Benzema và mặt tối của bóng đá Pháp
Benzema không chỉ sắm vai nạn nhân, mà còn trực tiếp đào sâu thêm hố ngăn mâu thuẫn ở đội tuyển Pháp.
Từ vụ bê bối mua dâm trẻ vị thành niên hay video “hot” tống tiền đồng đội, Karim Benzema giống như “chú ngựa hoang” của bóng đá Pháp. Phát biểu tranh cãi mới đây về Olivier Giroud của anh chỉ thêm minh chứng cho điều đó.
Benzema có nhận xét khiến dư luận xôn xao về đồng đội cũ Giroud. Ảnh: Getty.
Chiếc F1 bốc đồng
Trong buổi trò chuyện trực tuyến, Benzema tự nhận mình là chiếc F1 và ám chỉ Giroud như xe đua mini: “Tôi đang có phong độ rất tuyệt, tôi biết mình là chiếc F1. Mọi người đừng nên đánh đồng giữa xe F1 và xe đua mini”.
Những người theo dõi tuyển Pháp lâu năm không có gì bất ngờ với phát biểu của Benzema. Thái độ có phần ngạo mạn và những hành xử gây chia rẽ trong quá khứ của chân sút gốc Algeria là một trong những lý do cánh cửa lên tuyển Pháp của anh bị đóng sập.
Tháng 11/2011, sau trận đấu ra mắt của Giroud ở tuyển Pháp, Benzema bước đến bên cạnh Franck Ribery và Yann M’Vila, tỏ thái độ chế giễu tiền đạo tân binh khi đó đang chơi cho Montpellier.
Trước đó 2 năm, cả nước Pháp rúng động với vụ việc Franck Ribery và Kazim Benzema mua dâm Zahia Dehar. Vụ việc sau đó được làm sáng tỏ, khi Zahia Dehar thực chất là “gái gọi” và tòa án không tìm ra bằng chứng buộc tội hai ngôi sao kể trên.
Đến tháng 11/2015, Benzema tiếp tục khiến bóng đá Pháp bàng hoàng khi liên quan tới nghi án tống tiền đồng đội Mathieu Valbuena trên tuyển. Người khiến Benzema gặp rắc rối là Karim Zenati, bạn thân từ ngày bé của tiền đạo này.
Benzema, với tất cả lòng trung thành với người bạn thơ ấu, xen lẫn sự ngây thơ trở thành “cầu nối” trong vụ tống tiền đó. Có thời điểm bên công tố muốn kết án 5 năm tù với Benzema vì tội tống tiền. Chân sút Real may mắn không dính vào rắc rối với pháp luật, nhưng cánh cửa lên tuyển của anh đã bị đánh sập.
Video đang HOT
L’Equipe khi đó bình luận Benzema đã để tình bạn lấn át lý trí, và tự tạo ra scandal ảnh hưởng đến sự nghiệp của bản thân.
Benzema từng khiến tuyển Pháp chia rẽ khi dính vào nghi án tống tiền Valbuena. Ảnh: Getty.
Mặt tối của bóng đá Pháp
Vài tháng sau sự cố đó, Chủ tịch LĐBĐ Pháp Noel Le Graet tuyên bố: “Benzema sinh ra ở khu phố phức tạp, và những người bạn ngày bé vẫn vây quanh anh ta cho đến bây giờ. Benzema luôn giữ vài người bạn xấu bên mình”.
Le Graet muốn ám chỉ Karim Zenati, người bạn từng được Benzema miêu tả là “thân thiết như anh em ruột”, từ ngày cả hai lớn lên trong khu phố tệ nạn ở Lyon. Zenati có nhiều mối quan hệ phức tạp khác bên ngoài.
Và một trong những mối quan hệ đó dẫn anh đến với Younes Houass – một trong 3 kẻ được coi là chủ mưu trong vụ tống tiền Valbuena (cùng với Axel Angot và Mustapha Zouaoui, hai kẻ khác giữ cuộn băng gốc).
Cho đến cuối năm 2019, Benzema vẫn phải ra tòa để làm chứng cho vụ án nói trên. 5 năm đã trôi qua kể từ lần cuối cùng Benzema được gọi lên đội tuyển.
Trong phản ứng gay gắt không lâu sau tuyên bố của Le Graet, Benzema khẳng định mình là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc không ở ĐTQG.
“Nếu Benzema không thể là một tấm gương cho các cầu thủ trẻ và công chúng, anh ta không nên xuất hiện ở tuyển Pháp, một tập thể có nhiều ý nghĩa với đất nước”.
Benzema chỉ là một trong rất nhiều nhân vật gây tranh cãi. Nếu hành xử một cách khôn ngoan hơn hoặc may mắn hơn, Benzema đã có thể giúp tuyển Pháp chinh phục nhiều đỉnh cao khác.
Bóng đá Pháp nói riêng bị chia rẽ trong nhiều năm qua. Ảnh: Getty.
“Quả táo thối” của tuyển Pháp
The Times bình luận Giroud chưa bao giờ là mục tiêu thật sự Benzema. Chân sút của Chelsea không có thù hằn gì với Benzema (cho đến khi anh có phát biểu gây tranh cãi). Benzema tin anh là nạn nhân của sự bất công.
Dư luận Pháp nhận định Deschamps là một HLV đủ thực dụng để biết điều gì tốt nhất cho ĐTQG. Kể từ 2 chức vô địch World Cup 1998 và EURO 2000, người Pháp đã trải qua giai đoạn trắng tay gần 2 thập niên vì sự thiếu đoàn kết trong đội hình.
