Bí ẩn bên trong “trường bắn xi lanh” Kỳ cuối: Nỗi ám ảnh của những người “siết cò”
Chưa từng có ai gọi đội ngũ những người thi hành án tử hình là một thứ “nghề” cả. Việc siết cò kết thúc cuộc đời tử tội đã gây nhiều tò mò, nhiều cảm xúc…
Tử hình bằng tiêm thuốc độc
Ở ẩn sau lần “kết liễu một tử tù”
…Pháp trường lạnh lẽo, thê lương, dễ gợi cảm giác ma quái bao nhiêu thì bản thân những người siết cò thực thi nhiệm vụ kết liễu cuộc sống của các phạm nhân còn nhiều trăn trở và ám ảnh bấy nhiêu. Chúng tôi xin kết thúc loạt phóng sự về “pháp trường xi lanh” với số phận các tử tù mòn mỏi chờ tiêm thuốc độc bằng tâm sự của những người chuyên “xử tử” tù nhân, họ đã nhìn nhận lại “nghề” của mình nhân dịp thứ nghề này…bị “khai tử”.
Thành phố Sơn La thời mới nô nức người, xe, bốn phía nhìn không thấy đường chân trời vì núi cao chất ngất. Ông Lò Xuân L., năm nay 50 tuổi, nguyên Trưởng phòng Thi hành án hình sự, Công an tỉnh Lạng Sơn, đã nghỉ công tác ở ngành công an vào năm 2005, với quân hàm thượng tá. Giờ ông đang là lãnh đạo của Đoàn luật sư tỉnh nhà. Nhưng, ông L. chưa bao giờ thôi ám ảnh, suy nghĩ về những năm tháng thực thi nhiệm vụ, tham gia bắn súng thi hành án tử hình. Ông bảo, trước mình đi bắn người, từng bắn cả phát súng nhân đạo vào đầu tử tội, giờ làm luật sư đi gỡ tội cho các kẻ đứng trước nguy cơ mắc án tử hình. Có vụ cơ quan chức năng chỉ định ông cãi, có vụ người ta thuê cãi. Nhưng bắn người thì lần nào cũng… chết, còn gỡ tội thì chả gỡ được cho ai vì họ toàn dính án nặng, án ma túy buôn mẻ lớn. Ông bảo, có cậu lính mới hồi ông quản lý, cậu ấy vác súng đi thi hành án tử hình được một lần, tay chân run bắn, rồi về nhà bỏ cả nghành công an luôn. Nhà cậu ấy ở Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), trông rất mạnh mẽ. Ai ngờ…
Ông L. và anh bạn đi cùng tôi là người Sơn La, chỗ cán bộ tỉnh thân thiết với nhau, chứng kiến bao nhiêu vụ tử hình bằng súng đạn (với hàng trăm người cùng tò mò xem) cứ ngồi hàn huyên. Họ bảo: Không chỉ người dân sợ cảnh bắn người thi hành án tử hình, khi mà đài truyền thanh thông báo lịch tử hình trước 2 tiếng, bà con kéo đến “xem” vây kín cả các rông núi, nơi có sự kiện thi hành án tử hình. Hồi đầu, ngay cả bên cán bộ, bên công an cũng thế, người ta cũng “ghê” cảnh bắn tử hình lắm. Mấy ông cấp trên toàn chỉ đạo từ xa cách chỗ bắn người mấy cây số hoặc chỉ đạo bằng điện thoại thôi. Về sau bị “góp ý phê bình” họ mới đến gần “pháp trường” để ngồi đấy chứ. Bản thân họ cũng ngại chứ. Suốt nhiều năm chỉ thấy… cấp dưới đi đại diện ra trường bắn thôi, chứ các vị cấp trên là “báo cáo vắng mặt” hết. “ Họ ngại hay họ bận thật cũng… chả biết được“, ông L. lẩm bẩm. Có anh đi “bắn” vài lần là xin nghỉ. Đã có chuyện, một người cả đời làm nhiệm vụ “xử tử”, về già ông này cứ có suy nghĩ, tự mình lập những “mái cỏ” có bát nhang coi như có một chút an ủi linh hồn những người ông ấy đã “siết cò”. Bao nhiêu lần tham gia thi hành án tử hình, trực tiếp siết cò súng, là trang trại nhà ông ấy có bấy nhiêu bát nhang, lều cỏ xinh xinh để cầu cho họ siêu thoát.
