Bệnh viện Quốc tế Phương Châu hỗ trợ 10 gia đình có hoàn cảnh khó khăn điều trị hiếm muộn
Ngày 19-11-2019, Hành trình “Sẻ chia yêu thương” Bệnh viện Quốc tế Phương Châu đã trao hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn cho 2 gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Đó là vợ chồng Hà Ngọc Trung và Nguyễn Thị Cẩm Nhung, 11/8, đường Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ; vợ chồng Lê Thành Thông và Huỳnh Thị Kim Chi, ấp Bình Nghĩa, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Hành trình “Sẻ chia yêu thương” đem mong ước có con đến gần hơn với 10 gia đình
Vợ chồng anh Hà Ngọc Trung sống bằng nghề bán hủ tiếu gõ. Bản thân anh bị gai cột sống, đau thần kinh tọa. Hai vợ chồng còn lo cho mẹ già nên 5 năm nay, dù mong con, gia đình khó có đủ kinh tế để điều trị hiếm muộn. Còn vợ chồng anh Lê Thành Thông đều làm thuê nên mong con 4 năm nay nhưng không đủ chi phí thực hiện ước mơ làm cha mẹ.
Đại diện Bệnh viện Quốc tế Phương Châu (bên phải) trao hỗ trợ cho vợ chồng Hà Ngọc Trung và Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Phần hỗ trợ là 100% chi phí dịch vụ lâm sàng gồm: siêu âm theo dõi nang noãn và chuẩn bị nội mạc tử cung; thủ thuật chọc hút trứng; khám tiền mê; nuôi phôi ngày 2 – ngày 5 (tuỳ vào số lượng và chất lượng trứng); trữ lạnh phôi và chuyển phôi tươi lần 1; thử thai, xét nghiệm khi người vợ có thai đến lúc 7 tuần.
Video đang HOT
Đ ại diện Bệnh viện Quốc tế Phương Châu (bên trái) trao hỗ trợ cho vợ chồng Lê Thành Thông và Huỳnh Thị Kim Chi
Chương trình tiếp tục hỗ trợ cho 8 gia đình. Điều kiện tham gia: Các gia đình có hoàn cảnh khó khăn có xác nhận của chính quyền địa phương. Trong đó, phải nêu rõ tổng thu nhập của 2 vợ chồng/tháng (theo mẫu tại http://bit.do/sechiayeuthuong). Người chồng và người vợ chưa có con. Chưa đủ chi phí để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Chưa thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm hay đã thất bại một chu kỳ. Tuổi người vợ 34. Người vợ không thuộc nhóm đối tượng suy buồng trứng. Vợ chồng có sức khỏe bình thường, trong độ tuổi lao động. Không áp dụng trong trường hợp xin tinh trùng hoặc xin trứng.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến: Đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVF Phương Châu, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu, số 300 Nguyễn Văn Cừ, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
H.Hoa
Theo baocantho
Trải lòng của bác sỹ chuyên "hiếm muộn"
Bác sỹ Trần Minh Thắng, người Hà Nội, tốt nghiệp Học viện Quân y năm 2014, vì ngưỡng mộ tài năng và tâm huyết của TS. Lê Vương Văn Vệ, chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nên đã dành nhiều tâm huyết theo đuổi sự nghiệp "hiếm muộn" tại Bệnh viện Chuyên khoa nam học và hiếm muộn Việt Bỉ.
Bác sỹ Thắng (ở giữa) tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: L.Q
Vốn là người ham học hỏi, tốt nghiệp đại học, liên tục tu nghiệp nâng cao trình độ, bác sỹ Thắng vẫn thường xuyên phải mò mẫm tài liệu về lĩnh vực nam học và hiếm muộn trên các diễn đàn y học uy tín trên thế giới.
"Có lần, điều trị cho một bệnh nhân lưu thai hiếm muộn từ rất nhiều năm. Nhìn họ thương lắm, tài liệu trong tay áp dụng hết vẫn chưa hiệu quả, tôi bèn lên các thư viện chuyên ngành đọc tài liệu bằng tiếng Anh để tìm hướng điều trị tối ưu", bác sỹ trẻ tâm sự.
