Bệnh viện ‘xanh – sạch COVID-19′ đầu tiên của TP.HCM chuẩn bị đón bệnh nhân đến khám
Cùng với Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, Bệnh viện quận 7 sẽ chính thức được trả lại công năng ban đầu là điều trị bệnh nhân thông thường, sau một thời gian dài được tách đôi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
PGS.TS Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – vừa ký quyết định phục hồi công năng của Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi và Bệnh viện quận 7.
Đây là hai bệnh viện đầu tiên của TP.HCM chính thức trở lại công năng ban đầu sau một thời gian dài được “tách đôi” tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Huyện Củ Chi và quận 7 cũng là 2 địa phương đầu tiên của TP.HCM vừa công bố kiểm soát được dịch COVID-19 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Tại Bệnh viện quận 7, sáng 21-9, các nhân viên y tế khẩn trương lau dọn sàn nhà, giường, ga nệm và các trang thiết bị máy móc. Công tác khử khuẩn cũng được thực hiện nhiều lần để đảm bảo “sạch virus” trước khi đón bệnh nhân mắc các bệnh lý thông thường vào điều trị.
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được chuyển từ Bệnh viện quận 7 sang Bệnh viện dã chiến số 16 sáng 21-9 – Ảnh: DUYÊN PHAN
Điều dưỡng trưởng khoa cấp cứu Nguyễn Thị Ý Nhi chia sẻ, sau một thời gian dài cùng nhau gắn bó, chung sức chăm sóc điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, được trở lại “bệnh viện xanh – sạch” là điều mong muốn của tất cả nhân viên y tế.
Từ 4 ngày trước, các nhân viên của khoa đã bắt tay vào công tác lau dọn phòng hồi sức cấp cứu, nơi trước đây luôn chật kín các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nằm hồi sức.
“Tất cả nệm đều được chà xà bông phơi khô, các trang thiết bị y tế sau khi lau sạch bề mặt được đưa vào phòng kín để chiếu tia cực tím và đặc biệt sàn, các bề mặt tường nhà đều được phun khử khuẩn nhiều lần để đảm bảo sạch virus tuyệt đối trước khi nhận bệnh”, điều dưỡng Ý Nhi nói.
Những tấm biển báo “không còn tác dụng” trong thời gian tới – Ảnh: DUYÊN PHAN
Video đang HOT
TS.BS Nguyễn Thế Vũ – phó giám đốc phụ trách Bệnh viện quận 7 – cho biết đơn vị chính thức tiếp nhận điều trị ca mắc COVID-19 đầu tiên vào đêm 12-7.
Tính đến nay đã có khoảng 1.200 trường hợp được tiếp nhận điều trị, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng phải hồi sức tích cực. Sau hơn hai tháng rưỡi hoạt động, bệnh viện điều trị khỏi bệnh cho trên 500 người, một số ca nặng được chuyển lên các tuyến cao hơn điều trị.
“Khi trở thành bệnh viện xanh – sạch, chúng tôi không còn tiếp nhận điều trị cho các F0 nữa, sẽ có nhiều điều kiện để chăm sóc điều trị tốt hơn cho các bệnh nhân thông thường trên địa bàn và các vùng lân cận”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Công tác phun khử khuẩn được tiến hành nghiêm ngặt bảo đảm an toàn sau khi bệnh viện hoạt động lại bình thường – Ảnh: DUYÊN PHAN
Nhân viên y tế làm sạch nệm và những đồ dùng cần thiết để bệnh viện sớm hoạt động lại bình thường – Ảnh: DUYÊN PHAN
Những ca trực căng thẳng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cũng đã được “xóa sổ” – Ảnh: DUYÊN PHAN
Công tác vệ sinh, khử khuẩn rất được chú trọng, đảm bảo “sạch virus” trước khi tiếp nhận điều trị bệnh nhân thông thường – Ảnh: DUYÊN PHAN
Còn một lượng ít bệnh nhân vẫn đang điều trị tại bệnh viện, theo dự tính trong vài ngày tới sẽ được dời qua Bệnh viện dã chiến số 16 và Trung tâm hồi sức của Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: DUYÊN PHAN
Bệnh viện quận 7 cùng với Bệnh viện Đa khoa Củ Chi là 2 bệnh viện sẽ được phục hồi công năng điều trị ban đầu đầu tiên của thành phố – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo thống kê, hiện nay toàn TP.HCM có 93 cơ sở tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 (từ tầng 1 đến tầng 3). Trong số này có 10 trung tâm hồi sức, 30 bệnh viện dã chiến và 53 bệnh viện (tư nhân, tuyến quận, huyện, TP).
Từ 27-7 đến nay, toàn thành phố đã có 342.237 ca mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Trong đó có 41.826 người đang cách ly điều trị tại nhà (chiếm trên 40% tổng số ca đang điều trị); 22.736 người đang cách ly tập trung và 41.404 người đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3.
