Bếp ăn nghĩa tình nấu hơn 5.000 suất cơm mỗi ngày ủng hộ tuyến dầu chống dịch
Mỗi ngày, Trung tâm công tác xã hội thanh niên TP Hồ Chí Minh nấu hơn 5.000 suất cơm gửi đến các y, bác sĩ, lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19 và người dân có hoàn cảnh khó khăn trong khu phong tỏa.
Hơn 3 tháng qua, khi TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cũng là lúc Trung tâm công tác xã hội thanh niên Thành phố triển khai bếp ăn nghĩa tình nấu hàng ngàn suất cơm mỗi ngày gửi đến hỗ trợ các y, bác sĩ và lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19 ở các quận, huyện, thành phố và người dân trong khu phong tỏa.
Bếp ăn nghĩa tình liên tục đỏ lửa trong nhiều tháng qua.
Hàng ngàn suất cơm nghĩa tình được bến ăn tại Trung tâm công tác xã hội thanh niên TP Hồ Chí Minh chuyển đến tuyến đầu chống dịch, người dân khu phong tỏa.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, bếp ăn được đặt ngay tại Trung tâm công tác xã hội thanh niên TP Hồ Chí Minh. Từ sáng sớm, các tình nguyện viên đã quây quần tại bếp ăn. Mỗi người một việc, ai nấy đều tất bật. Người sơ chế rau củ, người vo gạo nấu cơm, người chuẩn bị chế biến thức ăn… các công đoạn đều được làm rất nhanh, thoăn thoắt để kịp giao các phần ăn đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân ở khu phong tỏa. Công việc cứ thế kéo dài đến tận 23 giờ đêm mới nghỉ.
Các tình nguyện viên sơ chế rau củ.
Các tình nguyện viên nam nấu ăn không thua gì các chị em.
Video đang HOT
Tính đến giữa tháng 9/2021, Trung tâm công tác xã hội thanh niên TP Hồ Chí Minh đã nấu gần 300.000 suất ăn gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân có hoàn cảnh khó khăn ở các khu phong tỏa.
Từ khâu vo gạo, nấu cơm cho đến khâu phân chia những hộp cơm nóng hổi được các bạn tình nguyện viên làm rất nhanh, thoăn thoắt để kịp gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Đến nhận cơm tại Trung tâm công tác xã hội thanh niên Thành phố, anh Nguyễn Thành Được, cán bộ Quận Đoàn Tân Bình chia sẻ: “Mỗi ngày, chúng tôi đi nhận trên 1.000 suất cơm từ nhiều điểm khác nhau trên địa bàn thành phố để mang về phát cho khu cách ly bệnh viện dã chiến, dân quân y tế và các chốt phòng, chống dịch trên địa bàn quận”.
Các bạn tình nguyện viên phân chia đồ ăn.
Anh Nguyễn Thành Được, cán bộ quận Đoàn Tân Bình đến nhận cơm mang về phát cho bệnh viện dã chiến, khu phong tỏa, chốt kiểm dịch trên địa bàn quân.
Anh Võ Quốc Bình, Đội trưởng Đội công tác xã hội thanh niên TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Nhằm chia sẻ cùng lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và người dân có hoàn cảnh khó khăn ở các khu phong tỏa, Trung tâm công tác xã hội thanh niên Thành phố tổ chức bếp ăn với một ngày hơn 5.000 suất ăn để hỗ trợ gửi đến lực lượng cũng như người dân”.
Thực đơn phong phú, được thay đổi hàng ngày.
Cơm chiên cá mặn được các tình nguyện viên phân chia gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Theo anh Võ Quốc Bình, để có hơn 5.000 suất ăn mỗi ngày, Trung tâm công tác xã hội thanh niên Thành phố đã phải huy động gần 30 bạn tình nguyện viên tham gia đảm bảo công tác sơ chế cũng như chế biến thức ăn liên tục từ sáng sớm đến khuya. Thực đơn phong phú được thay đổi hàng ngày, đầy đủ dưỡng chất. Tất cả các khâu từ sơ chế đến nấu nướng đều được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những bếp ăn nghĩa tình ấm lòng trong mùa dịch
Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", gần 3 tháng qua, các "chiến sĩ" nơi tuyến đầu chống dịch của tỉnh Vĩnh Long đã và đang căng mình thực hiện nhiệm vụ, sớm đưa địa phương trở về trạng thái bình thường mới.
Sẻ chia với những vất vả của lực lượng tuyến đầu, nhiều tổ chức, đoàn thể và người dân đã chung tay góp sức nấu hàng ngàn suất cơm bổ dưỡng để hỗ trợ. Những phần cơm được trao tay vội vàng nhưng tràn đầy sự ấm áp và sẻ chia như một lời động viên tinh thần, cùng nhau khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch.
Bếp ăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long thu hút nhiều lực lượng cùng tham gia.
Ngay từ những ngày đầu tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hội viên phụ nữ các cấp của thành phố đã tích cực tham gia các hoạt động tại bếp ăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long để hỗ trợ lực lượng y tế, chốt kiểm soát dịch bệnh và người dân khó khăn, người bệnh đang chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn. Bếp ăn hoạt động từ 7-19 giờ hàng ngày với nhiệm vụ cung ứng từ 800 - 1.000 suất ăn/ngày cho các lực lượng. Bình quân mỗi ngày có 15 - 20 chị tham gia, chia làm 3 ca để đảm bảo thực hiện việc giữ khoảng cách.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long Nguyễn Ánh Nguyệt cho biết, hàng ngày bếp ăn đáp ứng đầy đủ 3 suất ăn cho các lực lượng. Thực đơn được thay đổi liên tục, tất cả nguyên liệu đều tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với sự khéo léo, các hội viên phụ nữ đã chế biến nên nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đong đầy yêu thương. Những phần ăn đều được chăm chút, chỉnh chu trước khi trao đến cho người nhận.
