Bí ẩn cái chết của người mẹ nuôi
Gần một tuần suy nghĩ miên man, anh Khang nhận thấy cái chết của mẹ nuôi không đơn giản là do bị cảm như mọi người suy đoán nên ngày 26/4/2013, anh làm đơn trình báo cơ quan công an.
Vịnh tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: C.D
Sau khi bà Thỉnh qua đời, gia đình anh Khang đã tổ chức mai táng cho mẹ nuôi chu đáo. Gần một tuần suy nghĩ miên man, anh Khang nhận thấy cái chết của mẹ nuôi không đơn giản là do bị cảm như mọi người suy đoán nên ngày 26/4/2013, anh làm đơn trình báo cơ quan công an. Ngay sau đó, cơ quan điều tra đã ra quyết định khai quật tử thi bà Thỉnh để điều tra nguyên nhân. Bằng các dấu vết để lại trên thi thể, công an xác định bà Thỉnh bị sát hại chứ không phải bị chết do cảm như gia đình đã trình báo trước đó.
Giết bà lấy tiền chơi game
Theo hồ sơ của vụ án, bà Trần Thị Thỉnh có 3 người con nuôi và sống chung với vợ chồng anh Khang. Những lúc nông nhàn, anh Khang thường xuyên đi làm thuê xa nhà nên vợ con anh Khang và Vịnh ở cùng bà Thỉnh. Biết bà Thỉnh có tiền, Vịnh nảy sinh ý định giết hại bà để lấy tiền chơi game.
Theo đó, tối 20/4/2013, khi thấy mẹ kế Trần Thị Hợp (SN 1984) đưa các em vào trong buồng ngủ, Vịnh đeo găng tay rồi đi đến giường của bà. Hắn bước lên giường, lấy vỏ chăn trùm lên mặt và bóp cổ cho đến khi không thấy bà cử động mới dừng tay. Vịnh lục trong người bà nội lấy đi toàn bộ số tiền tiết kiệm 3 triệu đồng rồi lén ra khỏi nhà, sau đó đến khu vực cổng Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên vào một quán Internet chơi thâu đêm.
Video đang HOT
Sáng 21/4, Vịnh đón xe đến bến xe Long Biên (Hà Nội) vào một quán Internet chơi game liên tục ở khu vực này. Hơn 10 ngày cắm đầu vào các quán Internet ở Hà Nội, số tiền cướp được của bà đã cạn kiệt. Vịnh nghĩ tội ác của mình không bị ai phát hiện nên khoảng 13h ngày 2/5, Vịnh đã đón xe về Bắc Giang. Tuy nhiên, kẻ sát nhân này đã không thể ngờ rằng, một “mẻ lưới” đã được cơ quan công an giăng sẵn để chờ đón đứa cháu “nghịch tử”. Khoảng 15h30 cùng ngày, khi Vịnh vừa đặt chân xuống bến xe Bắc Giang thì bị công an bắt giữ.
Bản án 18 năm tù
Sau khi bà Thỉnh qua đời, gia đình anh Khang đã tổ chức mai táng cho mẹ nuôi chu đáo. Gần một tuần suy nghĩ miên man, anh Khang nhận thấy cái chết của mẹ nuôi không đơn giản là do bị cảm như mọi người suy đoán nên ngày 26/4/2013, anh làm đơn trình báo cơ quan công an. Ngay sau đó cơ quan điều tra đã ra quyết định khai quật tử thi bà Thỉnh để điều tra nguyên nhân. Bằng các dấu vết để lại trên thi thể, công an xác định bà Thỉnh bị sát hại chứ không phải bị chết do cảm như gia đình đã trình báo trước đó.
