Bí ẩn 5,6 tấn tiền xu cổ chôn dưới ngôi làng Trung Quốc
Các chuyên gia cố gắng tìm hiểu tại sao hàng trăm ngàn đồng xu lại bị chôn dưới đất.
Các tiền xu cổ được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc
Người dân ở miền đông Trung Quốc đã phát hiện ra một “ kho báu” hàng chục ngàn đồng tiền cổ khi đang xây nhà.
Tờ Jiangnan Metropolis Daily cho biết số tiền xu được tìm thấy ở Phù Lương, tỉnh Giang Tây và nặng khoảng 5,6 tấn.
Feng Ruqin, người đứng đầu Bảo tàng Quận Fuliang, cho biết 300.000 đồng tiền cổ này có niên đại 800 năm tuổi, từ thời nhà Tống (960-1279).
Feng cho biết nhiều khả năng các đồng xu cũng được chôn cùng thời điểm đó.
Dân làng tìm thấy 300.000 đồng tiền cổ
Video đang HOT
Theo Feng, có hai kịch bản để giải thích về các đồng tiền này. Thứ nhất: chúng được thu thập bởi một nhóm dân sự hoặc nhóm kinh doanh tại địa phương và giấu đi để sử dụng trong tương lai. Thứ hai: đây là tài sản của một ngân hàng địa phương nhỏ, cho phép mọi người đổi tiền tệ hàng ngày.
Số tiền này dường như bị chôn một cách vội vàng, Feng nói thêm.
Ông cho biết có thể mất 2-3 năm để làm sạch và xác định chính xác niên đại của đồng xu.
Sau khi dân làng tìm thấy số tiền này vào ngày 13.10, cảnh sát và các chuyên gia khảo cổ học đã có mặt tại địa điểm để kiểm tra.
Theo luật pháp, tất cả cổ vật được tìm thấy kiểu này phải được giao cho chính phủ để nghiên cứu.
Đồng xu bằng đồng dường như không có giá trị đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều người dân đã cố gắng đào đất để tìm xem còn “kho báu” hay không.
Theo Danviet
7 bộ xương 3.200 tuổi hé lộ về nghi lễ tàn bạo ở Peru
Phát hiện này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các nghi lễ tàn bạo trong nền văn minh Andes cổ.
7 bộ xương người bí ẩn được tìm thấy ở Peru
Được chôn ở vùng cao nguyên phía bắc Peru, hài cốt của những người sống hàng nghìn năm trước đã giúp các nhà khoa học hiểu hơn về nghi lễ bạo lực trong khu vực.
Các nhà nghiên cứu khai quật được 104 hài cốt của người Andes tại một khu nghi lễ bí ẩn có tên Pacopampa. Bảy trong số đó - nhiều khả năng đến từ tầng lớp thấp của xã hội - cho thấy dấu hiệu "chấn thương nghiêm trọng" trước khi chết.
Phát hiện này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các nghi lễ cắt bỏ tàn bạo trong nền văn minh Andes cổ.
Theo Newsweek, những hài cốt này có niên đại từ năm 1200 đến năm 500 trước Công Nguyên.
Pacopampa là một xã hội phức tạp được thành lập dựa trên hoạt động nghi lễ, các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia San Marcos ở Peru cho biết.
Thương tích trên bảy hài cốt hầu hết tập trung ở đầu và mặt, điều cho thấy nguyên nhân gây ra vết thương không phải tai nạn.
Các nhà nghiên cứu viết: "Sự phân bố chấn thương đồng đều giữa nam và nữ cho thấy chấn thương không phải do chiến tranh gây ra mà do nghi lễ, vì nam giới thường được lựa chọn cho chiến tranh".
Bảy hài cốt có dấu hiệu "chấn thương nghiêm trọng" trước khi chết
Những vết thương này nặng đến mức các nhà khoa học cho rằng chúng có thể đã gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ kéo dài cả đời. Họ vẫn chưa xác định nguyên nhân gây ra vết thương nhưng có một số giả thuyết.
Một là thiếu thực phẩm. Dấu hiệu của bạo lực "có thể là bằng chứng cho thấy căng thẳng xã hội gia tăng", các nhà nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, những người Andes này được ăn uống đầy đủ nên giả thuyết này không hoàn toàn thuyết phục.
Theo giả thuyết thứ hai, bạo lực có thể là hậu quả của "nghi thức liên quan đến thức ăn và nước uống".
"Các tập tục bạo lực này dường như có mối liên hệ với sự tôn thờ những người tàn bạo". Các nhà nghiên cứu cho rằng tầng lớp thượng lưu có thể đã đánh đập dã man những người khác để thể hiện mình là những kẻ săn mồi mạnh mẽ.
Các nhà nghiên cứu hiện đang ghép lại bằng chứng để tái tạo lịch sử lâu dài của nghi lễ bạo lực tại Peru.
Theo Danviet
Mexico: Đào đất, phát hiện đền cổ khổng lồ ngàn tuổi Rất may các thợ xây chưa phá hủy khu đất, chuyên gia cho biết. Đoạn video trên cho thấy các công nhân xây dựng ở Mexico phát hiện điều bất ngờ dưới lòng đất. Công nhân có mặt tại đây để xây dựng khách sạn và bãi đậu xe ở thành phố Mexico. Thế nhưng, họ lại khai quật được địa điểm khảo...