“Bếp tiền tỷ” trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau
Gia chủ sẵn sàng chi số tiền bằng 1/3 tổng giá trị căn hộ duplex để đầu tư cho khu bếp. Bởi đó là chính là “trái tim của ngôi nhà”.
Chị Ngô Thúy Hằng, 35 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh là quản trị viên một nhóm về đồ bếp, đồ gia dụng. Theo chị Hằng, đầu tư vào đồ bếp là một xu hướng xuất hiện vài năm gần đây. Đặc biệt hai năm nay, khi phải ở nhà do giãn cách xã hội, nhiều người có cơ hội để thực hiện đam mê nấu nướng.
Chia sẻ về không gian sống của gia đình, chị cho biết, căn hộ duplex là ngôi nhà đầu tiên mà hai vợ chồng mua tại TP Hồ Chí Minh với tổng diện tích 245m2, thi công và hoàn thiện trong vòng 3,5 tháng.
Cảm hứng của màu sắc trong căn nhà là những chiếc bánh macaron xinh đẹp với những tone màu pastel ngọt ngào. Chị Hằng là mẫu người người thích gọn gàng, thích chăm sóc nhà cửa nên đặt ra những tiêu chí khắt khe khi thiết kế ngôi nhà của gia đình, đặc biệt là không gian bếp.
Toàn cảnh nhìn ra từ “trái tim” của ngôi nhà khu bàn ăn được đặt nơi thông tầng thay vì phòng khách như thông thường.
Đối với căn hộ duplex, thông thường mọi người sẽ dùng khoảng thông tầng để làm phòng khách nhưng chị Hằng thì dành vị trí đó cho bàn ăn của gia đình.
Là người “yêu bếp thích nấu ăn” nên khi làm nhà, chị Hằng ưu ái khu bếp nhất. Bếp được thiết kế mở, rộng rãi và thoáng đãng với tông màu xanh dịu mắt đồng nhất với “style country house” của căn nhà.
Đối với chị Hằng, bếp không phải chỉ đầy đủ công năng mà đẹp nữa. Một căn bếp đẹp thì mới tràn đầy cảm hứng để nấu ăn ngon.
Nhà ở hướng tây nên nắng sáng và nắng chiều vô cùng đẹp.
Chị Hằng trang bị rất nhiều thiết bị, đồ dùng tiện ích cho việc nấu ăn cho căn bếp. Tổng đầu tư cho căn bếp chiếm 1/3 tổng đầu tư nội thất cho căn nhà. Chị Hằng chia sẻ: “Tôi là một người mê đồ công nghệ, mê đồ gia dụng nên trước khi mua món đồ nào tôi cũng dành thời gian nghiên cứu kĩ rồi mới “rinh” về. Bởi vậy, hầu như món nào cũng là tình yêu to tình yêu nhỏ đối với tôi”.
Trong căn bếp, những món đồ chị Hằng yêu thích nhất là: chiếc bếp kiêm hút mùi vì siêu tiện, chiếc tủ lạnh chứa cả thế giới và chiếc máy lọc nước tạo kiềm hữu ích cho sức khỏe. Đối với chị Hằng, mỗi đồ dùng trong bếp đều là công cụ đắc lực cho các món ăn. “Để đảm bảo sự tươi ngon và sức khỏe cho cả gia đình nên tôi không bao giờ tiếc tiền để đầu tư vào đồ bếp”, chị chia sẻ.
Bếp và máy hút mùi hiện đại.
Đồ gia dụng giờ đây không chỉ giúp cuộc sống tiện lợi, hiện đại hơn mà còn được dùng như một món đồ decor nhà cửa. Chị Hằng đặc biệt yêu thích thương hiệu đồ bếp SMEG và đồ chăm sóc nhà cửa Dyson. Hai thương hiệu này không những sản phẩm chất lượng mà còn có tính thẩm mỹ cao.
Căn bếp với đầy đủ các loại máy móc vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt vừa là đồ trang trí.
Máy rửa bát tiện lợi cho gia đình.
Toàn cảnh khu bếp chính và bàn ăn. Bàn ăn được đặt ở khu vực rộng thênh thang, vừa vào nhà là có cảm giác ấm cúng.
Video đang HOT
“Tôi hay ví bếp chính là trái tim của ngôi nhà, là nơi kết nối cả gia đình và nhiều tiếng cười vui nhất. Tôi yêu cảm giác sum họp, cùng chồng và lũ nhóc cùng nấu nướng, quây quần bên bàn ăn, chồng mình dù bận rộn nhưng vẫn giữ thói quen ăn sáng ở nhà rồi mới đi làm. Vậy nên, bếp là ngập tràn tình yêu và niềm vui của cả nhà”, chị Hằng tâm sự.