Chị Nguyễn Ánh Nguyệt chia sẻ: "Điều đáng quý nhất khi chúng tôi phát động bếp ăn này là bên cạnh đóng góp các của nhà hảo tâm còn có sự tham gia nhiệt tình của các hội viên ở cơ sở. Ai cũng muốn góp sức để tham gia cùng với bếp. Người góp công, người góp của, mỗi người đóng góp vài bó rau, vài kg gạo để cùng giữ lửa cho bếp ăn trong suốt những ngày cả tỉnh cùng chung sức chống dịch".
Chị Nguyễn Thị Mộng Thùy, Phó trưởng Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Long cho biết, ngoài công việc chuyên môn hàng ngày ở cơ quan, chị cố gắng sắp xếp thời gian để tranh thủ đến hỗ trợ bếp ăn. Những phần cơm được trao không chỉ làm ấm lòng người nhận mà còn là niềm vui, hạnh phúc của các thành viên bếp ăn. Các hội viên ai cũng muốn góp một chút công sức của mình đem niềm vui đến để các lực lượng tuyến đầu vững tâm làm nhiệm vụ, giúp người dân có bữa cơm ấm lòng trong mùa dịch.
Bí thư Thành ủy Vĩnh Long Đặng Văn Chính đánh giá, hoạt động của bếp ăn có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ người bệnh, người dân tại các khu cách ly, khu vực phong tỏa và lực lượng tuyến đầu. Bếp ăn đã được sự đồng tình, thu hút nhiều lực lượng cùng tham gia, huy động được sự đóng góp và ủng hộ của nhân dân. Bên cạnh sự đóng góp của các đoàn thể, doanh nghiệp, hàng ngày nhiều người dân đã mang gạo, rau củ, gia vị đến để hỗ trợ duy trì hoạt động bếp ăn. Hơn bao giờ hết, tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẻ chia đang được lan tỏa. Đây là một trong những nhân tố có đóng góp quan trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn.
Chuẩn bị các suất ăn cung ứng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân tại các khu cách ly.
Tại huyện Tam Bình, để tiếp sức cho các lực lượng y tế, tình nguyện viên thực hiện nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa và chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn, gần 1 tháng qua, một bếp ăn thiện nguyện đã được nhóm bạn trẻ "Điều ước Ban mai" (phường 4, thành phố Vĩnh Long) phối hợp với các đoàn thể của huyện duy trì. Bếp ăn đặt tại Trường Trung học Phổ thông Trần Đại Nghĩa với sự đóng góp, tham gia của nhiều đoàn viên viên, hội viên và giáo viên trên địa bàn. Hàng ngày, bếp cung ứng hơn 300 phần cơm cho các lực lượng làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch.
Là người tham gia bếp ăn xuyên suốt ngay từ ngày đầu mới hoạt động, thầy Trần Hữu Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Vĩnh Long cho biết, Trường có 14 giáo viên cùng tình nguyện tham gia phục vụ bếp ăn. Không ai bảo ai, cứ đến giờ là mọi người có mặt để chia nhau những công việc, người sơ chế nông sản, người nấu cơm, người chế biến canh... Hàng ngày, bếp luôn cố gắng xây dựng thực đơn khác nhau, đảm bảo đủ các món mặn, xào, canh và trái cây để có đẩy đủ dinh dưỡng cho lực lượng chống dịch làm nhiệm vụ.
Bạn Nguyễn Trí Ngân, Trưởng nhóm thiện nghiện "Điều ước ban mai" cho biết, bên cạnh việc duy trì bếp ăn ở huyện Tam Bình, nhóm vẫn đang phục vụ các suất ăn tối cho lực lượng y, bác sĩ làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Các bữa ăn được đầu tư vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng nhằm động viên tinh thần, thể hiện niềm tin và sự sẻ chia của người dân trong tỉnh đến các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch.
Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, những bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa được lập nên đến đâu, các "Bếp ăn 0 đồng" có mặt ở đó để hỗ trợ các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân còn khó khăn. Những việc làm nhân văn, đầy ý nghĩa đang được nhân lên từng ngày, thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân tỉnh Vĩnh Long trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh chia sẻ, cùng với nỗ lực của địa phương, nhiều tổ chức, cá nhân đã đồng hành với các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân khó khăn thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau. Bên cạnh các "Gian hàng 0 đồng", các "Bếp ăn 0 đồng" ngày đêm đỏ lửa để kịp thời mang lại bữa cơm đầy dinh dưỡng cho các lực lượng. Những phần cơm mang tấm lòng của người hậu phương gửi đến các "chiến sĩ" nơi tuyến đầu như một lời động viên tinh thần, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để cùng nhau khắc phục khó khăn, kiểm soát được dịch bệnh.
"Vạn bữa cơm nghĩa tình" ủng hộ y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch tại TPHCM Đón nhận tình cảm từ bạn đọc Dân trí, bác sĩ Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6 TPHCM chia sẻ: Đó là sự yêu thương, niềm tin của đồng bào cả nước gửi về chúng tôi. Tiếp theo Chương trình "Vạn lá chắn yêu thương"; "Triệu trái tim - Một ý chí", được đông đảo...