Bếp hình chữ L – Giải pháp thông minh giúp tăng diện tích lưu trữ cho bếp nhỏ
Với những căn bếp nhỏ, nếu bạn muốn bày biện gọn gàng được vô số đồ đạc, hãy lưu tâm đến cách bố trí bếp hình chữ L để tăng tối đa không gian lưu trữ và giảm tối thiểu sự bừa bộn của đồ đạc.
Dù nhà bạn đang ở có diện tích chật chội hay “dễ thở” một chút, căn bếp sẽ không mấy khi được lựa chọn ở khu vực có diện tích rộng rãi. Sự gọn gàng và ngay ngắn luôn là điều cần thiết ở mọi căn bếp. Một ngôi nhà sẽ nhường cho những khu vực chức năng không kém phần quan trọng như khu vực tiếp khách, khu vực nghỉ ngơi.
Thiết kế tủ bếp kiểu chữ L còn có thể điều chỉnh kích thước tủ bếp một cách dễ dàng bằng cách đặt thêm thùng chứa đồ nối vào tủ bếp. Không gian nấu nướng trở nên rộng rãi và chi phí cũng được tiết kiệm hơn.
Với những ưu điểm đó, bạn cũng có thể thấy đây là mẫu tủ bếp với nhiều tính năng được quan tâm và phổ biến nhất hiện nay. Mang đến sự tiện nghi cho người nội trợ và vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho phòng bếp gia đình.
Bởi vậy, hãy lên giây cót tinh thần, chuẩn bị một giải pháp tuyệt vời nhất để căn bếp đẹp hiện đại và tiện dụng. Nếu chưa nghĩ ra được giải pháp hoàn hảo, hãy dành chút thời gian tham khảo những gợi ý tuyệt vời trong bài viết dưới đây.
Kích thước của tủ bếp chữ L lớn nhỏ như nào còn phụ thuộc vào diện tích căn bếp nhà bạn. Bên cạnh đó, xoay chiều chữ L như nào sẽ bị chi phối bởi việc bố trí tam giác bếp – bồn rửa – tủ lạnh. Hai cạnh của chữ L có kích thước tối thiểu là 240cm – 90cm.
Và một nguyên tắc bất di bất dịch nữa là: 2 đầu của cạnh chữ L và góc chung của 2 cạnh chữ L còn lại chính là nơi đặt tam giác bếp – bồn rửa – tủ lạnh. Phần không gian thừa ở cạnh nhỏ của chữ L thường là nơi để tủ lạnh hoặc tủ đựng đồ khô.
Bếp hình chữ L được thiết kế đơn giản với hai hệ thống tủ gắn tường đặt song song phía trên sát trần và phía dưới sát sàn. Dành chút diện tích tường để lắp kính màu tạo điểm nhấn ấn tượng cho căn bếp nhỏ.
Không gian nấu nướng thường được chọn vị trí ở những góc nhỏ, góc khuất của ngôi nhà. Vì điều này, căn bếp hình chữ L có thể tận dụng tối đa khoảng góc để tăng thêm diện tích lưu trữ cho người sử dụng.
Video đang HOT
Bếp hình chữ L chủ yếu được lựa chọn với gam màu trắng, chất liệu nhựa công nghiệp hay kim loại sáng. Sự tiết chế trong màu sắc sẽ giúp căn bếp bớt rườm rà và chật chội.
Bếp hình chữ L và mọi nội thất, đồ đạc đều được ưu ái sử dụng gam màu trắng. Ánh sáng thiên nhiên ngập tràn giúp những điểm nhấn của vật dụng thêm sắc nét và bắt mắt hơn.
Bếp hình chữ L có thể được kết nối giữa hệ thống bồn rửa, nơi nấu nướng và đảo bếp tạo thành chuỗi chức năng liên hoàn vô cùng tiện dụng.
Bạn có thể ưu tiên cho phần góc bếp để thiết kế hệ thống tủ kết nối vuông góc tạo thành hình chữ L đẹp mắt.
Dù căn bếp có diện tích nhỏ hẹp đến mấy, nếu bạn muốn tăng thêm không gian lưu trữ, ngoài bếp hình chữ L, bạn có thể lắp đặt thêm đảo bếp.
Bếp hình chữ L với cách trang trí đơn giản sẽ đủ để khơi dậy tình yêu và sự hào hứng với việc nấu nướng hàng ngày của mọi người trong gia đình.
Bạn có thể chọn gam màu trung tính với kiểu dáng đơn giản. Một chút nhấn nhá từ chất liệu đá ốp tường và ốp sàn để tăng vẻ đẹp tươi tắn, gần gũi với tự nhiên cho không gian nấu nướng.
Nếu bạn muốn tạo sự đối lập cá tính và vẻ đẹp sinh động, hãy chọn lựa bếp hình chữ L với gam màu nổi bật với màu nền.
