Bí ẩn cái chết của Alexander Đại đế
Cũng giống cái chết của nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin, cái chết của Alexander là một bí ẩn không thể lý giải được.
Đã có rất nhiều lời đồn đại về nguyên nhân cái chết của ngài, nhưng mới đây, người ta lại đưa ra một loạt các giả thuyết mới đầy bất ngờ.
giả thuyết mới
Nghiên cứu của Tiến sĩ Leo Schep từ Trung tâm nghiên cứu Độc dược Quốc gia New Zealand cho rằng Hoàng đế Alexander qua đời do uống rượu độc dược chiết xuất từ một loại cây vốn sản sinh ra chất cực độc sau khi lên men.
Tiến sĩ Schep, người đã nghiên cứu để thu thập bằng chứng về các độc dược trong một thập kỷ qua, cho rằng một số các giả thuyết về việc Hoàng đế bị đầu độc khác – như bằng thạch tín và strychnine – là không hợp lý bởi nó sẽ gây chết người ngay lập tức chứ không phải sau 12 ngày như theo ghi chép lịch sử. Kết quả cũng tương tự như các độc dược khác như lá cây phụ tử, cây ngải đắng, cây kỳ nham và hoa nghệ tây.
Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Leo Schep với đồng tác giả Tiến sĩ Pat Wheatley từ Đại học Otago, được xuất bản trên tạp chí Clinical Toxicology cho thấy “thủ phạm” gây ra cái chết của Hoàng đế là lá cây lê lư trắng. Loài cây có hoa trắng này sẽ trở thành chất cực độc sau khi lên men và được người Hy Lạp sử dụng làm thảo mộc để chữa bệnh. Giả thuyết của Tiến sĩ Schep đặt ra đó là cây lê lư trắng có lẽ đã được lên men làm rượu để dâng lên Hoàng đế. Alexander có thể đã quá say trong buổi tiệc đó.
Video đang HOT
Những triệu chứng gây ra sau khi nuốt phải loại cây này cũng trùng khớp với những mô tả về những gì xảy ra trong 12 ngày trước khi ông qua đời, bao gồm triệu chứng sốt cao – điều cho thấy Hoàng đế qua đời do nguyên nhân tự nhiên. Tuy nhiên, cho dù Alexander bị đầu độc đi chăng nữa, thì vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy ông bị hạ độc thủ bởi các tướng lĩnh thân cận. Đã có một số ghi chép về một số trường hợp vô tình ăn phải cây lê lư trắng.
Các loài thảo dược cực độc như lá cây phụ tử, lá hoàng nham và lá lê lư trắng được cho là gây ra cái chết của Alexander Đại đế.
Năm 2010, tạp chí Clinical Toxicology có đăng một bài nghiên cứu về 4 trường hợp nói rằng họ đã ăn phải một loại tỏi dại nào đó. Khoảng 30 phút sau đó, họ bị nôn mửa, cảm thấy đau đớn và quay cuồng. Tuy nhiên, không giống như Alexander, họ đều sống sót.
Nhà nghiên cứu Schep cũng phối hợp với thám tử người Scotland John Grieve để thực hiện công trình nghiên cứu khác. Hai người đã phối hợp thực hiện bộ phim tài liệu “Cái chết bí ẩn của Alexander Đại đế” năm 2009. Tuy nhiên, ông Grieve khi đó cho rằng cây lê lư trắng không phải do sát thủ hạ độc Hoàng đế như nhà nghiên cứu Schep nghi ngờ, mà là do các ngự y của Alexander vô tình kê đơn quá liều cho bệnh nhân. Giả thuyết của ông Grieve nhận được sự đồng tình của chuyên gia người Anh Richard Stoneman. Ông Stoneman nói: “Cây lê lư trắng là loại thuốc được nhiều ngự y thời cổ đại ưa dùng, và các ngự y của Alexander có thể đã tiếp cận một giống cây lạ ở Babylon hoặc thậm chí đọc nhầm nhãn thuốc của người Babylon”.
