Bêu tên dự án thế chấp: Rủi ro những dự án chưa bị… ‘lộ’
Đó là lo ngại của nhiều người khi tỷ lệ các dự án thế chấp ngân hàng theo công bố của TP.HCM và Hà Nội quá nhỏ so với thực tế.
Dự án The Ruby Land bị đem thế chấp ngân hàng khiến khách hàng gặp khó khăn
Phần chìm của tảng băng
Con số trên chỉ là phần nổi của tảng băng và phần chìm của tảng băng mới là điều đáng bàn. Những dự án được nêu tên đều là những dự án được công bố thông tin minh bạch, khi khách hàng mua căn hộ sẽ được giải chấp. Còn những dự án được chủ đầu tư “âm thầm” đi cầm cố rồi hai bên “bắt tay” nhau ém nhẹm thông tin mới là điều đáng lo.
Một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS
Theo thống kê, tại TP.HCM chỉ có 77/584 dự án, chiếm khoảng 13% trong tổng số dự án bất động sản (BĐS) đang triển khai thế chấp ngân hàng (NH), ở Hà Nội có 26/300 dự án bị “bêu tên”, tương đương tỷ lệ 10%. Tỷ lệ quá thấp so với thực tế đang là vấn đề gây tranh cãi và bất bình cho nhiều doanh nghiệp (DN).
Ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM, cũng thừa nhận con số 77 dự án mới được công bố không phải là tất cả. Bởi đây chỉ là những dự án đủ điều kiện bán hàng được Sở Xây dựng phê duyệt cộng với một số dự án có thông tin cập nhật tại Văn phòng đăng ký đất đai TP.
Một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS đánh giá, con số trên chỉ là phần nổi của tảng băng và phần chìm của tảng băng mới là điều đáng bàn. Những dự án được nêu tên đều là những dự án được công bố thông tin minh bạch, khi khách hàng mua căn hộ sẽ được giải chấp. Còn những dự án được chủ đầu tư “âm thầm” đi cầm cố rồi hai bên “bắt tay” nhau ém nhẹm thông tin mới là điều đáng lo. Điều này cũng cho thấy, những DN làm ăn đàng hoàng đã bị công bố danh tính mới đây sẽ bị ảnh hưởng uy tín, ảnh hưởng đến việc kinh doanh rất lớn, trong khi đó những DN chưa công bố lại “bình chân như vại”, không bị ảnh hưởng gì, gây nên sự bất công giữa các DN với nhau.
Chuyên gia này phân tích, việc các DN nói chung và DN BĐS nói riêng cầm cố tài sản để vay vốn NH làm ăn là điều hết sức bình thường. Nhưng việc này trở nên bất thường khi Sở Tài nguyên – Môi trường hai địa phương trên chỉ nêu tên một số ít dự án cầm cố mà không phải toàn bộ.
TS Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, cho rằng theo nguyên tắc, không NH nào dám cho chủ đầu tư thế chấp dự án để vay số lượng tiền lớn mà không đăng ký với cơ quan chức năng vì rủi ro mất tiền rất cao. “Tôi dám chắc chắn là không có hoặc chỉ có rất ít NH dám liều mạng cho chủ đầu tư thế chấp dự án vay tiền mà không thông qua cơ quan chức năng. Nếu có, trường hợp này có vấn đề”, ông Liêm nói.
Video đang HOT
Nhưng TS Phạm Sĩ Liêm cũng không loại trừ các trường hợp gian dối. Bên cạnh những DN làm ăn nghiêm túc thì vẫn tồn tại những chủ đầu tư không trung thực khi đem thế chấp dự án vào một NH để lấy tiền phát triển dự án. Đến khi có nguồn thu lại mở tài khoản tại một NH khác để chiếm dụng vốn, đầu tư nơi khác. Đến khi mất khả năng cân bằng vốn, NH siết nợ dự án thì người mua nhà chịu thiệt. Vì vậy ông Liêm cho rằng, khi cơ quan chức năng công bố thông tin cần nói rõ dự án được thế chấp tại NH nào? Nếu để vay vốn thì số tiền cụ thể là bao nhiêu? Thời hạn trả cũng như các điều kiện thỏa thuận kèm theo khác giữa hai bên. Tất cả những thủ tục, quá trình này được cơ quan chức năng kiểm soát ra sao.
Dự án thế chấp an toàn hơn
Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang phân tích, việc công bố các dự án đang thế chấp vay vốn NH vừa qua là việc cần thiết để minh bạch thị trường, giúp khách hàng có một đánh giá tổng thể dự án trước khi chọn mua một sản phẩm. Tuy nhiên, cần hiểu rõ đây là những dự án đủ điều kiện vay vốn thế chấp dự án theo đúng quy định pháp luật và cũng đủ điều kiện bán hàng. Nghĩa là các dự án này khách hàng có thể yên tâm về việc minh bạch pháp lý.
