Bếp hình ê líp – ‘trái tim’ của biệt thự ngoại ô Sài Gòn
Khu bếp nằm giữa tầng trệt vừa mang tạo hình lạ, vừa góp phần giúp các thành viên trong nhà dễ dàng tương tác với nhau.
Ngôi nhà 2,5 tầng, với tổng diện tích xây dựng 350m2 tại Củ Chi là nơi sinh sống của một gia đình 3 thế hệ với 6 thành viên. Cả nhà đã quen sống trong một không gian nhỏ giữa đất đai rộng lớn, mọi người ra vào đều nhìn thấy nhau nên năm 2018, khi quyết định xây nhà mới, họ mong muốn một không gian giúp các thành viên dễ tương tác nhất có thể.
Kiến trúc sư Nguyễn Duy và các đồng nghiệp tại Time Architects đã thiết kế Villa T với ý tưởng về một không gian sống hơn là một ngôi nhà, ở đó yếu tố mở được đề cao. Dù ở ngoài hay trong nhà, mỗi người đều có thể cảm nhận được hoạt động của các thành viên còn lại. Và khi ở trong nhà, mỗi người cũng có thể cảm nhận thiên nhiên bên ngoài lan tỏa vào.
Để tối đa hóa sự kết nối không gian trong và ngoài, ba cửa ra vào lớn nối không gian tầng trệt với sân vườn được lắp kính cường lực.
Ở tầng lầu, thay vì cửa ra vào là những ô cửa sổ lớn và giếng trời.
Ngoài ra, ngôi nhà còn có những khoảng tường xây gạch thông gió, không chỉ có ý nghĩa trang trí mà còn giúp đưa thiên nhiên bên ngoài vào trong nhà.
Không gian sinh hoạt chung được gia chủ đặc biệt quan tâm. Họ mong muốn nơi đây luôn ấm áp và dễ tiếp cận.
Căn bếp tạo hình ê líp đặt chính giữa là điểm nhấn cho không gian chung.
Bao quanh khu vực bếp là khu vực tiếp khách, ăn uống, cầu thang, hành lang, phòng ngủ ông… Các không gian đóng và mở xen kẽ giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng trao đổi, nói chuyện với nhau.
Video đang HOT
Do quy định về chiều cao và diện tích xây dựng của ngôi nhà bị hạn chế, gác lửng được tận dụng như một cách tăng thêm diện tích sử dụng.
Biệt thự không có ban công, thay vào đó là một khoảng sân thượng.
Vốn sinh sống nhờ nghề làm cốp pha từ tre, tầm vông…, gia chủ quyết định biến cốp pha thành một trang trí cho ngôi nhà. Đây cũng như một chiếc phản nhỏ để gia chủ ngồi chơi, hóng gió lúc sáng sớm hay chiều tà.
Ngôi nhà theo phong cách đơn giản, nhưng chứa đựng cả tâm huyết của chủ nhà. Họ tự mình coi sóc việc thi công và hoàn thiện, kéo dài suốt 7 tháng, mãi đến đầu năm 2019, công trình mới hoàn thành.
Bản vẽ mặt cắt ngôi nhà.
Bản vẽ mặt cắt ngôi nhà.
Bản vẽ mặt bằng tầng trệt.
Bản vẽ mặt bằng tầng lầu.
Bài: Thái Bình
Ảnh: Hiroyuki Oki
Theo VNE
Ngôi nhà ấm áp của 3 chị em lên Sài Gòn lập nghiệp
Lên Sài Gòn lập nghiệp, chủ nhân ngôi nhà luôn ước mơ có một nơi để đi về, vì vậy họ đã gom góp tiền để tạo một mái ấm ngay khu vực ngoại ô.
Căn nhà ngoại ô của 3 chị em nằm trong một căn hẻm nhỏ nhưng lại rất thông thoáng, không bị che khuất tầm nhìn ra xung quanh.
Tầng trệt được bố trí đơn giản, với những khu vực chức năng dành để sinh hoạt chung như phòng tiếp khách, nhà bếp và phòng ăn.
Cửa sổ được tận dụng để trồng thêm hoa và cây trang trí.
Phòng khách ngăn cách với lối đi bằng cách xây dựng sàn giật cấp.
Không gian nấu nướng và trò chuyện của 3 chị em vào cuối tuần.
Để tiết kiệm chi phí, chất liệu trang trí nhà, chủ nhân ưu tiên chọn những vật liệu đơn giản, gần gũi với tự nhiên và có sẵn tại địa phương.
Giá sách bố trí ngay dưới chân cầu thang.
Tầng 2 là khu vực nghỉ ngơi riêng tư với các phòng ngủ thông trực tiếp với nhau.
Phòng ngủ của cô em út mang đậm phong cách tuổi teen.
Tấm phên tre đặt trên trần giúp căn phòng không bị nóng.
Một phòng ngủ khác, tuy không có nhiều nội thất nhưng vẫn toát lên vẻ ấm áp, yên bình thích hợp để nghỉ ngơi.
Bàn làm việc và ghế dài đặt cạnh cửa sổ, làm từ gỗ mộc mạc.
Đàn piano đặt cạnh ban công, nhìn ra khu vườn xanh mướt bên cạnh.
Bên cạnh mỗi phòng ngủ đều có phòng tắm riêng.
Cửa trượt bằng kính giúp căn phòng trông rộng và thoáng đãng hơn.
Theo VOV
Đón nắng và gió cùng cầu thang Việc thiết kế cầu thang trong nhà phố hoặc biệt thự phải làm sao vừa thuận tiện đi lại, vừa thông thoáng, đón ánh sáng một cách tự nhiên nhất. Như tại một căn nhà ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TPHCM có bề ngang gần 7m, kiến trúc sư đã tận dụng khoảng không gian phía trước mặt tiền chừa...