Quan tài được tái tạo lại của Alexander Đại đế trong Bảo tàng Khảo cổ học ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, trong bài thuyết trình tại một hội thảo tại Barcelona năm 2010, nhà sử học Adrienne Mayor và nhà nghiên cứu độc dược học Antoinette Hayes cho rằng đá vôi quanh sông Styx là nơi nuôi dưỡng một loại vi khuẩn cực độc có tên calicheamicin. Các thí nghiệm hóa học đã được tiến hành để xác định xem liệu loại vi khuẩn này còn tồn tại đến nay hay không (dù chúng có thể đã biến mất nhiều thế kỷ trước). Mayor và Hayes cho rằng calicheamicin có thể đã gây ra các triệu chứng giống như của Hoàng đế Alexander trước khi qua đời – bao gồm triệu chứng sốt cao.
Bích Hạnh
Theo Báo Tin tức
"Giật minh' phát hiện sản phụ trung cổ sinh con dưới mộ sau khi chết
Một phụ nữ mang thai thời trung cổ tử vong sau một ca phẫu thuật não vẫn sinh con trong lúc bị chôn dưới mộ.
Vụ việc xảy ra tại nước Ý thời trung cổ. Một nhóm nhà khoa học khẳng định điều này sau khi xét nghiệm và phân tích bộ hài cốt người phụ nữ được tìm thấy tại thị trấn Imola, Bologna vào năm 2010. Người phụ nữ này được cho là sinh sống trong khoảng thời gian 600-700 trước Công nguyên.
Bộ hài cốt sản phụ "sinh con trong quan tài".
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Ferrara và Bologna giải thích hiện tượng "ra đời trong quan tài" xảy ra khi thai nhi bị đẩy ra ngoài trong lúc người mẹ đã chết và bị chôn. Trong quá trình tử thi phân hủy, lượng khí lớn xuất hiện, dồn vào tử cung người mẹ khiến thai nhi bị đẩy ra ngoài qua âm đạo.
Bộ xương cốt các nhà khoa học nghiên cứu được tìm thấy cùng một thai nhi tìm thấy ở giữa hai chân của thai phụ. Dựa vào vị trí của thai nhi, các nhà nghiên cứu kết luận đây là một trường hợp "ra đời trong quan tài". Đầu và phần thân trên của thai nhi được tìm thấy ở bên ngoài vùng xương chậu của người phụ nữ, trong khi phần chân thai nhi vẫn ở bên trong.
Người phụ nữ trung cổ này cũng có một lỗ hổng rộng 5 mm trên sọ. Các nhà khoa học cho rằng bà đã trải qua phương thức điều trị y khoa "khoan xương sọ".
Đây là phương pháp phẫu thuật lâu đời nhất, xuất hiện trong thời kỳ đồ đá và để sử dụng chữa trị cho hội chứng tiền sản giật. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ có thể sản phụ phải trải qua phẫu thuật não vì lí do trên.
Theo chi tiết ghi trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí World Neurosurgery, người phụ nữ này sống được thêm 1 tuần sau ca phẫu thuật, và được chôn cất khi còn mang thai.
Đây không phải là lần đầu tiên ghi nhận một trường hợp "ra đời trong quan tài" đối với ngành khảo cổ học. Năm 2017, một trường hợp tương tự cũng đã được phát hiện trong khu chôn cất Black Death gần Genoa, Italy.
Hồng Hạnh
Theo Báo Tin tức
Bất ngờ: Lời nguyền của pharaoh Tutankhamun không hề có thật? Sau khi phát hiện lăng mộ pharaoh Ai Cập Tutankhamun (còn gọi Vua Tut), 22 người có liên quan đến khám phá khảo cổ học này lần lượt qua đời và bị nghi vướng lời nguyền của Vua Tut. Liệu điều này có đúng? Lời nguyền của Vua Tut được cho là bắt đầu ứng nghiệm vào năm 1922. Khi ấy, nhà khảo...