Bệnh viện TP HCM sẵn sàng phương án ‘tách đôi’ trị Covid-19
Bác sĩ Tăng Ngọc Anh khi sắp xong ca làm việc nhận tin nhắn của lãnh đạo “các bác sĩ, điều dưỡng tập trung vào bệnh viện để dọn khoa, trả lại 7 lầu làm khu điều trị Covid-19 gấp”.
Chiều 14/7, bác sĩ Anh và đồng nghiệp Bệnh viện Thành phố Thủ Đức gấp rút dọn về khu cũ của đơn vị, trên tinh thần “trong chiều tối nay phải xong, mai nhận bệnh”. Vài khoa ghép vào một lầu, một số chuyển sang phòng khám vệ tinh của bệnh viện ở Linh Trung. Tất cả hoàn tất sau gần 4 giờ. Đến sáng 15/7, khu 7 lầu đã hoàn chỉnh giường, chuẩn bị đón bệnh nhân Covid-19.
Toà nhà 7 lầu của bệnh viện trước đó gồm các khoa Hồi sức Tích cực (ICU), Hồi sức tim mạch, Hồi sức nhi, Lồng ngực mạch máu, Khu Sản dịch vụ, phòng mổ tim mạch, Ngoại thần kinh, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Chấn thương Chỉnh hình và khu văn phòng.
Động thái này được Bệnh viện Thành phố Thủ Đức đưa ra sau văn bản khẩn do Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng ký, gửi các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đề nghị xây dựng phương án “bệnh viện tách đôi”. Trong đó, một nửa dành để tiếp nhận người bệnh thông thường, nửa còn lại dành cho bệnh nhân Covid-19; đảm bảo hai khu vực được tách biệt và có cổng đi riêng.
Giám đốc Bệnh viện Thành phố Thủ Đức – bác sĩ Nguyễn Minh Quân, cho biết bệnh viện đã sẵn sàng 300 giường để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 có bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm nặng, nguy kịch – thuộc tầng ba trong mô hình 4 tầng. “Khu vực điều trị Covid-19 với lối đi riêng, tách biệt hẳn nên không ảnh hưởng hoạt động khám chữa các bệnh khác”, ông Quân nói.
Bệnh viện Thành phố Thủ Đức bố trí lại giường bệnh để chuẩn bị tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Ảnh do bác sĩ cung cấp.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng, ngoài phân công nhân sự cho hai khu vực trên, các bệnh viện còn phải điều nhân sự hỗ trợ các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19; đồng thời sẵn sàng chi viện về nhân sự, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao… cho Bệnh viện Hồi sức Covid-19 khi được điều động.
Thời gian qua, Sở Y tế đã chuyển đổi công năng các bệnh viện đa khoa thành các bệnh viện chuyên tiếp nhận người bệnh Covid-19 và mở rộng thêm các cơ sở thu dung điều trị. Hiện, có 10 cơ sở thu dung điều trị Covid-19 và 15 bệnh viện điều trị Covid-19. Ngày 14/7, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (tại cơ sở 2 của Bệnh viện Ung Bướu) bắt đầu hoạt động với công suất 1.000 giường, điều trị người bệnh nặng và nguy kịch.
Ông Thượng cho biết, trong số ca nhiễm đang tăng hàng ngày có nhiều trường hợp cần cấp cứu chuyên khoa và là người nước ngoài. Sở Y tế TPHCM yêu cầu các bệnh viện phải xem người bệnh nghi nhiễm, nhiễm nCoV như các trường hợp cấp cứu cần phải được chuyển ngay vào bệnh viện có chức năng cách ly, điều trị kịp thời. Đối với bệnh nhân người nước ngoài không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được đưa vào các bệnh viện thu dung điều trị Covid-19, nếu tình trạng nặng sẽ được điều trị tại Chợ Rẫy, Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Hồi sức Covid-19.
Các y bác sĩ lắp đặt dụng cụ ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 quy mô 1.000 giường điều trị người bệnh nặng và nguy kịch, đặt tại cơ sở 2 của Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, ngày 15/7. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?
Tay chân miệng là bệnh khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy trong quá trình điều trị, trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?
Video đang HOT
1. Bệnh chân tay miệng là gì?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến do coxsackievirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm: các vết loét trong miệng và các vết phát ban ở bàn tay và bàn chân.
Bệnh tay chân miệng tuy không nghiêm trọng nhưng lại rất dễ lây lan. Bệnh thường bùng thành dịch tại trường học, bệnh viện và các trung tâm chăm sóc y tế.
Thông thường, tay chân miệng là bệnh nhẹ và trẻ có thể tự khỏi mà không cần điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, khi không được chăm sóc đúng cách, bệnh rất dễ trở nặng và xảy ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh.
Bệnh tay chân miệng tuy không nghiêm trọng nhưng lại rất dễ lây lan. (Nguồn: Internet)
Theo CDC, bệnh tay chân miệng lây qua các con đường sau: (1)
- Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.
- Lây qua giọt bắn có chứa virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
- Tiếp xúc với bề mặt và đồ vật bị nhiễm virus.
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Để giảm nguy cơ lây nhiễm cho con, bạn cần:
- Cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy mạnh và liên tục.
- Tránh tiếp xúc gần với những trẻ bị bệnh tay chân miệng.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và các bề mặt bé hay tiếp xúc.