Video đang HOT
“Pháp trường lạnh lẽo, thê lương, dễ gợi cảm giác ma quái…”
Cố tình bắn vào chân tử tù để bớt ám ảnh
Ông L. ngại nói về những thứ kiểu như “sướt mướt”, mê tín dị đoan, hay e ngại “linh hồn tử tù” kiểu gì đó, nhưng ông cũng nói thật: “ Đôi khi, những người đi bắn tử tù xong, trở về nếu công tác suôn sẻ thì không sao, chứ chẳng may bị “cái gì đó rủi ro” thì họ lại suy nghĩ. Bản thân tôi bắn người thế, mà từ anh lính trơn lên đến trưởng phòng rồi giờ làm lãnh đạo đoàn luật sư, có sao đâu! Bạn tôi, cậu Tuấn A., cậu ấy bị đâm xe rồi bao hệ lụy. Nó cũng công tác, có bắn gì ai như bên thi hành án bọn tôi đâu mà bảo là “bị rủi ro” vì cái nghề kia. Cậu ấy làm bên cảnh sát kinh tế mà“. Ông L. lý luận như vậy, chứng tỏ ông từng suy nghĩ, chứng nghiệm, trăn trở rất nhiều với “nghề bắn”.
Người ngồi cùng bàn với tôi và ông L. thì kể: “ Cậu X. về đằng vợ nhà tôi, bác L. biết rõ đấy, đi bắn người cùng với bác về là gia đình phải làm lễ, ma chay cúng bái, làm đủ thứ thủ tục nọ kia. Kẻo họ cũng bị ám ảnh nhiều lắm đấy!“. Ông L. thở dài: “ Trước khi thi hành một vụ án tử hình, chúng tôi phải đi chọn người trong đội cảnh sát cơ động, phải nắm kỹ từng tính cách từng người từ trước. Lúc được giao việc, anh em cũng “tâm lý” lắm. Trước khi ra pháp trường, có khi phải xin đạn thật về co anh em bắn hình nộm thử. Xem lòng “quyết tâm” thực thi nhiệm vụ, loại sự sống của “cái ác” ra sao. Chúng tôi phải động viên anh em trong đội là không bắn trượt được. Củng cố ý thức (không bị “tâm lý”) để không bắn trượt mới là quan trọng. Cần trung thành với Đảng, với Nhà nước, có lòng yêu nghề thực thi nhiệm vụ vì cộng đồng. Nói vậy, cũng có khi không chuẩn bị gì cả, cứ chọn người ở đội cơ động, rồi cho lên xe chở đi giao nhiệm vụ, cấm từ chối…“
Câu chuyện của ông L. khiến chúng tôi lại nhớ đến thượng tá Hoàng Thế V., người không ngần ngại tiết lộ mình đã dùng súng ngắn trực tiếp bắn vào thái dương tử tù, lãnh đạo đội xạ thủ “kết liễu” tới 13 tử tù rồi. Anh V. còn cho biết, bản thân anh cũng rất “tâm trạng” trong lần đầu đi bắn tử tù. Đêm không ngủ được, mẹ vợ phải vào động viên “bắn người là việc tốt cho xã hội, thực hiện nhiệm vụ cao cả”, sáng hôm sau anh mới vững tay súng được. Đặc biệt, đã có chuyện, mấy anh chàng xạ thủ mới ra pháp trường làm nhiệm vụ, láu cá bắn vào chân tử tù, thay vì bắn trúng vào miếng băng dính ở ngực đánh dấu vị trí cần bắn (vào tim). Lý do là họ không muốn bị ám ảnh vì mình đã “giết người”.
Bây giờ, các trường bắn và các đội ngũ trang thực thi nhiệm vụ siết cò kết liễu sự sống của phạm nhân đã… hết nhiệm vụ. Bắn người hay tiêm thuốc độc cho họ chết, cũng là kết thúc sự sống của con người cả thôi, nhưng tiêm thuốc độc sẽ cho người ta cái chết êm đềm hơn, người thực thi nhiệm vụ cũng bớt ám ảnh hơn.
