Beto.vn hỗ trợ giải pháp toàn diện dành cho người bán và mua nhà
Mô hình mua bán bất động sản online do chuyên gia Beto.vn cung cấp đang hỗ trợ mạnh mẽ cho cả người bán và mua nhà trong thời công nghệ 4.0.
Trải qua 6 tháng đầu năm, thị trường dù có nhiều biến động, nhưng vẫn thể hiện xu hướng phát triển bền vững. Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm có 8.200 doanh nghiệp xây dựng mới được thành lập, số lượng doanh nghiệp thuộc khối kinh doanh BĐS là 2.300 doanh nghiệp. Cùng với đó, thị trường BĐS đã thu hút được 19,2 tỉ USD vốn FDI, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm trước.
Quan sát thực tế trên thị trường có thể thấy rõ, số lượng giao dịch thời gian qua vẫn có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ. Điều này một phần cũng nhờ vào sự bùng nổ của thương mại điện tử trong mua, bán nhà đất, mà mô hình giao dịch BĐS online được sàn BĐS Rồng bay, và giờ đây phát triển thành Beto.vn – Chuyên gia BĐS thực hiện là một điểm đột phá.
Beto.vn đã đem tới nhiều giải pháp mới bằng công nghệ, giải quyết nhiều bài toán khó cho các chủ đầu tư, sàn giao dịch và môi giới, tránh sự nhiễu loạn thông tin trên thị trường, hỗ trợ hữu ích cả người mua và bán nhà.
Trung tâm thông tin đáng tin cậy cho người mua nhà
Trong giao dịch BĐS, nhu cầu về thông tin của người mua nhà là rất lớn, nhưng lại thường không được đáp ứng đầy đủ. Lý do là vì các thông tin BĐS trên mạng hầu hết ở tình trạng chung chung, thiếu cập nhật. Thông tin được đưa ra từ các Sàn BĐS, môi giới, thậm chí là chủ đầu tư nhiều khi mang nặng tính quảng cáo, “tốt khoe xấu che”, nên khiến khách hàng không thật sự tin tưởng.
Nắm bắt điều này, Beto.vn được xây dựng để trở thành điểm đến đáng tin cậy, cung cấp những thông tin chính xác, minh bạch nhất dành cho người mua nhà. Có được điều này vì thông tin các dự án cung cấp trên Beto.vn không những đến từ nguồn chính thống của chủ đầu tư, mà còn được kiểm chứng kỹ càng thông qua các tài liệu, giấy tờ pháp lý, hình ảnh hiện trường v.v…
Với quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin nghiêm ngặt và khoa học, nên dù có tới hơn 1.200 dự án đang được hiện diện trên Beto.vn, mọi thông tin của mỗi dự án đều có tính tin cậy rất cao, người mua nhà có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp cận các thông tin này, một cách hoàn toàn miễn phí.
Beto.vn hỗ trợ nhiều giải pháp với công nghệ mới hỗ trợ người bán và mua nhà
Video đang HOT
Sau quá trình tìm hiểu thông tin ban đầu, người mua nhà sẽ rất cần đến sự tư vấn cụ thể về dự án bất động sản, từ căn, tầng phù hợp cho đến thủ tục pháp lý, quy trình vay vốn v.v… Đây chính là lúc Beto.vn hỗ trợ tốt nhất khách hàng với đội ngũ chuyên viên tư vấn và cộng tác viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành BĐS.
Đặc biệt, số điện thoại của khách hàng khi để lại thông tin trên Beto.vn sẽ hoàn toàn được bảo mật. Khách hàng sẽ không còn phải sợ bị làm phiền bởi những quảng cáo không mong muốn thông qua quy trình tìm hiểu nhu cầu chặt chẽ. Chỉ đến khi khách hàng có nhu cầu nhận cuộc gọi tư vấn thêm thì các chuyên viên Beto.vn mới gọi điện đến cho bạn.
Chuyên viên của Beto.vn sẽ tư vấn cho khách hàng từ các thông tin của dự án BĐS, cho đến cả phương án tài chính, thủ tục vay vốn, thiết kế nội thất…
Ngoài ra, để hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh BĐS giới thiệu dự án đến khách hàng, Beto.vn cung cấp công nghệ thực tế ảo trình chiếu dự án bằng hình ảnh flycam, thăm quan căn hộ mẫu 360 cùng với hình ảnh tiến độ online. Bằng những công nghệ này, khách hàng sẽ tiếp cận được trực quan hơn các dự án, mà chuyên viên môi giới cũng dễ dàng hơn trong việc sử dụng hình ảnh để tư vấn, giới thiệu.
Tất cả những điều trên đủ để khẳng định, Beto.vn chính là điểm đến đáng tin cậy nhất của cả người bán nhà và khách hàng tìm mua nhà trong thời công nghệ 4.0 hiện nay.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài lại ồ ạt rót vốn vào bất động sản Việt Nam?
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường địa ốc Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Một trong những lý do để gia tăng nguồn vốn đầu tư là chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh BĐS theo hướng cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, thị trường BĐS trong nước đang có lợi thế về chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng vững chắc và tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh, dự kiến chiếm đến 50% dân số trong 10 năm tới. Do vậy, tại Diễn đàn M&A Việt Nam do Báo Đầu tư tổ chức vào chiều ngày 8/8, nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài đánh giá rằng đây là thời điểm chín muồi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này.