“Trong khi đó, thực tế hơn 99% các dự án đều vay vốn NH và hiện thị trường còn hàng trăm cái tên không có trong danh sách. Điều này không có nghĩa là chủ đầu tư không vay mà là có thể vay lách luật hoặc không đủ điều kiện bán hàng. Trong hình thức vay có hình thức thế chấp bằng tài sản (chưa đóng tiền sử dụng đất) đăng ký ở Cục Quản lý tài sản nên không có trong danh sách công bố hoặc có khi là vay vốn nhưng không đăng ký ở cơ quan nhà nước. Do vậy, bản chất của việc công bố tên các dự án thế chấp là những dự án minh bạch về pháp lý đủ điều kiện bán hàng, chủ đầu tư các dự án này khó có thể lách luật kiểu như chưa giải chấp mà bán căn hộ cho khách hàng” – ông Quang nói và cho rằng người mua cần làm quen với tâm lý vay NH là chuyện bình thường. Chỉ có vay NH và huy động vốn từ khách hàng thì chủ đầu tư mới giảm giá thành sản phẩm và chia sẻ lợi ích với người mua nhà. Còn nếu như chủ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh xong bán thì chắc chắn giá sẽ cao hơn. Cụ thể, luật Kinh doanh BĐS cho phép huy động vốn là một cách linh hoạt để phát triển thị trường BĐS theo tỷ lệ 1:1, với thời gian 3 – 5 năm.
“Nếu chủ đầu tư nếu có năng lực sử dụng vốn tự có 100% hoặc vay NH 50% thì giá thành sản phẩm sẽ cao. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư sử dụng 30% tự có, vay NH 30%, vốn huy động người mua thường khoảng 40% sẽ giúp giảm 20 – 30% giá bán”, chuyên gia Trần Khánh Quang nhận định.
Ngay sau khi Sở TN-MT TP.HCM công bố danh sách 77 dự án bất động sản cầm cố ngân hàng, nhiều chủ đầu tư có tên trong danh sách dự án đã phản ứng gay gắt.
Nhiều chuyên gia BĐS nêu quan điểm, trong bối cảnh thị trường BĐS còn non trẻ, giá trị chưa lớn, trình độ quản lý còn chưa cao, việc các chủ đầu tư thiếu vốn, mang dự án thế chấp NH lấy vốn kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Luật pháp cũng không cấm việc này. Điều quan trọng là chủ đầu tư có thực hiện thế chấp đúng pháp luật hay không, cơ quan chức năng kiểm soát vấn đề này đã tốt chưa. Do đó, việc công bố thông tin công khai minh bạch để người dân, nhà đầu tư biết, tránh những rủi ro trong thị trường BĐS là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng công bố thông tin cần công bố rõ ràng để tránh hiểu nhầm, gây tác động xấu lên DN, thị trường cũng như tâm lý người mua nhà. Mặt khác, trước khi công bố thông tin cần nghiên cứu, lường trước xem mức độ tác động thông tin xấu hay tốt lên thị trường.
Lãnh đạo sở tài nguyên – môi trường Hà Nội và TP.HCM đều khẳng định, việc các dự án BĐS được chủ đầu tư mang thế chấp là chuyện bình thường, đúng pháp luật nếu không làm ảnh hưởng quyền lợi của người dân liên quan đến việc bàn giao nhà và cấp sổ đỏ đúng thời hạn.
Theo Thanh Niên
Chấn động giới bất động sản: Chung cư Dolphin Plaza bị thế chấp ngân hàng?
Khách hàng đã bị sốc khi phát hiện chủ đầu tư đã thế chấp dự án chung cư cao cấp Dolphin Plaza (Hà Nội) cho ngân hàng, nên cư dân không thể thế chấp vay vốn nữa. Điều kinh ngạc là căn hộ chưa được ngân hàng giải chấp mà vẫn được cấp sổ đỏ?
Chung cư cao cấp Dolphin Plaza đang đối diện nghi án bị chủ đầu tư mang đi thế chấp ngân hàng. Ảnh minh hoạ.
Những cư dân thượng lưu đang số ở chung cư Dolphin Plaza có nguy cơ bị đẩy... ra đường nếu chủ dự án này vi phạm nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, sẽ bị phát mại tài sản thế chấp là những căn hộ đã bán từ lâu.
Căn hộ đã thế chấp, Sở vẫn cấp sổ đỏ
Thông tin nghi án chủ đầu tư chung cư cao cấp Dolphin Plaza cầm cố dự án này vào ngân hàng có lẽ là thông tin gây chấn động nhất giới địa ốc ở TP Hà Nội thời điểm này.
Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Hương, chủ căn hộ 5A2-T8 toà nhà Dolphin Plaza, đường Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, bà mua căn hộ nêu trên và đã thanh toán đầy đủ.