Qua rà soát các mối quan hệ của nạn nhân, cơ quan công an nhận thấy đối tượng Thân Đức Vịnh là nghi can chính. Bởi lẽ, kể từ khi bà Thỉnh chết, Vịnh cũng mất hút, không có mặt để viếng bà nội. Một chi tiết khiến các trinh sát đặc biệt lưu tâm đó là Vịnh rất ham các trò chơi điện tử, hắn nhiều lần xin tiền bà nội và bố mẹ nhưng bị từ chối. Bên cạnh đó, anh Khang cũng khai nhận, trong cuộc sống bà Thỉnh có tiết kiệm được một số tiền nhưng đã “không cánh mà bay”. Từ những căn cứ trên, công an đã có đủ căn cứ xác định đối tượng Vịnh là hung thủ đã sát hại bà Thỉnh để cướp tài sản. Tại CQĐT, Vịnh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Ngày 16/10, TAND tỉnh Bắc Giang đã mở phiên sơ thẩm, xét xử bị cáo Thân Đức Vịnh về các tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Tại tòa, các con nuôi của bà Thỉnh đều có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho Vịnh, mong đứa cháu “bất trị” này có cơ hội sớm trở lại cộng đồng. Tuy nhiên, HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo Vịnh là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm đến tính mạng của người khác, làm mất an ninh trật tự tại địa phương. Sau khi xem xét toàn diện các chứng cứ, HĐXX tuyên phạt Vịnh 18 năm tù về tội “Giết người”, 3 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt Vịnh phải chịu là 18 năm tù (do bị cáo phạm tội khi chưa tròn 18 tuổi nên mức án tối đa dành cho lứa tuổi này là 18 năm tù giam).
Theo Chí Dũng
Nghịch tử sát hại mẹ vì lời xui của "con ma ngũ hài"
Người Nùng ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang không ít người khi lấy vợ, sinh con bằng lòng sống kiếp ở rể. Bố của Thèn Văn Đông (tên gọi khác là Sài Chúng Đông) cũng là một trong số những người đàn ông như vậy. Khi kết hôn với mẹ của Đông là bà Thèn Già S., ông Tài Sào D. chuyển về ở với gia đình vợ ở thôn Ngằm Đăng Vài 1, xã Ngằm Đăng Vài, huyện Hoàng Su Phì sinh sống.
Người Nùng ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang không ít người khi lấy vợ, sinh con bằng lòng sống kiếp ở rể. Bố của Thèn Văn Đông (tên gọi khác là Sài Chúng Đông) cũng là một trong số những người đàn ông như vậy. Khi kết hôn với mẹ của Đông là bà Thèn Già S., ông Tài Sào D. chuyển về ở với gia đình vợ ở thôn Ngằm Đăng Vài 1, xã Ngằm Đăng Vài, huyện Hoàng Su Phì sinh sống.
Cuộc sống vợ chồng ban đầu còn dễ chịu, nhưng sau khi mấy đứa con lần lượt ra đời, gánh nặng kinh tế dần chuyển thành những trận cãi vã nhau. Khi đứa con nhỏ là Thèn Văn Đông mới hơn 3 tuổi cũng là lúc ông D. không thể chịu đựng được người vợ của mình, cả hai quyết định ly hôn. Đông cùng anh trai về ở với mẹ, được một thời gian sau thì bà S. cũng đi thêm bước nữa.
Đối tượng Thèn Văn Đông ôm hận vì giết mẹ
Thời tiết trên núi cao thường rất lạnh về đêm, rượu trở thành "kẻ" bầu bạn thiết thân với nhiều người. Bà S. thường uống rượu say rồi vô cớ nổi cơn thịnh nộ lên đầu các con. Cha dượng cũng không thể ngăn những cơn say của bà. Đông là đứa trẻ bị đánh nhiều nhất. Cứ tiện có cái gì trong tay là bà ném, quật, nhiều khi chỉ vì những lỗi lầm rất nhỏ.