Gia đình có 3 con nhỏ, chị Hằng đã khéo léo chia công năng sử dụng để luôn một căn bếp gọn gàng. “Một căn nhà đối với mình phải có 3 “căn bếp” mới đủ. Nhà mình đông người nên nếu chỉ tập trung một bếp sẽ bị quá tải”, chị nói.
Chị Hằng phân chia ra 3 khu vực bếp: bếp chính – chỉ nấu ăn; “bếp” trong phòng khách chuyên để pha chế trà, cà phê, nước ép… và tủ rượu vang để chill; “bếp” cuối cùng là bếp bỉm sữa dành riêng cho mọi nhu cầu của các bé (tủ lạnh để đồ ăn riêng, sữa chua, hoa quả, trữ sữa…), máy tiệt trùng, máy hâm sữa, rửa bình… Gia đình cũng trang bị máy lọc nước ngay tại vòi để các bé có thể lấy đánh răng, nước uống… tự lập.
Theo chị Hằng, chia ba căn bếp, chia công năng sẽ giúp căn nhà luôn gọn gàng sạch sẽ và rất vệ sinh.
Góc bếp chính với muôn vàn đồ bếp. Gia chủ rất kĩ tính nên mất tới 4 tháng để lựa chọn đồ đạc trong bếp. Chiếc lò nướng thương hiệu Bosh vừa có chức năng vi sóng vừa có cả chức năng nướng 4D.
Góc pha chế.
Trong phòng khách có quầy pha chế riêng, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của bếp chính. Vợ chồng chị rất đam mê máy móc nên máy gì cũng có: Máy pha cà phê hạt, máy pha viên, máy làm bia thường thành bia tươi… Tại đây, chị cũng lắp lọc nước để uống tại vòi và không bị ảnh hưởng tới chất lượng khi pha trà, cà phê.
Góc bếp bỉm sữa trên lầu đối diện phòng hai bé đều gắn lọc nước để sử dụng cho tiện. Tủ lạnh để trữ sữa và hoa quả sữa chua, phô mai…. dành cho tầng trên.
Căn bếp hiện đại đem lại rất nhiều lợi ích gì đối với gia đình và cá nhân chị Hằng – người giữ lửa của nhà. Với một người mẹ ba con như chị, thời gian là thứ quý nhất, nên sẽ tìm cách nấu ăn “thông minh” để tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn đảm bảo nhu cầu của cả gia đình.
“Các máy móc phụ trợ vô cùng cần thiết và có ích để giúp mình nấu ăn tươm tất mà vẫn nhàn nhã, cũng như không phải quá lo lắng tới dọn rửa do đã có máy rửa bát”.
Góc bếp ngắn nắp, gọn gàng với nhiều đồ gia dụng hiện đại.
Toàn cảnh khu bếp chính.
Bàn tiệc ấm cúng được chuẩn bị cho một buổi sum họp gia đình.
Không gian bếp ngập tràn ánh sáng.
Ảnh và thông tin: Nhân vật cung cấp
Căn bếp 13m chứa "tỉ thứ đồ" bên trong nhờ thiết kế "hệ giấu kín" thông minh của mẹ đảm ở Hà Nội
Sẽ khó có người tin rằng, với diện tích bếp hạn hẹp, giải pháp thiết kế các ngăn lưu trữ cùng những mẹo hay trong cách sắp xếp đồ đạc giúp cho không gian nấu nướng nhà chị Minh Ngọc luôn gọn xinh, tiện ích.
Sở hữu một căn bếp có diện tích nhỏ, chị Minh Ngọc cùng kiến trúc sư đã bàn bạc, thảo luận để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất.
Vì yêu thích nấu nướng, thường có thói quen làm bánh, chuẩn bị những bữa ăn tươm tất cho gia đình nên không gian bếp là nơi lưu trữ vô số đồ đạc, các loại gia vị, dụng cụ nấu nướng, đồ gia dụng.
Để số lượng đồ "khổng lồ" ấy vừa được cất trữ gọn gàng vừa dễ dàng khi tìm kiếm, chị Minh Ngọc đã tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhất với thói quen của bản thân cũng như diện tích của không gian chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.
Căn bếp được cải tạo, mở rộng hơn nhờ phá dỡ tường, từ 10m2 tăng lên 13m2 để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình chị Minh Ngọc.
Là một người yêu thích nấu nướng, chị Ngọc dành thời gian bố trí lại căn bếp sao cho tận dụng tối đa diện tích mặt đứng, thiết kế kệ linh hoạt với các ngăn tủ để đựng được nhiều nhất đồ đạc bên trong.
Khu vực nấu nướng nhỏ gọn.
Kệ đựng đồ được chọn màu đen nổi bật, đối lập tương phản với màu trắng của hệ tủ bên dưới.
