Bí ẩn cái chết của bé gái 2 tuổi theo bà đi hội chợ
Người dân nơi đây vẫn không thể lý giải bé gái gặp tai nạn, hay bị sát hại, và thủ phạm gây ra cái chết thảm thương này cho bé gái với mục đích và lý do gì?
Bí ẩn cái chết của bé gái 2 tuổi theo bà đi hội chợ
Thi thể bé gái được tìm thấy dưới ao nước sau một ngày người thân lùng sục khắp nơi. Hiện trường phát hiện cách xa nơi nạn nhân chơi đùa khoảng 500m. Cái chết bất thường nhen nhóm lên sự hoang mang trong dư luận địa phương. Bé gái này có thể tự mình đi một đoạn đường xa như thế trong đêm tối?
Chớp mắt đã thấy mất cháu
Khoảng 20h tối ngày 23/9, người dân ở ấp Phước Lộc, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ xôn xao kháo nhau thông tin giúp bà Trần Thị Hà (SN 1956) đi tìm đứa cháu ngoại. Đứa bé mất tích là Trần Kim Mỵ (SN 2012), trước đó đi cùng bà ngoại đến khu vực chợ Thạnh Phú để chơi nhân dịp đoàn lô tô (hội chợ – NV) về làng. Bà Hà nức nở nhớ lại: “Chiều hôm đó, con gái tôi đi bán vé số về nhà ăn cơm. Ăn xong, con gái ôm xấp vé số xuống hội chợ ráng bán thêm chút đỉnh, bé Mỵ gửi lại cho tôi. Con bé đòi ra hội chợ chơi, tôi chiều theo nó vì nơi tổ chức hội chợ chỉ nằm ngay sau nhà. Tôi còn mua thêm ổ bánh mì cho con bé ăn. Nó ngoan ngoãn ngồi ăn ngon lành. Lúc này đoàn hội chợ ca nhạc ầm ĩ chuẩn bị dò số. Con bé kêu khát nước, tôi bảo con ngồi yên để ngoại đi mua nước. Ngoảnh đi ngoảnh lại đã không thấy con bé đâu”.
Theo bà Hà, thời gian bà đi mua nước chỉ mất chừng 10 phút vì lúc này khách khá đông. Khoảng cách quầy nước với đứa cháu ngoại ngồi chờ cũng chỉ hơn chục mét. Tuy nhiên lúc đó đoàn hội chợ bắt đầu ca hát dò số, âm thanh ồn ào. Khi bà quay lại đã không thấy cháu ngoại đâu. Bà Hà miệng lầm bầm “nó đi đâu mất tiêu rồi”, vừa đi tìm cháu. Tìm khắp một vòng sân hội chợ vẫn chưa thấy, trong lòng bà bắt đầu thấy hoang mang. Bà trở về nhà tìm một lượt vẫn không thấy cháu đâu. Hỏi thăm những người ở ở khu hội chợ, chẳng ai để ý vì mải xem ca nhạc. Tim đập chân run, bà lật đật đến nhờ chủ đoàn hội chợ thông báo trên loa phát thanh nhờ mọi người tìm giúp. Thông tin này nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Nhiều người địa phương sốt sắng vào cuộc.
Video đang HOT
Lực lượng công an cũng nhanh chóng có mặt để xác minh vụ việc. Dù tích cực tìm cả đêm, tung tích của bé gái 2 tuổi mất tích vẫn là một ẩn số chưa thể giải đáp. Nghe người dân báo tin, chị Trần Kim Giao (23 tuổi) mẹ của bé gái mất tích vội vàng về. “Đêm đó, tôi và con gái về nhà mà có ngủ gì được, nhắm mắt là thấy cháu mình cười nói ở đó. Tôi và con gái ôm nhau khóc cả đêm, nghĩ được nơi nào là lại lục đục đi tìm con bé. Nếu nó còn sống chắc là nó sợ và khóc dữ lắm. Cứ nhớ đến lúc nó ngồi ăn bánh mì là tôi thấy mình buồn như muốn chết đi. Nó còn nhỏ quá, ai nỡ làm hại nó”, bà Hà lau nước mắt.
Cuộc tìm kiếm bé gái mất tích còn kéo dài cho đến gần hết ngày hôm sau. Vào lúc 17h10′ ngày 24/9, thi thể Mỵ bất ngờ được phát hiện sau ao nước nhà ông Nguyễn Văn Hiền (41 tuổi, ngụ cùng địa phương). Hiện trường nơi phát hiện thi thể cách xa nhà nạn nhân chừng 500m. Mẹ và bà ngoại nạn nhân ngã vật ra đất khi nghe tin này.
“Gia đình tôi nghèo khổ nhưng có sống mất lòng ai đâu. Cháu gái tôi có tội tình gì mà chết tức tưởi thế này”, nhiều ngày đã qua, bà ngoại đứa bé vẫn than khóc khi nhắc lại sự việc.