Đông còn nhớ, ngày hắn 5-6 tuổi, nhìn thấy bạn bè trong thôn kéo nhau đi học, hắn cũng thèm nhưng chẳng thấy ai nhắc nhở. Sợ mẹ, hắn không dám hỏi, bèn đi tìm ông ngoại. Ông hắn mới đem cháu tới trường. Nhưng cũng chỉ đến đầu năm lớp 2 là con đường học hành của hắn chấm dứt hẳn. Bởi vì "học mãi cũng chẳng mài ra cơm mà ăn được", hắn ở nhà giúp mẹ, giúp cha dượng làm ruộng, làm nương. Ngày mưa lẫn ngày nắng, ngày đông hàn giá buốt hắn cũng phải ra đồng. Ở cái huyện Hoàng Su Phì này, những gia đình nghèo nhiều không đếm xuể, không quần quật làm như con trâu, con ngựa thì lấy gì mà ăn. Tiếc là hắn chưa đủ kinh nghiệm sống ở đời để có thể hiểu và thông cảm cho người mẹ có phần khắc nghiệt của mình. Hắn nhớ là hắn bị đánh nhiều như cơm bữa lại thường xuyên bị bỏ đói, chịu rét. Khi lớn lên, thấy mình nhỏ con hơn những đứa trẻ khác trong thôn, lại thường bị trêu chọc, bắt nạt, nỗi oán hận với mẹ trong lòng hắn càng nhiều.
Năm 20 tuổi, hắn bỏ nhà đi. Hắn đến tìm bố hắn ở thôn Một, Tà Chải, xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì để nương nhờ. Bố hắn thương con nhưng cũng nghèo, lại thêm mấy đứa con riêng đang tuổi ăn tuổi lớn nên không giúp được nhiều. Hắn ở lại nhà bố thêm một thời gian thì bỏ đi làm thuê ở khắp nơi. Làm thợ hồ, làm người nấu bếp thuê, làm bốc vác, gùi hàng cho người khác,... bất cứ việc gì có thể đem lại tiền để nuôi sống mình, hắn đều nhận. Được mấy năm thì hắn có bạn gái. Hắn nghiêm túc nghĩ về chuyện lấy vợ. Nhưng vì quá nghèo, hắn cũng nghĩ tới chuyện về ở rể nhà vợ nhưng bố vợ không đồng ý. Hắn và người yêu mới bàn với nhau tìm về quê sinh sống. Về quê bố thì hắn không có hộ khẩu do khi bố mẹ ly hôn, toà phán quyết Đông về ở với mẹ. Nghĩ mẹ ở quê cũng có mấy mẫu ruộng, làm không hết, Đông mới tìm về. Khi ấy là năm 2011, sau 10 năm bỏ nhà đi, hắn mới gặp lại mẹ.
Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của hắn, bà S. không nhận con mà còn ném hết đồ của hai đứa ra khỏi nhà. Bà bảo: "Mày đi mau. Trong vòng vài phút nếu mày không đi sẽ có thanh niên đến trói mày. Mày không tin à? Mày bỏ đi 9-10 năm rồi, số tiền nợ của mày tao cộng lại, đất đai của mày giờ không còn nữa". Hoá ra, ngày trước khi còn ở nhà với mẹ, nhiều lúc đói quá, Đông có đi vay mượn của người này người kia để ăn uống. Thanh niên ai chẳng uống rượu, Đông lại không có tiền nên lại nợ. Tổng cộng số tiền mà Đông nợ người làng vào khoảng 1,5 đến 1,8 triệu đồng. Bà S. đã thay Đông trả hết số nợ nên bà coi như đã không còn nợ nần gì với đứa con này nữa.
Ông ngoại là người thương Đông nhất thì đã mất từ năm 2004, không có người bênh vực, Đông đành phải bỏ đi. Ít lâu sau thì người yêu hắn đi lấy chồng, hắn càng thấm thía cái nghèo và càng hận mẹ.