Căn hộ được Sở TN&MT Hà Nội gấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận nêu trên, bà Hương làm các thủ tục để thế chấp căn hộ này vào ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội. Tại chi nhánh ngân hàng này, bà được cung cấp thông tin gây sốc với nội dung: "Toà nhà Dolphin Plaza đã bị chủ đầu tư mang thế chấp".
Quá choáng váng trước thông tin này, bà Hương đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng TP Hà Nội để yêu cầu làm rõ vấn đề.
Theo bà Hương, về nguyên tắc, khi toà nhà được chủ đầu tư thế chấp và phải giải chấp thì Sở TN&MT Hà Nội mới cấp được "sổ đỏ" cho cư dân.
Vậy, tại sao Sở TN&MT Hà Nội vẫn cấp được "sổ đỏ" cho dân trong khi dự án đang bị thế chấp ở ngân hàng? Sai phạm nghiêm trọng này ảnh hưởng lớn đến quyền sở hữu tài sản chính đáng của cư dân.
Bà Hương phân trần, thời điểm bà làm thủ tục để vay vốn là nhằm mục đích: "giải quyết 10 container hàng hoá xuất khẩu đi nước ngoài. Đến nay sự việc xảy ra như vậy khiến tôi không có đủ tiền để giải quyết 10 container Thanh Long trị giá nửa tỷ đồng/1 container.
Hàng không xuất được bị lưu tại cảng sẽ hỏng, tôi bị thiệt hại hàng tỷ đồng. Vậy ai là người chịu trách nhiệm trong sự việc này? Kính mong các cơ quan chức năng và thông tin báo chí vào cuộc giải quyết việc này để người dân như tôi không gặp phải cảnh mất tiền, mất của như thế này".
Ngân hàng "chữa cháy" khẩn cấp!
Sau khi tiếp nhận được thông tin nêu trên, PV đã liên hệ làm việc với Sở TN&MT Hà Nội. Điều đáng nói là ngay sau khi PV liên hệ thì đến buổi tối cùng ngày trường hợp của bà Hương được giải quyết một cách cấp tốc.
Ngay sau đó, phía ngân hàng thông báo là căn hộ của chị Hương đã được giải chấp và chỉ đủ điều kiện để hoàn thành thủ tục vay vốn.
Trước diễn biến bất ngờ có nhiều nghi vấn này, liên hệ với chủ đầu tư dự án Dolphin Plaza là Công ty CP TID, số 4 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Tuy nhiên, nhân viên của công ty này tiếp nhận thông tin xong rồi không hề có bất cứ một phản hồi nào.
Tiếp đó, PV liên hệ thẳng với bà Yến, Phó Giám đốc dự án Dolphin Plaza. Bà Yến tiếp nhận thông tin, đặt lịch hẹn PV làm việc. Tuy nhiên, đến ngày hẹn bà Yến cáo bận và cử Chánh văn phòng công ty ra tiếp phóng viên.
Ngày 5/7, tại trụ sở của TID, bà Nguyễn Thị Mai Nhâm là Chánh văn phòng TID và một cố vấn của ban lãnh đạo công ty này đã tiếp PV. Tuy nhiên, nội dung buổi làm việc chỉ dừng lại ở việc TID tiếp nhận thông tin của PV để trình lên ban lãnh đạo và phản hồi tới báo.
Tuy nhiên, đến thời điểm này sau đúng gần nửa tháng TID vẫn không hề có một thông tin hồi âm nào về các vấn đề người dân và PV đặt ra.
Cư dân ở chung cư Dolphin Plaza cho rằng, đây là sự coi thường cư dân và dư luận của chủ đầu tư. Vấn đề chủ đầu tư thế chấp dự án vào ngân hàng, sau đó ngân hàng siết nợ và ra thông báo "đuổi" cư dân ra khỏi nhà đã từng diễn ra ở chung cư Harmona (TP HCM) gây bức xúc , thiệt hại cho cư dân.
Vì vậy, thông tin TID đang thế chấp dự án Dolphin Plaza vào ngân hàng đang khiến cộng đồng cư dân ở đây hoang mang.
Theo nguồn tin của PV, ngân hàng đang nhận thế chấp dự án của TID là PVCombank. Điều trùng hợp khá thú vị là khi dự án này mở bán thông tin công bố cho thấy nếu khách hàng mua nhà mà vay vốn ở PVCombank sẽ được hỗ trợ lãi suất lên đến 8%, cao hơn hẳn mức hỗ trợ là 6% nếu khách vay vốn ở ngân hàng khác.
Theo Gia Đình & Xã Hội)
Để bảo vệ người mua nhà, TP.HCM sẽ công khai các dự án đang thế chấp Nhằm hạn chế thiệt hại cho người mua nhà do thiếu thông tin về dự án, UBND thành phố vừa đã có văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan niêm yết công khai các dự án nhà ở đang thế chấp ngân hàng. Theo đó, UBND Thành phố giao cho Sở TNMT, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Văn phòng Đăng...