Chị Minh Ngọc tâm huyết với căn bếp, là một người thích nấu nướng nên không gian nhỏ chứa đựng rất nhiều các loại đồ dùng, gia vị phục vụ cho việc chế biến các món ăn ngon.
Góc bếp chữ L với bàn bếp rộng rãi, sử dụng đá chống ố nên đảm bảo sạch đẹp.
Góc ăn uống được bố trí ngay bên cạnh khu vực bếp nấu, mang lại vẻ đẹp hiện đại, sự tiện lợi cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Chị Minh Ngọc bộc bạch: "Giữa muôn vàn phong cách, từ decor xinh xắn đến sang chảnh hiện đại thì mình thấy rằng, vì căn bếp hạn chế về diện tích nên mình chọn "giấu đi" những đồ đạc, vật dụng thường dùng. Giải pháp đơn giản này vẫn rất cần đến sự sắp xếp khoa học, ngăn nắp giúp mình nhanh chóng tìm đồ khi cần và tạo thói quen cất trữ đồ gọn gàng sau khi sử dụng".
Chị Ngọc cho biết, căn bếp trước đây rộng khoảng 10m2, sau khi cải tạo, phá tường ngăn và nối dài thì tổng diện tích bếp được mở rộng khoảng 13m2. Khu vực bếp của gia đình chị Minh Ngọc do thiết kế tích hợp cả đặt máy giặt, máy sấy nên không gian cần đến tổ chức khoa học.
Khi nhìn tổng thể chức năng, không gian mang lại vẻ đẹp gọn thoáng, đẹp đẽ. Chị Minh Ngọc đã linh hoạt tận dụng khoảng không bên trên để làm hệ thống tủ lưu trữ, đồng thời cũng sắp xếp lò nướng, tủ lạnh sang một bên để tối ưu không gian.
Các ngăn bếp được phân chia hợp lý.
Mỗi khu vực đều được bố trí gia vị, đồ đạc phù hợp.
Từng ngăn tủ được phân loại rõ ràng.
Các ngăn tủ là thế giới của chị Ngọc, nơi chị bày biện, cất trữ gia vị, đồ gia dụng gọn gàng, khoa học, hợp lý.
Do mục đích sử dụng dài lâu nên vợ chồng chị Ngọc lựa chọn chất liệu gỗ MDF Thái lõi xanh, sơn phủ 3M và đánh bóng. Chi phí hoàn thiện hệ tủ bếp là 12 triệu đồng/ mét dài (tính cả tủ trên và dưới, phụ kiện như tay co, bản lề...)
Với mặt bàn bếp, do mặt bàn trước đây sử dụng đá nhân tạo, chất xốp nên dễ ố. Rút kinh nghiệm cho lần cải tạo này, chị Ngọc chuyển sang sử dụng đá chống ố với giá 3,8 triệu đồng/mét dài. Khu vực tường chị Ngọc quyết định không sử dụng kính vì khó vệ sinh nên chuyển sang ốp gạch men tầm trung với giá khoảng 600 nghìn đồng/mét dài.
Với sự sắp xếp và bố trí linh hoạt, sáng tạo, căn bếp nhìn từ bên ngoài đủ mang đến vẻ đẹp cuốn hút và hiện đại. Sắc màu được sử dụng các tông đối lập, giúp không gian hiện đại và cá tính. Hầu hết các ngăn tủ đều được tính toán, phân chia hợp lý để dễ dàng cất trữ đồ và tìm kiếm đồ nhanh chóng khi cần.
Những ngăn tủ gọn gàng.
Không gian nấu nướng với diện tích nhỏ xinh, phân chia khu vực chức năng hợp lý, mặt bàn bếp nối dài mở rộng đủ để chị Minh Ngọc có thêm niềm vui và cảm hứng để vào bếp chế biến nhiều món ngon mỗi ngày. Căn bếp đối với chị luôn là nơi "giữ lửa", vừa thỏa mãn niềm đam mê nấu nướng vừa giúp mọi người luôn vui vẻ quây quần, sum vầy mỗi ngày.
Nguồn ảnh: NVCC
Mẹ Việt sử dụng "tuyệt chiêu" chỉ tốn 2,3 triệu đồng mà bừng sáng cả phòng bếp khiến ai cũng bất ngờ Diệp Thy chỉ sử dụng cách đơn giản với số tiền là 2,3 triệu đồng đã biến không gian bếp của gia đình như "sang một trang mới". Căn bếp là không gian quan trọng trong mỗi gia đình. Những căn bếp nhỏ, trang trí rườm rà, chật chội luôn khiến việc nấu nướng trở nên khó khăn. Thế nhưng, chỉ với việc...