Bệnh vùng kín không nên giấu
Nhiều bạn chưa lập gia đình và cũng chưa quan hệ nhưng có biểu hiện bất thường ở vùng kín như thỉnh thoảng bị khí hư, lúc vàng sậm, lúc lại trắng đục, ngứa, bụng dưới đau… muốn đi khám nhưng lại ngại.
Ảnh: SKDS.
Những thông tin sau có thể giúp bạn hiểu rõ các bệnh ở vùng kín, để có hướng đi khám sớm.
Khí hư, hay còn gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ. Khí hư sinh lý có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng. Giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ra ít, lỏng, nhưng đến thời điểm rụng trứng, khí hư ra rất nhiều, dai. Khí hư sinh lý có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo, là chất bôi trơn, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung kết hợp với trứng.
Bên cạnh khí hư sinh lý, trong nhiều trường hợp khí hư là biểu hiện của các bệnh lý đường sinh dục. Các bệnh này nếu để lâu không chữa hoặc chữa không đến nơi đến chốn thì có khả năng viêm nhiễm sẽ lan lên vòi trứng, làm viêm tắc vòi trứng dẫn đến thụ thai khó và có thể dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa, hệ lụy là sinh khó, dễ sẩy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Khí hư bệnh lý có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, có mùi hôi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa cơ quan sinh dục. Tùy theo tổn thương, vị trí viêm trong đường sinh dục mà màu sắc khí hư sẽ khác nhau.
Khí hư trong (dịch trong, trắng, nhầy dính, có khi loãng như nước, không hôi): dấu hiệu của u xơ tử cung, polip cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.
Khí hư loãng, đục, hôi, màu vàng nhạt và có bọt hoặc khí hư như bột, có vảy nhỏ hoặc khí hư màu trắng, xanh đục: dấu hiệu viêm âm đạo.
Khí hư nhiều đặc, dính như hồ, có màu đục: dấu hiệu viêm cổ tử cung.
Khí hư loãng như nước: dấu hiệu viêm tử cung.
Khí hư giống như mủ (vàng hoặc xanh): viêm phần phụ (vòi trứng), nhiễm nấm.
Video đang HOT
Khí hư ra nhiều, xuất hiện sau giao hợp vài ngày, như mủ, đặc, màu xanh: dấu hiệu viêm nội mạc tử cung.
Khí hư vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa: dấu hiệu rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.
Khí hư lẫn máu, ra máu bất thường: dấu hiệu của ung thư tử cung. Ung thư tử cung có những dấu hiệu như máu ra bất thường (dù ngoài chu kỳ nguyệt san), kèm theo đau bụng hoặc không, khí hư nặng mùi hoặc có lẫn máu.
Khí hư ra nhiều, ngứa ngáy: nhiễm nấm Candida và trùng roi gây ngứa.
Khí hư giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ. Tuy nhiên, môi trường ẩm ướt mà khí hư tạo ra lại là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Trường hợp khí hư lúc màu vàng sậm, lúc lại là trắng đục, vùng kín rất ngứa, bụng dưới đau tức như bị ứ đọng một cái gì đó là dấu hiệu của việc viêm đường sinh dục. Viêm đường sinh dục không chỉ xảy ra ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục, sinh con… mà nhiều em gái nhỏ và phụ nữ chưa quan hệ tình dục cũng mắc phải. Nguyên nhân là do vệ sinh kém, do hoạt động của hệ nội tiết… Bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt và không nên giấu kín. Bạn có thể khám tại trạm y tế xã, trung tâm y tế hoặc bệnh viện phụ sản của tỉnh…
Bạn cũng nên nói với bác sĩ về việc bạn chưa có gia đình, chưa có quan hệ tình dục để bác sĩ có biện pháp thăm khám phù hợp. Chính sự e ngại và xấu hổ khi nghĩ tới việc đi khám phụ khoa, hay phải chia sẻ căn bệnh của mình với những người có chuyên môn khiến cho rất nhiều chị em mắc bệnh này không được điều trị, hay điều trị không đúng phương pháp. Hậu quả là bệnh ngày càng nặng, điều trị càng khó khăn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo VNE
Những dấu hiệu đáng ngại của khí hư
Nhận biết khí hư bình thường.
Teen girl cần biết là khí hư vốn là một loại dịch tiết hết sức bình thường của cơ thể phe XX chúng mình. Khí hư được tiết ra từ các tuyến nằm ở cổ tử cung với nhiệm vụ chống lại vi khuẩn và dọn dẹp các tế bào già cỗi bên trong "cô bé". Trung bình trong 1 ngày,mỗi XX trường thành sẽ cần phải dọn đẹp 2g tế bào già khỏi khu vực kín. Tuy nhiên, lượng khí hư tiết ra sẽ khác biệt tuỳ theo cơ thể mỗi người và tác động của nguyệt san.
Vậy khí hư như thế nào là bình thường?
-Trong vòng 1 tuần sau khi kết thúc đèn đỏ, hầu như bạn sẽ không thấy khí hư rõ ràng.
-Giữa chu kì, tức là khoảng 2 tuần sau ngày kết thúc đèn đỏ ý, thì khí hư sẽ có dạng hơi lỏng, nhìn giống lòng trắng trứng gà, khi tiếp xúc với không khí có thể chuyển sang màu vàng nâu.
-Khí hư bình thường không có mùi, chỉ khi bị vi khuẩn tấn công thì mới xuất hiện mùi.
-Khí hư không gây ngứa rát.
Cẩn thận với sự thay đổi của khí hư!
Nếu bạn thấy khí hư có những dấu hiệu sau thì nguy cơ nhiễm bệnh là khá cao đấy!
-Nặng mùi hoặc cómùi chua chua.
-Trắng đục và đặc quánh.
-Màu xanh.
-Khí hư có máu (không phải trong những ngày đèn đỏ nhá!)
-Ngứa rát ở cô bé.
Nếu như những dấu hiệu trên đi kèm với việc đau bụng dưới và xuất hiện sau khi bạn có chữ x thứ 3 không an toàn thì chắc chắn bạn đã bị viêm nhiễm ở vùng kín!
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây "khó chịu" cho cô bé
-Nhiễm khuẩn: khiến dịch tiết có mùi hôi như cá ươn vậy.
-Nhiễm nấm: phổ biến nhất là nấm Candida, gây ngứa và làm khí hư trắng đục, đặc dính.
-Mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục (STDs): tuỳ vào mỗi bệnh mà sẽ có những triệu chứng đi kèm khác nhau.
Làm gì khi phát hiện khí hư có vấn đề?
Bất cứ khi nào nhận thấy "cô bé" có dấu hiệu không ổn, teen girl nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để được khám và tư vấn kĩ lượng.
Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi thói quen, học cách vệ sinh "cô bé" đúng cách. Trong những ngày đèn đỏ thì hãy nhớ thay tampon hoặc băng vệ sinh ít nhất 4 lần /ngày để vi khuẩn không có cơ hội tấn công "cô bé"
Theo PLXH
Ăn uống thế nào để "cửa mình" bớt khô hạn? Đây hẳn là thắc mắc và quan tâm của rất nhiều chị em? Chào cô chú ban biên tập! Cháu năm nay 22 tuổi, trong khoảng hơn 1 năm gần đây cháu bị căng thẳng và hay bị đau đầu do căng thẳng và stress... Có thể vì thế mà kinh nguyệt của cháu không đều. Hơn 1 tuần trước, cháu và người...