Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh chuyển giao kỹ thuật cấy chỉ cho trạm y tế
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật cấy chỉ để điều trị bệnh cho 4 trạm y tế của huyện Hương Sơn.
Các bác sỹ Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh hướng dẫn cho các cán bộ chuyên trách đông y của 4 trạm kỹ thuật cấy chỉ bằng hình thức cầm tay chỉ việc
Trong thời gian 4 ngày, bằng hình thức “cầm tay chỉ việc”, kết hợp trao đổi giữa lý thuyết và hướng dẫn thực hành trên người bệnh, các bác sỹ của Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh đã chuyển giao phương pháp cấy chỉ cho cán bộ chuyên trách đông y của 4 trạm Sơn Kim 1, Sơn Tây, Sơn Diệm và thị trấn Phố Châu.
Các nội dung được các bác sỹ truyền đạt gồm: kỹ thuật quy trình cấy chỉ, nguyên lý chữa bệnh của cấy chỉ, cơ chế tác động của cấy chỉ, cách thức chuẩn bị dụng cụ cấy chỉ, cách thức tiến hành cấy chỉ trong một số chứng bệnh…
Qua đào tạo, chuyển giao, các cán bộ y học cổ truyền của các trạm y tế đã triển khai thành thục kỹ thuật.
Đây là kỹ thuật phù hợp triển khai tại tuyến xã, đem lại hiệu quả điều trị cao, đáp ứng nhu cầu được chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền của người dân, nhất là những người lớn tuổi hay mắc các bệnh thoái hóa, nhức mỏi xương khớp.
Video đang HOT
Bệnh viện YHCT Hà Tĩnh trao tặng cho mỗi trạm y tế 5 máy điện châm phục vụ cho việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền được tốt hơn
Theo bác sỹ Dương Đăng Hiền – Giám đốc Bệnh viện YHCT, phương pháp cấy chỉ được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là những bệnh mãn tính liệt, các bệnh vận động, thoái hóa đốt sống cổ, lưng, rối loạn tiền đình, hen, xoang, tự kỷ, trầm cảm, các bệnh câm điếc bẩm sinh…
Biện pháp cấy chỉ không áp dụng trên những bệnh nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, ung thư. Đặc biệt, chống chỉ định cấy chỉ với các bệnh nhân đang sốt cao hoặc các vị trí huyệt bị vết thương hở.
Phương pháp cấy chỉ thực chất là một dạng đặc biệt của phương pháp châm cứu. Đây là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt vị châm cứu của hệ kinh lạc bằng cây kim chuyên dụng. Đoạn chỉ này sẽ liên tục tác động vào huyệt vị một cách liên tục, tạo được hiệu quả.
Theo baohatinh
BVĐK Hà Tĩnh vận hành máy đo độ loãng xương hiện đại nhất hiện nay
Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) Hà Tĩnh vừa đưa vào sử dụng máy đo độ loãng xương toàn thân hiện đại nhất hiện nay để phục vụ hoạt động thăm khám, điều trị.
Đây là thiết bị hiện đại mà BVĐK tỉnh vừa được phân bổ
Đo mật độ xương là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, xác định xem người bệnh có bị loãng xương hay không. Đây là một bệnh với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, BVĐK tỉnh tiến hành đo độ loãng xương bằng phương pháp siêu âm, xương gót là vị trí xương ngoại vi duy nhất để đánh giá nguy cơ loãng xương. Đo mật độ xương bằng siêu âm không được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân loãng xương, chỉ có giá trị sàng lọc, dùng để tầm soát.
Các y, bác sỹ, kỹ thuật viên ở BVĐK tỉnh đã làm chủ được thiết bị mới
Theo quyết định phân bổ trang thiết bị y tế của Sở Y tế cho các đơn vị theo danh mục, số lượng được phê duyệt, BVĐK tỉnh được phân bổ máy đo độ loãng xương toàn thân hiện đại nhất hiện nay với trị giá gần 1,7 tỷ đồng.
Triển khai máy đo loãng xương theo phương pháp DEXA là hiện đại nhất hiện nay
Triển khai máy đo loãng xương theo phương pháp DEXA tại BVĐK tỉnh sẽ giúp cho người dân Hà Tĩnh mắc các bệnh xương khớp được khám, chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất. Bởi hiện nay, phương pháp DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) là phương pháp đo mật độ xương phổ biến và hiện đại nhất trên thế giới.
Phương pháp này dùng tia X để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương với độ chính xác cao, từ 85% đến 99%.
Phương pháp này cũng không xâm nhập, không gây đau, được thực hiện ở cột sống thắt lưng, cổ xương đùi và cẳng tay, giúp phát hiện và đánh giá chính xác tình trạng bệnh, phân biệt các bệnh xương khớp, qua đó, giúp các bác sĩ, chuyên gia cơ xương khớp có phương án điều trị hiệu quả, cải thiện chức năng vận động của cơ thể.
Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng đặc biệt nên rất khó phát hiện. Theo một khảo sát mới đây, ở Việt Nam số lượng người mắc bệnh loãng xương đã lên tới 3 triệu người và 170 ngàn người trong số đó bị gãy xương do loãng xương.
Theo baohatinh
Hà Tĩnh: Trị "ma thuốc độc" bằng... kính lúp và sờ ngón tay, 2 kẻ lừa đảo bị bắt Ngày 19/8, thông tin từ Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa bắt quả tang Nguyễn Thị Loan và Lê Duy Hận (đều trú tại huyện Nghi Xuân) về hành vi hoạt động mê tín dị đoan bằng việc bắt "ma thuốc độc" tại nhà. Nguyễn Thị Loan tại cơ quan Công an. Làm việc với cơ quan...