Nơi phát hiện thi thể bé gái 2 tuổi
Bất hạnh truyền đời
Từ câu chuyện bi thương này, cuộc đời của bà Hà, đứa con gái cùng đứa cháu ngoại vắn số được người địa phương nhắc lại chua xót. “Nhà bà Hà quả là bất hạnh tận cùng. Con gái khờ khạo bị người ta lấy có thai rồi bỏ mặc, đứa cháu ngoại hai mẹ con cưng chiều thì chết không rõ nguyên nhân. Thiệt là ông trời không có mắt”, một hàng xóm cám cảnh.
Trong ngôi nhà rách nát chỉ có ba người phụ nữ, nay còn hai, bà Hà nức nở tâm sự. Ngày trước bà theo chồng đến đây lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Vợ chồng sinh hai con, một gái một trai. Nghèo đói, hai đứa con lớn lên mà không một ngày được cắp sách đến trường vì nhiều lý do. Hàng ngày vợ chồng bà đi gặt lúa mướn nuôi con. Rồi lúa chuyển sang gặt máy, họ thất nghiệp chuyển nghề bán vé số. Người chồng ban đầu còn chăm lo cho gia đình, càng về sau lại càng đổ đốn bê tha. Mấy năm trước, ông chết vì rượu đã tàn phá hết lục phủ ngũ tạng.
Cái đói nghèo vẫn cứ thế đeo bám. Đứa con trai út của bà năm nay 17 tuổi rày đây mai đó đi giữ vịt thuê. Lắm lúc bà cũng không biết con trai mình đang ở đâu. Khốn khổ hơn cả là con gái lớn của bà. Tính khờ khạo, chị sớm “nối nghiệp” mẹ bán vé số mưu sinh. Ba năm trước, chị bị một người đàn ông đáng tuổi cha chú ngụ cùng địa phương dụ dỗ rồi mang thai. “Người đàn ông này đã có con cái đề huề, cháu nội cháu ngoại đã lớn. Vậy mà ông ấy thấy con gái tôi khờ dại rồi giở trò như thế. Sinh con rồi, ông ta cũng không thèm nhìn mặt hai mẹ con”, người mẹ nói trong nước mắt.
Thời gian mang thai chị Giao vẫn phải đi bán vé số để dành tiền sinh nở. Chị đi bán mãi, bán mãi cho đến khi đau bụng thì được người đi đường đưa đi nhà hộ sinh. Bà chạy vạy khắp nơi để lo cho con lúc lâm bồn. Đứa cháu gái ra đời trong niềm vui sướng tột độ của mẹ con bà. Dù đứa bé ra đời đã bất hạnh khi cha không thèm nhìn mặt, phải mang họ mẹ, nhưng nuốt nước mắt, bà bảo với con gái: “Không cần ai nhìn nhận hết, mẹ con mình nghèo đói đến đâu cũng phải nuôi con bé nên người”.
Sau khi sinh con gái không được bao lâu, người mẹ đã phải sớm đi bán vé số lại để kiếm sống và trả nợ. Đồng tiền ít ỏi kiếm được từ xấp vé số, chị để phần trả nợ, phần nuôi con và mẹ. Lúc đi bán vé số, chị ôm con theo cho đỡ nhớ. Khi đứa bé nặng thêm, bồng không nổi, chị mới gửi ở nhà nhờ mẹ chăm sóc. “Nó ở với tôi không khi nào đi khỏi tầm nhìn của tôi. Thỉnh thoảng nó xin 2 ngàn đồng đến nhà đối diện mua bánh ăn. Đó là lúc nó đi xa nhất, mà kể cả lúc đó, tôi cũng dõi theo cho đến lúc cháu trở về. Nó ngoan lắm, tôi thương nó nhất trên đời. Gặp người lạ không bao giờ nó dám đến gần. Cháu tôi nuôi tôi biết, người nào bắt nó phải bịt miệng, không là nó khóc dữ lắm. Tôi nghĩ cháu mình chết không phải tai nạn. Nhưng ai đã làm ra chuyện tày trời này? Giờ tôi chỉ biết trông chờ vô mấy chú công an”, bà Hà nói.
PV đã tìm đến hiện trường nơi phát hiện thi thể nạn nhân. Lối đi dẫn đến hiện trường, một phía có lưới người dân chặn lại; hướng đối diện là ruộng ngập nước mênh mông; phía còn lại chỉ là lối đi chật hẹp đầy cỏ dại. Người dân nơi đây vẫn không thể lý giải bé gái gặp tai nạn, hay bị sát hại, và thủ phạm gây ra cái chết thảm thương này cho bé gái với mục đích và lý do gì? Vụ việc đang được công an TP.Cần Thơ tiếp tục điều tra.