- Cần lưu ý khi xử lý chất thải của bé, khử khuẩn, dùng khẩu trang và găng tay để tránh truyền nhiễm dịch bệnh
- Khi bé có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đưa bé đi khám hoặc thông báo với cơ sở y tế gần nhất.
Vậy khi bé bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì? Mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.
2. Bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Theo Medicinet, tổng thời gian bị bệnh tay chân miệng kéo dài từ 5 -> 7 ngày (2). Sau 1->3 ngày từ khi virus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng đầu tiên của bệnh bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Các triệu chứng bệnh ban đầu bao gồm: Sốt, mệt mỏi, đau họng, chán ăn.
Từ 1->2 ngày tiếp theo, xuất hiện các vết loét trong miệng gây đau đớn. Ở giai đoạn cuối sẽ thấy xuất hiện các nốt nhỏ, đỏ, mềm, tiền triển thành mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ. Những vết đỏ này ít xuất hiện hơn ở trên cánh tay và chân, cũng như vùng mông và bộ phận sinh dục.
Theo Medicinet, tổng thời gian bị bệnh tay chân miệng kéo dài từ 5 -> 7 ngày (Nguồn: Internet)
3. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Bệnh chân tay miệng gây ra các nốt đỏ trong miệng, cổ họng và lưỡi khiến bé gặp nhiều khó chịu khi ăn uống. Theo Mayoclinic (3), để giúp bé giảm đau do mụn nước và ăn uống dễ chịu hơn, bạn hãy thử các mẹo sau:
Cho bé ngậm đá hoặc đá bào, hoặc ăn kem. Theo các chuyên gia y tế, cảm giác mát lạnh từ kem hoặc đá bào có thể giúp bé giảm đau tạm thời và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Bạn chỉ nên cho bé ăn các loại kem trái cây để vừa giảm đau vừa bổ sung dinh dưỡng. Tránh cho bé ăn các loại kem cacao hoặc socola vì sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống đồ uống lạnh như sữa hoặc nước đá
- Cho bé ăn thức mềm, không cần phải nhai nhiều. Sử dụng các loại đồ ăn này giúp bé không phải nhai nhiều, làm giảm tình trạng đau khi phải nhai thức ăn trong miệng. Bạn có thể cho bé ăn súp gà hạt sen, cháo tôm rau ngót, cháo sườn bí đỏ, cháo đậu xanh,...
- Súc miệng bằng nước ấm sau bữa ăn
- Nếu bé có thể súc miệng mà không nuốt phải nước súc thì bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu vết thương. Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần hoặc thường xuyên khi cần thiết để giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm loét miệng do bệnh tay chân miệng gây ra.
4. Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng những gì?
4.1. Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng ăn những loại thức ăn sau:
- Kiêng ăn thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit, như cây họ cam quýt, soda, nước ép trái cây.
- Tránh thức ăn mặn, cay hoặc nóng.
4.2 Không dùng chung các vật dụng, đồ chơi, đồ ăn của trẻ bị tay chân miệng
Trong quá trình điều trị bệnh, trẻ bị tay chân miệng cần kiêng đưa đồ chơi, núm vú cao su hoặc các vật lạ vào miệng. Hành động này của bé có thể làm bệnh tình thêm trầm trọng, đồng thời tăng nguy cơ làm lây lan bệnh sang những người xung quanh.
Ngoài ra, bát, đũa, thìa, chăn, gối,... của trẻ bị tay chân miệng cũng cần thường xuyên được làm sạch và không nên sử dụng chung với những người khác.
4.3. Không kiêng nước
Trả lời cho câu hỏi: "Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì?", nhiều người truyền tai nhau là nên kiêng nước. Tuy nhiên, kiêng nước là một sai lầm phổ biến và khá nguy hiểm trong chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Việc kiêng nước có thể dẫn đến nhiễm trùng các tổn thương trên da, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim mạch và hệ thần kinh.
Vì vậy, trẻ bị tay chân miệng không nên kiêng nước, kiêng tắm. Khi làm sạch cơ thể cho trẻ, cha mẹ chỉ cần chú ý nhẹ tay, không chà sát mạnh hoặc làm tổn thương các nốt mụn nước trên da. Ngoài ra, cơ thể trẻ cũng cần được giữ khô ráo, mặc quần áo không quá nóng hoặc quá lạnh.
4.4. Kiêng tiếp xúc với nhiều người (Cách ly)
Tay chân miệng là bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh thông qua các hoạt động giao tiếp hằng ngày. Vì vậy, trẻ bị tay chân miệng cần kiêng tiếp xúc với nhiều người, cách ly tới khi được điều trị khỏi hoàn toàn nhằm hạn chế nguy cơ lây lan bệnh và bùng phát thành dịch.
Ngoài ra, việc cách li trẻ bị tay chân miệng trong thời gian điều trị cũng là giúp trẻ có không gian để nghỉ ngơi và hồi phục.
Virus gây bệnh Covid-19 có thể sống 3 ngày trên quần áo Một nghiên cứu mới đây phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể tồn tại vài ngày trên quần áo. Trong đó, virus tồn tại lâu nhất trên quần áo làm từ vải polyester. Một nghiên cứu ở Anh cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên vải polyester đến 3 ngày, vải cotton 2 ngày và polycotton là 6 giờ...