Bệnh “yêu” trong khi ngủ…
Sexmonia là dạng bệnh có những hành vi tình dục trong khi đang ngủ và bất kỳ ai cũng có thể từng mắc chứng bệnh này, đặc biệt là những người có tiền sử rối loạn giấc ngủ.
Một dạng rối loạn giấc ngủ
Sex trong khi ngủ (sexmonia) gần như được xem là một loại rối loạn giấc ngủ với biểu hiện là có hành vi “yêu” trong khi ngủ. Thuật ngữ “sexmonia” được biết đến vào năm 1996, và sau này mới nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới.
Michael Mangan, TS tâm lý học ĐH New Hampshire và là tác giả của cuốn sách điện tử “Sleepsex: Uncovered” chia sẻ: “Khi lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu về sexmonia, tôi không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào trong các tài liệu học thuật. Còn bây giờ, mọi người đều biết đến nó như một trong số các hành động khác mà con người có thể làm trong giấc ngủ của mình”.
Theo ông Mangan, bệnh sex trong khi ngủ bao gồm một loạt các hành vi tình dục như mơn trớn, vuốt ve, rên rỉ và giao hợp… Mặc dù không có nhiều thống kê về loại rối loạn giấc ngủ này nhưng bất kỳ ai ở độ tuổi trưởng thành cũng đều có khả năng trải qua hiện tượng sex trong khi ngủ. Bệnh này thường xảy ra ở nam giới, nữ giới cũng có thể có nhưng tỷ lệ không cao. Và những người nào có tiền sử bệnh rối loại giấc ngủ thì rất dễ mắc phải hội chứng này.
Sex trong khi ngủ – tích cực và tiêu cực
Sex trong khi ngủ cũng có mặt tốt mặt xấu. Khi nói về mặt tích cực, Mangan cho biết, phụ nữ và đàn ông mắc phải bệnh này đều cảm thấy họ lôi cuốn và hấp dẫn hơn khi đang ngủ và thái độ tình dục của họ cũng khác so với lúc còn tỉnh táo. Những ức chế thông thường hạn chế hành vi tình dục của họ khi còn thức sẽ không còn xuất hiện. Thay vào đấy, họ sẽ thấy mạo hiểm hơn và khiến đối phương đạt đến cực khoái mà so với bình thường họ không làm được. Sex trong khi ngủ cũng có thể giúp chúng ta chống lại các vấn đề liên quan đến tình dục.
Mặt khác, sexmonia cũng gây ra nhiều vấn đề bất lợi. Mangan cho hay, những người mắc bệnh này sẽ tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề về “sự bằng lòng” và ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ. Đối phương có thể không hứng thú với sex trong khi ngủ, họ sẽ trở thành nạn nhân của hành động này. Hơn nữa, nó cũng gây ra nhiều phiền toái cho giấc ngủ, khiến bạn mất ngủ khi bị một ái đó “mơn trớn”, “vuốt ve” mặc dù bạn đang cố gắng để chìm vào giấc ngủ ngon lành. Hậu quả là cả hai đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Một vấn đề khác là sex trong khi ngủ sẽ khiến bạn có cảm giác “bị ruồng bỏ”. Điều đó có nghĩa “một người không cảm thấy thích thú với sex khi họ tỉnh táo, tuy nhiên, khi chìm vào giấc ngủ, khoái cảm tình dục trỗi dậy và điều này đặt ra câu hỏi cho đối phương rằng “Liệu anh ta (cô ta) đang mơ về sex với một người nào khác chăng?”.
Video đang HOT
Nguyên nhân
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được lý do chính xác, rõ ràng cho hiện tượng rối loạn giấc ngủ này. Một giả thuyết được đặt ra là một số người ngủ chung giường có thể gây ra một sự việc bất ngờ hay rắc rối nào đó. “Khi bạn ngủ cạnh một ai, bị va chạm, xô đẩy hay tiếp xúc có thể là nguyên nhân của hành động sex mà bạn thực hiện”, Mangan cho biết.
Một số nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại thuốc uống, bia rượu, mệt mỏi, stress cũng có thể là nguyên nhận của bệnh sex trong khi ngủ.
Giải pháp
Theo các bác sỹ, bệnh này có khả năng chữa trị. Nếu áp lực, mệt mỏi hay lo lắng khiến bạn sex trong khi ngủ, hãy tìm đến chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần. Đồng thời, tìm gặp bác sỹ chuyên khoa ngay khi phát hiện bạn hay đối phương có biểu hiện của căn bệnh này, đừng ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm.
Đảm bảo một giấc ngủ ngon, ngủ đủ, ngủ đúng giờ quy định cũng là một yêu cầu quan trọng để khắc phục được căn bệnh “dở khóc, dở cười” này.
Theo Dân Trí
Bệnh mộng du và cách xử trí
Mộng du là một chứng bệnh thường gặp nhưng lại không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du, các trẻ khác cũng dễ mắc và hầu hết là các trẻ phát triển nhanh.
Thế nào là mộng du?
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi, tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.
Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ, hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài...
Thậm chí người bệnh tiến hành một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động tương tự khác. Một số ngườicòn vào ô tô, lái ô tô đi một quãng đường dài trong lúc thực sự đang ngủ. Một số hành vi tình dục có thể xuất hiện.
Người lớn có thể hoặc có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi. Có thể rất khó đánh thức người đang mộng du như vậy, họ có thể tấn công người đánh thức mình. Thường người bệnh trông vụng về, lóng ngóng, có hành vi kỳ lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi xuất hiện sự kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực hơn.
Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên.
Một số yếu tố liên quan đến mộng du
Người ta cho rằng tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.
Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến nữa là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress... cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.
Ở người lớn, tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ. Ở người già có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não...
Khi gặp người bị mộng du, cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ,
và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động
Xử trí bệnh mộng du như thế nào?
Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác...
Để an toàn cho người bệnh, nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa.
Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động, để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc.
Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.
Riêng đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.
Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường. Vì thế cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp. Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du.
Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du: Nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.
Mộng du là bệnh rất hay gặp đặc biệt là ở trẻ em. Khi trong gia đình có người bị bệnh này cần kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, nếu thấy hiện tượng lần đầu tiên, không nên hốt hoảng sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh vì họ bị đánh thức đột ngột trong khi thực hiện những hoạt động trong giấc ngủ. Cần xem xét các yếu tố tinh thần một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng ở những người mắc phải chứng bệnh này, nhất là người lặp lại nhiều lần.
Nguồn: eva.vn
"Xóa sổ" 9 bệnh thường gặp ở phụ nữ Các chuyên gia đã thống kê được 9 loại bệnh phổ biến mà chị em thường gặp trong cuộc đời mình. Và để giảm thiểu rủi ro các bệnh này, chị em nên tham khảo những gợi ý dưới đây. Kinh nguyệt khó chịu: uống sữa nóng, thêm mật ong Trong kì kinh nguyệt, không ít phụ nữ gặp các triệu chứng đau...