"Hiện tại đang là đỉnh cao của chu kỳ, nên các nhà đầu tư đang tận dụng thời cơ này để bước chân vào thị trường địa ốc Việt. Họ sợ nếu không đầu tư ngay trong giai đoạn này, thì chắc chắn sẽ lỡ mất một nhịp khi mà Chính phủ đang thực hiện một loạt cải cách, tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành...", bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao công ty CBRE Việt Nam, cho biết thêm.
Một số ý kiến khác cũng nhận định rằng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, một thị trường BĐS đang phát triển khá sôi động như Việt Nam là một cơ hội vô cùng hấp dẫn. Do đó, hoạt động M&A tại Việt Nam đang được triển khai bởi phần lớn các nhà đầu tư châu Á, mà đứng đầu là các "ông lớn" đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và sắp tới sẽ là dòng vốn mới từ Trung Quốc.
Theo đại diện của công ty KPMG, ngoài các phân khúc như chung cư, BĐS nghỉ dưỡng, thời gian tới cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị, còn mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường BĐS khu công nghiệp tại Việt Nam. Các nhà sản xuất muốn tận dụng lợi thế của Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng vững chắc hướng đến các thị trường bên ngoài khác.
Tuy nhiên, vị này cho rằng điểm yếu nhất của các doanh nghiệp địa ốc Việt Nam khi muốn tạo nên một thương vụ thành công chính là việc chia sẻ thông tin.
"Chúng ta muốn thu hút một nguồn vốn lớn để hợp tác cùng phát triển, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không muốn chia sẻ thông tin của mình một cách minh bạch. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại muốn mọi thứ phải hết sức rõ ràng để biết được lịch sử kinh doanh của đối tác tiềm năng ra sao. Ngược lại, các công ty Việt Nam chỉ đưa ra những gì họ muốn mà không đưa được cái các đối tác ngoại muốn", vị chuyên gia này nói thêm.
Thời gian qua, việc các doanh nghiệp BĐS trong nước IPO như Vinhomes, Cenland và nhà nước liên tục thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước giúp các giao dịch M&A trong năm nay được thực hiện một cách dễ dàng hơn vì mọi cái đều minh bạch.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn "săn đuổi" một công ty tiềm năng nào đó chưa lên sàn, họ rất mất thời gian trong việc làm việc giữa các bên để có được thông tin mong muốn. Đó là, minh bạch tài chính, quản trị, pháp lý dự án, pháp lý quỹ đất...
Ông Warick Cleine - Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho rằng một số thách thức có thể làm "hỏng" các thương vụ M&A như thời gian thẩm định hồ sơ quá lâu bởi phải trải qua rất nhiều cấp khác nhau. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần trao quyền cho các cấp chuyên môn thực hiện phê duyệt hồ sơ pháp lý đầu tư theo đúng thẩm quyền của mình, được như vậy sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian chờ đợi của các bên.
Trên thực tế, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), chỉ riêng tại TP.HCM hiện có khoảng 500 dự án vẫn đang bị đóng băng, chưa thể đưa vào khai thác. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm lực nhằm góp phần giải quyết gánh nặng không chỉ cho các chủ đầu tư mà còn của ngân hàng và nền kinh tế...
Tuy nhiên, theo các công ty tư vấn, nhà đầu tư để làm "sống lại" những dự án này không hề đơn giản bởi lý do khiến những dự án này "trùm mền" thì quá nhiều như đang thế chấp tại ngân hàng, vướng bồi thường giải tỏa, chưa đóng tiền sử dụng đất, chủ dự án không đủ năng lực triển khai... Như vậy, để có thể thâu tóm được một dự án như thế, các nhà đầu tư phải trải qua một "rừng" thủ tục, nên xu hướng chính là họ tìm quỹ đất mới hoặc mua luôn các công ty trong nước có dự án sạch.
Trả lời hàng trăm nhà đầu tư nước ngoài tham dự Diễn đàn M&A trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nhấn mạnh Chính phủ nhất quán chủ trương tái cơ cấu mạnh mẽ các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, thu gọn lại danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ vốn, chỉ tập trung nắm giữ vốn ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực An ninh Quốc phòng, những lĩnh vực tư nhân không tham gia, và những lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không muốn làm.
Chính phủ kiên trì phương án thoái vốn và thoái vốn mạnh mẽ khỏi các doanh nghiệp đã cổ phần hóa lần đầu. Từ nay đến 2020 cơ bản phải hoàn thành chương trình thoái vốn nói trên.
Phó Thủ tướng cho rằng, Chính phủ sẽ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ....Chính phủ kiên quyết cắt giảm các điều kiện kinh doanh và kiểm tra liên ngành. Trong năm nay, 50% điều kiện kinh doanh sẽ được cắt giảm, hiện Chính phủ đã cắt giảm khoảng 15%, còn khoảng 40% đang nằm trên bàn các Bộ và Chính phủ.
"Thủ tướng đã có chỉ đạo đến ngày 15/8 này các Bộ ngành phải trình lên Chính phủ để Chính phủ ký duyệt. Các thủ tục kiểm tra liên ngành cũng phải cắt giảm được 50%", Phó Thủ tướng khẳng định.
Trên cơ sở môi trường kinh doanh được cải thiện tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh trong đó có việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động M&A.
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ
Tín dụng bất động sản: Không nên quá lo lắng! Không ít người vẫn cho rằng, kinh doanh bất động sản (BĐS) là ngành phi sản xuất. Nhưng trên thực tế, BĐS là một sản phẩm đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất và cũng là sản phẩm tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng nhất đối với con người. Để kinh tế phát triển, cần có nhà máy, văn phòng,...