France Football tiết lộ Deschamps đồng ý với Le Graet rằng, việc gọi Benzema lên tuyển sau sự cố năm 2015 sẽ tạo ra sự chia rẽ “khủng khiếp” trong lòng đội bóng.
Sự bốc đồng và cá tính có phần bất kham của Benzema khiến những nhà lãnh đạo của bóng đá Pháp lo ngại. Họ quyết định hy sinh anh cho dù xét về mặt chuyên môn, Benzema luôn nằm trong đội ngũ những trung phong hay nhất thế giới nhiều năm qua. Và Giroud là người được chọn thay thế.
Le Monde từng bình luận nếu Benzema đã có thể giúp Real đoạt 4 chức vô địch Champions League trong vòng 5 năm, không có lý gì anh không thể giúp tuyển Pháp vô địch EURO 2016, giải đấu đội bóng áo lam đã thất bại cay đắng ở chung kết. Nếu trên hàng công của tuyển Pháp năm đó là Benzema thay vì Giroud hay Gignac, “Les Bleus” đã có thể vô địch.
Bóng đá Pháp có thể sẽ có đội hình rất mạnh về chuyên môn, nhưng về tinh thần đoàn kết thì không ai dám chắc. Phát biểu mới đây của Benzema dường như chỉ làm tăng thêm sự đúng đắn cho quyết định của Deschamps. Ông đã chấp nhận vứt bỏ một “quả táo thối” có thể làm tổn hại đội hình.
Sau những phát ngôn tranh cãi của Benzema, Griezmann tuyên bố đứng về phía Giroud. “Tôi yêu Giroud, anh ấy là cầu thủ giỏi và giúp chúng tôi vô địch World Cup, điều đó có ý nghĩa và quan trọng trong cuộc đời”, Griezmann nói.
Le Monde gọi Benzema là một kẻ ngạo mạn, người chỉ ghi được trung bình 0,33 bàn/trận cho tuyển Pháp, trong khi Giroud có 0,42 bàn/trận.
Người Pháp đã vô địch World Cup 2018 với Giroud không ghi được bàn nào trong đội hình. 20 năm trước, nền bóng đá xứ lục lăng cũng lần đầu bước lên đỉnh thế giới với Stephane Guivarc’h, một cầu thủ cũng không nổ súng trong kỳ World Cup 98 trên sân nhà.
Mẫu số chung của cả hai trung phong đó: Họ đều khiêm tốn và hy sinh cho đội bóng. Giroud từng được HLV Arsene Wenger ca ngợi là mẫu cầu thủ “chuyên nghiệp và kiểu mẫu” nhất ông từng làm việc.
Giroud gần như trái ngược hoàn toàn với Benzema, người tài năng hơn nhưng lại hành xử bốc đồng và mang lại nhiều scandal cho đội tuyển.
Hồng An
Từ Platini đến Tigana, chưa học trò nào vượt qua nổi thầy Hidalgo
Michel Hidalgo đã tạo ra Thế hệ vàng 1984 của bóng đá Pháp, với các học trò nổi tiếng như Michel Platini, Luis Fernandez, Alain Giresse hay Jean Tigana...
Những học trò ưu tú này của ông sau đó đều theo bước Hidalgo trở thành HLV. Tuy nhiên, không ai trong số họ thực sự nổi bật so với ông thầy.
Michel Platini có 4 năm gắn bó với ĐT Pháp kể từ cuối năm 1988. Ông từng được tạp chí World Soccer bầu chọn là "HLV xuất sắc nhất năm" do thành tích dẫn dắt ĐT Pháp 19 trận liên tiếp bất bại. Nhưng sau đó tại EURO 1992, Gà trống Gaulois bị loại ngay ở vòng bảng khiến Platini phải từ chức.
Luis Fernandez cũng có chút tiếng tăm khi chuyển sang nghiệp cầm quân. Tuy nhiên, thành tích đáng kể nhất của ông cũng chỉ là chiếc Cúp C2 năm 1996, sau khi ông dẫn dắt PSG đánh bại Rapid Vienna với tỉ số 1-0 trong trận chung kết diễn ra trên đất Bỉ.
Jean Tigana từng dẫn dắt những đội bóng lớn của Pháp như Lyon, Monaco. Nhưng ông chỉ thành công ở mùa giải duy nhất 1996/97 với việc giúp Monaco vô địch Ligue 1 và sau đó được bầu là "HLV xuất sắc nhất" nước Pháp năm 1997. Nhưng sau đó ông gặp nhiều khó khăn trong sự nghiệp cầm quân, từng phải dạt sang tận Trung Quốc hành nghề.
Trong 4 học trò cưng của Hidalgo, Alain Giresse là người chìm nhất khi chuyển sang nghiệp cầm quân. Cựu tiền vệ tài hoa của ĐT Pháp chủ yếu hành nghề ở các quốc gia châu Phi, gần đây nhất là dẫn dắt ĐT Tunisia trước khi đệ đơn từ chức vào tháng 08/2019.
Alassane Plea tỏa sáng ở M'Gladbach: 'Harry Kane nước Pháp' đại náo Bundesliga Chỉ hơn một năm trước, cái tên Alassane Plea vẫn còn xa lạ đối với NHM. Nhưng giờ chân sút người Pháp của M'gladbach đang nổi lên như một trong những tiền đạo hay nhất Bundesliga, thậm chí đang được xem như tương lai trên hàng công ĐT Pháp. Plea không được đánh giá quá cao khi còn trẻ. Anh trưởng thành từ...