Bếp hình chữ L tận dụng toàn bộ tường song song với cửa sổ, không chỉ tăng thêm diện tích lưu trữ mà còn giúp không gian bếp rộng rãi và hiện đại.
Bếp hình chữ L với màu xanh đậm cũng có thể đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn của không gian nấu nướng, ngay ngắn và sinh động.
Một căn bếp với màu trầm cũng có thể tăng thêm vẻ đẹp sang trọng cho không gian. Quan trọng là bạn cần tiết chế những mảng màu hợp lý, kết hợp với các màu sắc khác một cách hài hòa để tổng thể không gian được hoàn chỉnh và đẹp mắt.
2 căn bếp nhỏ hiện đại và đẹp bất ngờ với gam màu xanh
Thật khó có thể tin rằng khi mang màu xanh vào không gian nấu nướng, chúng ta lại có những căn bếp nhỏ hiện đại mà đẹp đến thế này.
Trong những ngôi nhà hiện đại, càng ngày vị trí của những căn bếp càng được đề cao. Dù cho diện tích không lớn, nhưng chúng sẽ được trang bị đầy đủ tiện nghi và thiết kế thật khéo sao cho vừa tiết kiệm diện tích, vừa đảm bảo công năng lại tràn đầy cảm hứng.
Tất nhiên điều này không hề dễ, nhưng vẫn hoàn toàn có thể làm được, mà những căn bếp nhỏ hiện đạivà tuyệt đẹp này chính là những ví dụ hùng hồn nhất.
Căn bếp màu lam đẹp hoàn hảo
Căn bếp nhỏ hiện đại này nhanh chóng ghi điểm, thậm chí hạ gục trái tim bất cứ kẻ khó tính nào bởi màu lam nhạt tươi mát của nó. Sắc xanh lam chủ đạo hoàn toàn ăn nhập với màu trắng của tường nhà và bàn bếp bằng đá cẩm thạch sáng màu. Bức tường gương không những nhân đôi diện tích căn bếp mà còn như nhân đôi diện tích, tạo ra cái nhìn thoáng rộng và tràn đầy cảm hứng. Chưa kể, gia chủ còn khéo léo sử dụng nhiều thủ pháp thông minh như tạo những hệ kệ mở để gia tăng không gian lưu trữ phụ kiện.
Bàn ăn nhỏ kê ngay sát cửa sổ, góp phần hoạch định căn bếp gọn gàng và đầy đủ hơn. Chẳng những là bàn ăn mà chiếc bàn này còn có thể đóng vai trò như một chiếc bàn đa năng cho các nhu cầu khác. Điều này đặc biệt phù hợp với các căn hộ nhỏ, các không gian chức năng phải chia sẻ diện tích cho nhau.
Căn bếp màu xanh ngọc quá đỗi ngọt ngào
Nếu sắc xanh lam mang đến cho người ta sự tươi mát như thể đang đứng trước biển thì màu xanh ngọc lại mang đến sự ngọt ngào, nữ tính. Căn bếp màu xanh ngọc dưới đây không ngoại lệ và thậm chí nhiều người còn phải trầm trồ khen ngợi khi ngắm nhìn căn bếp nhỏ hiện đại này.
Đều là những gam màu sáng, mát mẻ nên căn bếp phối giữa màu xanh ngọc và màu trắng tạo ra điểm nhấn đẹp mắt mà không bị cảm giác chật chội. Đặc biệt vì diện tích có hạn nên trong góc nấu nướng này, mỗi bức tường đều được tận dụng tối đa bằng cách thêm giá kệ hoặc lắp những chiếc bàn ốp tường nhỏ. Thực ra lượng đồ đạc trong căn bếp này khá nhiều, các giá kệ cũng nhiều, nhưng nhờ sự tiết chế về diện tích cũng như khéo léo trong cách sắp xếp mà không gian vẫn rất "đâu ra đấy".
Người vẫn bảo bếp nhỏ nên hạn chế đồ, nhưng trong không gian, chủ nhân thậm chí còn bày cây cảnh, treo tranh, nhưng tổng thể vẫn hài hòa về cả công năng lẫn thẩm mỹ. Thế nên vấn đề còn lại có lẽ chỉ nằm ở việc chúng ta khéo léo đến đâu trong xử lý không gian của mình thôi, đúng không nào!
11 quy tắc lưu trữ đồ đạc trong một căn bếp nhỏ, không gian như rộng hơn gấp đôi, tổng thể vẫn cực đẹp mắt Bạn hãy áp dụng ngay cho căn bếp nhà mình nhé. Khi căn bếp thiếu không gian lưu trữ, việc tổ chức, sắp xếp đồ đạc sao cho ngăn nắp, sạch đẹp là việc không hề dễ. Tuy nhiên bằng việc áp dụng các thủ thuật tổ chức sau đây, bạn sẽ cảm thấy nhà bếp như rộng hơn gấp đôi! 1. Chỉ...