Theo Xahoi
Ngang nhiên lập gác chắn thu phí đường bộ trái phép
Suốt 3 năm qua, ông Kiên Văn Mừng (35 tuổi, người dân tộc Cơ Tu), trú ở thôn 1, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã đứng ra lập gác chắn và ngang nhiên thu phí đường bộ trái phép đối với các loại xe tải với mức phí "cắt cổ". Đặc biệt, nhiều người có công với cách mạng ở thôn 1 đang được Nhà nước hỗ trợ xây nhà tình nghĩa... cũng phải "è cổ" đóng phí đường bộ cho ông Mừng.
Trong chuyến công tác lên huyện miền núi Nam Đông vào dịp cuối tháng 8 này, chúng tôi đã chứng kiến một sự việc "hy hữu" khi ông Kiên Văn Mừng (trú thôn 1, xã Hương Hữu) đã tự ý lập một gác chắn trên tuyến đường liên thôn qua địa bàn để thu phí của các loại xe tải chở hàng hóa, vật liệu xây dựng...
Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng thôn 1 cho biết, do chiếc cầu bắc qua con suối dẫn vào thôn 1 quá nhỏ (chiều rộng chưa đầy 2m-PV) nên các loại xe tải không thể đi lọt qua cầu. "Muốn vào thôn, các tài xế buộc phải cho xe chạy qua đoạn đường độc đạo gần mép vườn nhà ông Mừng để vòng qua con suối. Lợi dụng điều này, ông Mừng đã lập một gác chắn ở phía đầu đường để thu phí trục lợi", ông Hiền cho hay. Qua tìm hiểu được biết, mỗi chuyến xe tải chở vật liệu xây dựng như cát, sạn, sắt, thép... được ông Mừng thu phí từ 70-100 nghìn đồng và 200 nghìn đồng/chuyến xe tải chở gỗ tràm.
Bà Trần Thị A Vin, một người có công với cách mạng, thuộc diện gia đình chính sách được UBND xã Hương Hữu tạo điều kiện xây nhà ở tình nghĩa bức xúc trình bày với chúng tôi: "2 vợ chồng mình đều là thương bệnh binh, nghèo lắm, chẳng có tiền để xây nhà ở. Được Nhà nước quan tâm xây tặng căn nhà tình nghĩa, nhưng muốn xe tải chở vật liệu vào nhà, vợ chồng mình phải chi tiền từ 50-100 nghìn đồng cho ông Mừng đấy! Từ khi khởi công vào cuối năm 2013 đến nay, gia đình đã mất hơn 3 triệu đồng vì cái khoản thu phí vô lý này rồi...".
Ông Kiên Văn Mừng, người tự ý lập gác chắn.
Ngoài trường hợp của bà A Vin, ở thôn 1 còn có thêm 20 hộ dân thuộc diện chính sách đang được hỗ trợ xây nhà tình nghĩa và nhiều hộ dân đang tiến hành sửa chữa nhà cửa trước mùa mưa bão cũng phải "cắn răng" chịu đựng đóng phí cho ông Mừng. Trong đó, ông Hồ Minh Cần đã chi 1,1 triệu đồng/11 xe chở cát sạn; ông Hồ Pả Ninh chi gần 2 triệu đồng cho 10 xe tải chở gỗ tràm. Trong số này, còn có ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Hữu cũng đã chi nhiều triệu đồng cho ông Mừng để "xin đường" cho xe chở vật liệu về sửa chữa nhà cửa.
Trong khi đó, nói về lý do thu phí đường bộ, ông Mừng cho rằng: "Chuyện tôi thu phí xe quá tải là rất đỗi bình thường, vì các xe chạy đã xâm lấn vào đất vườn nhà tôi" (?). Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Hữu thì các xe tải khi chạy qua con đường độc đạo trên không hề ảnh hưởng đến vườn tược của ông Mừng. Ông Hồ Văn Xôi, Công viên xã Hương Hữu còn cho biết thêm: "Xã đã tổ chức rất nhiều cuộc họp và nhiều lần phối hợp cùng chính quyền thôn, già làng đến tuyên truyền, vận động ông Mừng dừng việc thu phí đường bộ trái phép; nhưng ông Mừng vẫn tiếp tục việc làm trái với quy định pháp luật. Sự việc đã kéo dài suốt nhiều năm, gây búc xúc cho người dân địa phương, ảnh hưởng đến ANTT địa bàn, song đến nay, vẫn chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm"
Theo CAND
Gia đình lao động Việt mất tích tại Libya như ngồi trên đống lửa Những ngày qua, người thân của lao động Nguyễn Văn Nhâm (đang mất tích tại Libya) như đang trên đống lửa. Cả nhà gần như không rời màn hình ti vi, trông ngóng từng thông tin, tin tức về anh. Sáng 11/8, nhóm PV Dân trí đã tìm về gia đình anh Nguyễn Văn Nhâm ở thôn Nam Bình, xã Thạch Đài, huyện...