Sát hại mẹ vì... có người nói là "ma ngũ hài"
Lần thứ hai, hắn trở về quê mẹ là đầu tháng 8/2011. Tạt qua nhà xong, không có mẹ ở nhà, đến khoảng 17h ngày 9/8/2011 Đông mới đi đến nhà thím là Lù Thị Seo (SN 1985) cũng là người ở thôn Ngằm Đăng Vài 1. Ngồi ăn cơm có ông Thèn Leo S. (là bố chồng của Seo) và Thèn Văn T., Thèn Văn V. (là 2 con trai của Seo). Ngồi uống rượu, ngà ngà say Đông có nói với Seo về chuyện ngày còn nhỏ thường xuyên bị mẹ đánh đập nên đâm ra oán hận.
Đến khoảng 24h cùng ngày, Đông xin phép gia đình Seo về nhà mẹ đẻ. Bà S. nghe tiếng Đông mới chạy ra mở cửa rồi vào đun nước cho Đông uống. Bà S. hỏi: "Dạo này con sống ở đâu, đã lấy vợ chưa?". Nhớ lại chuyện cũ, Đông uất ức hỏi lại mẹ: "Tại sao mẹ đẻ con ra, mẹ không nuôi được con mà còn suốt ngày đánh đập?". Bà S. nói: "Tại ngày xưa mày bướng quá, tao còn trói cả chân, tay mày vào cột nhà để đánh". Nghe vậy, Đông mới bực tức nói: "Có người nói mẹ biết làm ma ngũ hài nên họ bảo con về giết mẹ" (Thực tế không có ai xúi giục-PV). Nghe Đông nói, bà S. cầm con dao dài khoảng 40cm ngay bên cạnh, giơ lên doạ chém. Sẵn trong người có rượu, nhìn thấy mẹ chĩa dao vào người mình, Đông liền nảy sinh ý định giết bà S.
Đông nhặt đoạn củi gỗ tròn đường kính 6cm, dài 1,08m ở cạnh bếp đập nhiều nhát vào bà S. làm nạn nhân ngã gục xuống sàn nhà. Thực hiện xong hành vi, Đông vứt đoạn củi ở dưới sàn nhà và nhặt con dao ở dưới chân bà S. đi ra ngoài vứt con dao xuống ruộng lúa trước cửa nhà. Lúc đó Đông vẫn nghe thấy tiếng bà S. kêu cứu nhưng hắn bỏ mặc và đi về nhà Lù Thị Seo. Gặp Seo, Đông nói: "Cháu đã lỡ tay giết chết mẹ cháu rồi". Thấy vậy Seo hỏi: "Tại sao giết mẹ?", Đông không nói gì và bỏ đi. Trước khi đi Đông dặn Seo: "Thím không được kể chuyện này cho ai biết". Đến khoảng 2h ngày 10/8/2011, Đông đi theo đường mòn trốn sang Trung Quốc làm thuê, đến ngày 23/8/2011 Đông quay về Việt Nam thì bị bắt giữ.
Với tội danh giết mẹ đẻ, Thèn Văn Đông bị truy tố về tội giết người theo điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự. Lù Thị Seo bị truy tố về tội không tố giác tội phạm, theo khoản 1, Điều 314 Bộ luật Hình sự. Trong phiên toà diễn ra ngày 13/12/2011 cả Đông và Seo đều cúi đầu nhận tội về hành vi của mình. Đông phải lãnh mức án 17 năm tù giam còn Seo nhận mức án 3 tháng 14 ngày tù. Nghĩ ngày về vẫn còn dài hun hút trước mắt, hắn thấy rùng mình...
Theo Đời sống & Pháp luật
Nhiều uẩn khúc trong vụ án con dâu dùng búa sát hại mẹ chồng Bị TAND tỉnh Cao Bằng xử kết án tù chung thân về tội "Giết người" mà nạn nhân là bà mẹ chồng 75 tuổi, bị cáo Hoàng Thị Vấn vẫn một mực kêu oan. Bất ngờ là gia đình chồng, đại diện cho người bị hại, cũng khẳng định hung thủ là kẻ khác. Sau khi Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại...