BHXH Việt Nam: Giải quyết chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong 1 ngày làm việc
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công văn mới nhất của BHXH Việt Nam gửi BHXH các tỉnh, chỉ đạo việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho NLĐ.
Cụ thể, ngày 26/7, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 2218/BHXH-TST tiếp tục chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh phân công lãnh đạo, viên chức chủ động liên hệ với các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 để đôn đốc, hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH giải quyết các chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hỗ trợ NSDLĐ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; xác nhận các Danh sách theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 23) về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Các danh sách bao gồm Danh sách NLĐ tham gia đào tạo; Danh sách NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Danh sách NLĐ ngừng việc; Danh sách NLĐ bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; Danh sách NLĐ được người NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất ((áp dụng đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động); Danh sách NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Video đang HOT
Cũng theo công văn này, BHXH Việt Nam yêu cầu, khi nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết các chính sách của đơn vị thì thực hiện giải quyết trong thời gian không quá 1 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ còn thiếu, có sai sót thì chuyển lại ngay để đơn vị bổ sung, hoàn thiện.
Trước đó, để triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ (Nghị quyết số 68) và Quyết định số 23, BHXH Việt Nam đã khẩn trương, liên tục có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt đối với toàn hệ thống, nhằm tạo thuận lợi tối đa trong công tác hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ.
Cụ thể, ngày 8/7/2021 (sau 01 ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 23), BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 1988/BHXH-TST hướng dẫn công tác tổ chức thực hiện; ngày 9/7/2021, tổ chức Hội nghị trực tuyến trong toàn Ngành từ Trung ương đến BHXH cấp huyện để quán triệt quyết liệt, triển khai thống nhất, đồng bộ đến các doanh nghiệp, NLĐ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất; ngày 15/7/2021 ban hành Công văn số 2062/BHXH-TST và ngày 21/7/2021 ban hành Công văn số 2157/BHXH-TST về việc thực hiện giải quyết các chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ…
Ngay sau khi có hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, cơ quan BHXH các cấp đã phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch hoặc văn bản triển khai thực hiện, đồng thời gửi văn bản tới các đơn vị sử dụng lao động về thực hiện các chính sách hỗ trợ. Mới đây, BHXH Việt Nam vừa có văn bản về việc tổ chức đoàn công tác do Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn làm Trưởng đoàn đến BHXH 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để nắm bắt tình hình thực hiện Nghị quyết số 68 và thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn.
Với các giải pháp quyết liệt như: Giảm thời gian giải quyết hồ sơ; đơn giản hoá thủ tục; đa dạng hình thức nộp hồ sơ; tăng cường giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, làm thêm giờ… ngành BHXH Việt Nam đã và đang đưa các chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ đến với NLĐ và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Kết quả, đến ngày 16/7/2021, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện xong chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bằng 0% (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho hơn 375 nghìn đơn vị SDLĐ, tương ứng trên 11,2 triệu lao động với số tiền tạm tính khoảng 4.322 tỷ đồng.
Thanh Hóa có 6.370 đơn vị, doanh nghiệp được giảm mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do đại dịch COVID-19
Tính đến ngày 23-7, tỉnh Thanh Hóa đã có 7/27 huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch và tổ chức hội nghị triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, có 7 huyện, thị xã, thành phố ban hành và tổ chức hội nghị triển khai chính sách hỗ trợ gồm: TP Sầm Sơn, Nga Sơn, Quảng Xương, Đông Sơn, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Cẩm Thủy. Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố còn lại đã hoàn thiện xong dự thảo kế hoạch và trình lãnh đạo UBND huyện xem xét, ký ban hành ban hành.
Đối với chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng khác, UBND các huyện, thị xã, thành phố đang tiến hành rà soát, xác định các lĩnh vực, ngành nghề bị tạm dừng hoạt động, các khu vực bị phong tỏa để phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Về chính sách giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hiện nay Bảo hiểm xã hội tỉnh đã rà soát và gửi thông báo đến tất cả các đơn vị, doanh nghiệp do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý thuộc diện được giảm mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo kết quả rà soát có 6.370 đơn vị, doanh nghiệp với 264.336 lao động được giảm mức đóng với tổng số tiền tạm tính giảm mức đóng 12 tháng (tính từ ngày 1-7-2021 đến 30-6-2022) là 74.503.173.321 đồng.
Về chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch, ngày 23-7, Sở VH,TT&DL đã ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp du lịch - lữ hành, các hiệp hội du lịch, Ban quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định thành lập Tổ thẩm định Hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Cùng với đó, đối với chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất qua nắm bắt thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hiện có 2 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc (gồm: Công ty may Xuân Lam, huyện Thọ Xuân và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân). Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thọ Xuân hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thiết lập hồ sơ đề nghị vay vốn, nếu đủ điều kiện sẽ giải ngân vốn vay theo quy định.
Đối với chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế, Sở Y tế đang xây dựng văn bản gửi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lập danh sách trẻ em, người đang điều trị COVID-19, cách ly tế và hướng dẫn thiết lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Đối với chính sách hỗ trợ kinh doanh, hiện nay Cục Thuế tỉnh đang chỉ đạo các chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố, khu vực rà soát, lập danh sách các hộ kinh doanh gặp khó do đại dịch COVID-19 để tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ.
BHXH Việt Nam triển khai Nghị quyết 68 hỗ trợ lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 Chiều ngày 9/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Quang cảnh cuộc họp. Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu cho biết, 4 đợt...