Cả ông Lò Xuân L. và anh Hoàng Thế V. đều tiết lộ chân thành: Họ ít nhiều bị ám ảnh với việc cầm súng, nhả đạn để thực thi nhiệm vụ của người thi hành án tử hình kia. Có người bao năm làm “nghề”, tuyệt đối không nói gì với vợ con, dẫu họ tự hiểu có thể vợ con họ cũng biết cả. Cả ông L. và anh V. đều kể, nhiều khi ra quán ngồi tiếp khách, vẫn có người đến trước mặt, làm động tác như “đao phủ” trước khi ra trường bắn rồi hô vang, kiểu như: Tôi, Lò Xuân L., tôi Hoàng Thế V., đội trưởng đội vũ trang, tôi thế này, tôi báo cáo đồng chí… Ý họ nói là, tôi nhìn thấy anh, tôi nhớ đến cảnh anh dõng dạc đọc điều lệnh, hô vang, rồi tiếng súng nổ… Ông L. bảo ngại lắm.” Sau này chúng tôi đề nghị cho anh em được bịt kín mặt khi thực hiện nhiệm vụ, thứ nhất vì ngại, sau là vì cũng lo lo, khi mà bọn buôn ma túy, tội phạm có đồng bọn, nó có thể nhớ mặt mình mà trả thù“, ông L. nói. Anh V. thì bảo, sau này các anh đề nghị Bộ Công an bỏ cái việc hô tôi tên là gì, chức vụ gì… trước khi bắn tử tù đi, chứ làm thế bất lợi và nó “sái” lắm. Và Bộ đã đồng ý bỏ. Anh V. nhiều đêm mất ngủ trước khi thực thi nhiệm vụ. Từng có chuyện anh bần thần lau súng trước giờ ra pháp trường, để rồi khẩu súng chưa được tháo đạn cướp cò, tiếng nổ vang dội, thủng cả trần nhà, cấp trên phải sang “hỏi thăm” và lo lắng mãi…
Theo xahoi
Phán quyết bất ngờ
Cái chết đột ngột của một phụ nữ xinh đẹp đã khiến nhiều người dân ở thành phố Miami (Mỹ) vô cùng sửng sốt. Nhưng gây sốc hơn đó là phải hơn 1 năm rưỡi sau, kết luận pháp y mới được công bố.
Gia đình Lina Kaufman
Tử vong trong phòng tắm
Lina Kaufman và Adam Kaufman gặp nhau lần đầu tiên tại một bữa tiệc và sau 3 năm hẹn hò, họ quyết định kết hôn. Khi đó, Adam làm nhân viên môi giới bất động sản tại thành phố Miami thuộc bang Florida (Mỹ). Sau 7 năm chung sống, họ có với nhau 2 người con là Haley, 5 tuổi và Jake, 2 tuổi.
Nhưng mọi thứ đột ngột thay đổi khi sáng sớm 7-11-2007, Adam phát hiện Lina nằm sõng soài trong phòng tắm tại nhà riêng ở ngoại ô Miami. Adam gọi điện cho cảnh sát thông báo vụ việc và cố gắng làm mọi cách sơ cứu để vợ tỉnh dậy nhưng không thành. Cảnh sát sau đó đến hiện trường điều tra nhưng phải đến gần 18 tháng sau, vào tháng 4-2009, kết luận pháp y mới được công bố và khiến mọi người bị sốc. Theo đó, các nhân viên điều tra xác định Lina tử vong do bị siết cổ. Ngay sau đó, Adam đã bị bắt giữ với cáo buộc giết vợ. Tuy nhiên, anh này đã chấp nhận nộp 500.000USD để được tại ngoại.
Mẹ vợ cứu con rể
Tháng 5-2012, Adam đã bị đưa ra tòa xét xử với tội danh giết người cấp độ 2. Không giống như các vụ án gia đình khác, trong vụ này, cơ quan điều tra không xác định được động cơ gây án của Adam bởi vì anh này không hề ngoại tình cũng như chưa từng đánh đập vợ. Thậm chí, hai vợ chồng họ chưa bao giờ to tiếng với nhau. Tại hiện trường, cảnh sát cũng không tìm thấy bằng chứng Adam có sự liên quan đến cái chết của vợ. Tuy nhiên, giữa bên công tố và luật sư bảo vệ vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân gây ra cái chết của Lina.
Rất may cho Adam, bà Frida Aizman, mẹ của Lina Kaufman đã đồng ý ra tòa làm chứng.
Bà Frida cho biết, mặc dù rất đau lòng trước cái chết của con gái nhưng bà vẫn tin con rể vô tội. Theo bà, Lina có vấn đề về sức khỏe từ hồi còn nhỏ, thỉnh thoảng vẫn bị ngất xỉu. Thông tin này cũng trùng khớp với lời khai của Adam rằng vợ mình đôi khi bị ngất xỉu trong thời gian họ sống với nhau. Và đây có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của Lina.
Ngày 5-6-2012, sau phiên tòa kéo dài 1 tháng, quan tòa đã ra phán quyết Adam vô tội. Nghe tới đây, Adam đã bật khóc. Thế là, sau hơn 3 năm bị cáo buộc tội giết vợ, giờ anh đã có thể trở lại cuộc sống bình thường. Hiện Adam đang sống cùng 2 con và tiếp tục làm nghề môi giới bất động sản.
Theo ANTD
Mỹ - Trung Quốc 'đối mặt' ở Shangri-la Diễn đàn an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày 1/6 chỉ ra xu hướng chạy đua vũ trang và cạnh tranh quân sự đáng quan ngại. Xu hướng cạnh tranh và biểu hiện "toan tính cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế và thiếu minh bạch" đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề...