hành. Do vậy mà thời gian gần đây người dân làng gặp nhiều tai họa".
Những bô lão họp bàn nhau khôi phục cây đa. Cả làng gom góp được một số tiền, thuê người chở đất đến bồi đắp quanh gốc, cố gắng cứu cây bằng mọi giá. Hiện nay, cành cây chặt ra trước đây nằm lăn lóc ngoài đường, không một ai dám lấy về vì sợ tai họa.
Ông Nguyên Trọng Đối, Bí thư chi bộ xóm mới chia sẻ: "Ban đầu dân làng chỉ muốn cắt tỉa các cành khô của cây đa để bảo đảm an toàn cho người dân. Nhưng khi thực thi nhóm thợ được thuê lại làm sai ý định của chúng tôi. Rồi sau đó lại xảy ra nhiều cái chết thương tâm của con em trong làng dẫn đến việc xuất hiện nhiều tin đồn dân làng Mới bị trừng phạt.
Chúng tôi đang tìm mọi cách để tôn tạo lại cây đa, cứu sống lại bằng mọi cách, không phải vì mê tín, mà cổ thụ hàng trăm năm gắn bó với lịch sử lập làng, là chứng tích cần lưu giữ".
Theo Xahoi
Kỳ lạ những 'cụ' măng cụt tuổi 90 Về xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, nhiều người rất thú vị và ngạc nhiên khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 4 cây Măng cụt có tuổi đời 90. Ông Hứa Văn Lến với những cây măng cụt cổ thụ Ông Hứa Văn Lến cho biết: Những cây Măng cụt này được trồng từ đời ông Nội của ông, đến...