Từ tình thương, trách nhiệm với bệnh nhân, với những khát khao được làm cha mẹ của bệnh nhân, bác sỹ Thắng và cộng sự ở Bệnh viện Việt Bỉ đã mày mò, tìm mọi cách để ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến hiện đại trên thế giới, áp dụng vào Việt Nam trên các ca bệnh cụ thể.
Suốt 5 năm qua, gắn bó với các cơ sở y tế do bác sỹ Vệ sáng lập, nay là Bệnh viện Chuyên khoa nam học và hiếm muộn Việt Bỉ, bác sỹ Thắng đã có những phút nín thở với các ca bệnh khó. Trong các tình huống bất ngờ ấy, tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, cộng với sự ham học hỏi đã giúp anh điều trị thành công nhiều ca bệnh khó.
Theo lời bác sỹ Thắng, cách đây ít ngày, vào tháng 8/2019, anh gặp một ca bệnh rất đặc biệt. Bệnh nhân còn trẻ bị dị dạng mạch máu não, đột qụy rồi không qua khỏi.
Bệnh nhân đã có vợ và một con gái. Quá đau buồn, gia đình đã nghĩ đến việc giữ lại "giọt máu" của anh trên đời, để sau này đoạn tang chồng, chị vợ trẻ sẽ sinh cho nhà nội một em bé. "Họ tin rằng, khoa học có thể đem lại sự màu nhiệm như cổ tích ấy", bác sỹ Thắng kể.
Biết Bệnh viện Việt Bỉ là trung tâm hàng đầu điều trị vô sinh hiếm muộn, TS. Vệ lại là người đầu tiên ở Việt Nam thực hiện ca phẫu thuật lấy tinh trùng của tử thi, "cấy" vào cơ thể bà vợ góa và giúp chị Dung (Hà Nội) sinh ra hai bé trai cùng lúc, vì thế gia đình đã tìm cách liên lạc nhờ sự trợ giúp.
Đáp lại lời khẩn cầu của gia đình, bác sỹ Thắng và đồng nghiệp tại Bệnh viện Chuyên khoa nam học và hiếm muộn Việt Bỉ đã khẩn trương thực hiện thủ thuật lấy tinh hoàn của nạn nhân, tách lấy tinh trùng.
Nói về việc này, bác sỹ Thắng chia sẻ, việc lấy tinh trùng từ người xấu số không đơn giản, đòi hỏi trình độ cao, chuyên nghiệp và chính xác của nhân viên y tế.
Làm việc ở bộ phận chuyên tiếp xúc và chăm sóc các cặp vợ chồng hiếm muộn, 5 năm qua, bác sỹ Thắng đã gặp nhiều "ca khó" không thể nào quên.
Trong ngàn vạn câu chuyện về y học, hiếm muộn, bác sỹ Thắng kể, có người tử cung bị dị tật có hai sừng, giống như trường hợp một người có hai tử cung. Có lúc gần như đậu thai với hai em bé ở hai cái tử cung dị tật. Nhưng, suốt 20 năm dài, lần nào thai cũng hỏng do đủ loại biến chứng.
Tuy nhiên theo bác sỹ Thắng, nhờ sự liên kết của Bệnh viện Chuyên khoa nam học và hiếm muộn Việt Bỉ với các chuyên gia hàng đầu thế giới, anh và đồng nghiệp đã điều trị hiệu quả cho nhiều "ca khó", nhiều bệnh viện từng bó tay. "Khi nhìn những người mỏi mòn vì hiếm muộn bế con, tôi thật sự thấy hạnh phúc", bác sỹ Thắng tâm sự.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Hợp tác với Nhật Bản điều trị hiếm muộn Đây là chương trình hợp tác chuyên môn trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn, có sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại của Tây y với y học cổ truyền... Thụ tinh nhân tạo đang là giải pháp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn Ngày 21.6, tại TP Cần Thơ, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác IVF Japan...