Số ca xuất viện cộng dồn đến nay là 171.926 người. TP.HCM đang tính toán giảm dần một số cơ sở cách ly tập trung tại các quận huyện và bệnh viện dã chiến khi TP dần “mở cửa”.
Vận hành bệnh viện Covid-19 với hệ thống thông gió một chiều
Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch quy mô 500 giường, chiều 31/8 khánh thành sau một tháng xây dựng, lần đầu tiên thiết kế hệ thông thông gió một chiều kết nối tận giường.
Bệnh viện ở phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, diện tích 3,5 ha, là cơ sở 2 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chia thành 17 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên gồm 30 buồng bệnh, trong đó có 15 buồng áp lực âm.
Đây là bệnh viện Covid-19 đi đầu sử dụng hệ thống điều hòa không khí một chiều cho phòng điều trị bệnh nhân Covid-19. Đầu mỗi giường bệnh có hệ thống hút khí thải từ bệnh nhân. Một màng lọc chuyên dụng được đặt tại lỗ hút khí để giữ lại virus, sau đó tia cực tím sẽ xử lý số virus này.
Theo nhà sản xuất Daikin, hệ thống điều hòa thông gió dành cho bệnh viện này là hàng đặt riêng, công suất tương đương 800 máy điều hòa dân dụng thông thường, kết hợp với 360 máy lọc không khí. Một đội ngũ kỹ thuật viên và bác sĩ, chuyên gia y tế tư vấn, đã kết hợp hệ thống thông gió một chiều với quạt hút khí thải tại từng giường, tránh phát tán virus và chống nhiễm chéo.
Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kiêm giám đốc bệnh viện điều trị Covid-19 tại Hà Nội, cho biết bệnh viện hoạt động với hai mục tiêu. Một là, tuyến cuối trong tháp điều trị người bệnh Covid-19 tại thành phố và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn). Hai là, bệnh viện thực hiện chức năng Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) Covid-19 quốc gia.
"Đây là bệnh viện có số giường điều trị lớn nhất tại Hà Nội mà tôi không muốn đón bệnh nhân, không muốn lấp đầy khoa phòng", bác sĩ Hiếu cho biết tại lễ khánh thành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính (áo xanh nhạt, giữa), PGS TS Nguyễn Lân Hiếu (áo xanh ngọc) cùng các y bác sĩ tham quan khu cấp cứu, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, ngày 31/8. Ảnh: Ngọc Thành
Khoảng 1.000 nhân viên y tế, ở tất cả chuyên ngành như Hồi sức cấp cứu, khoa Xét nghiệm, khoa Bệnh Nhiệt đới và Can thiệp giảm hại, làm việc tại bệnh viện. Họ đã được tập huấn đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân Covid-19, hướng dẫn liệu pháp thở oxy cho người bệnh, thở oxy dòng cao, thở máy không xâm nhập, cách cài đặt máy thở ban đầu, lọc máu, liệu pháp chống đông ở người nhiễm nCoV.
Hàng ngày, mỗi đơn nguyên có 16 bác sĩ và 40 nhân viên thay phiên nhau làm việc.
Theo bác sĩ Hiếu, lợi thế bệnh viện này là được xây từ đầu theo tiêu chuẩn điều trị ICU, khu dinh dưỡng, xét nghiệm, điều trị riêng biệt nhằm đảm bảo vô trùng, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo.
Viện được chia thành ba khu: Nhà màu xanh là khu hành chính của bệnh viện, bảo đảm không nhiễm khuẩn; nhà màu vàng là khu dinh dưỡng - nghỉ ngơi - xét nghiệm, test định kỳ - kho vật tư thiết bị y tế; nhà màu đỏ dành cho bệnh nhân nặng điều trị ICU. Ngoài ra, còn có khu đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn với nhiều không gian xanh.
Cơ sở này hội đủ tiêu chí lý tưởng cho một đơn vị điều trị bệnh nhân Covid nặng như cách xa khu dân cư, giao thông thuận tiện, hạ tầng kỹ thuật điện, nước, nước thải được bố trí đồng bộ.
Bệnh viện dự kiến tiếp nhận bệnh nhân trong vài ngày tới.
Hà Nội đã qua 37 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, số ca mắc mới vẫn ở mức cao, liên tục xuất hiện các ổ dịch mới.
Ngày 29/8, thành phố ghi nhận 133 ca, là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất từ khi dịch xuất hiện trên địa bàn thủ đô (ngày 6/3/2020).
Tổng số ca Covid-19 tại Hà Nội từ đợt dịch thứ 4 đến nay là 3.234, trong đó số ca ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.547 ca, số ca dương tính khi đã cách ly là 1.687.
Số bệnh nhân COVID-19 tử vong ở TP.HCM có chiều hướng giảm Trao đổi với báo giới ngày 28-8, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, ông Lương Ngọc Khuê cho biết số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại TP.HCM đã có xu hướng giảm, người bệnh đã tiếp cận cơ sở y tế tốt hơn. Túi thuốc phát tại nhà cho F0 TP.HCM tại trạm y tế lưu động. Mỗi...