Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Corona
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020; của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/01/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020; kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 31/01/2020 của UBND Thành phố và các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế về việc phòng, chống địch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch đảm bảo chủ động mọi tình huống trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch virus corona
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 08 giờ 30, ngày 11/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau: Tổng số trường hợp mắc: 43.102, trong đó tại Trung Quốc đại lục: 42.638;
Tổng số trường hợp tử vong: 1.018, trong đó: Trung Quốc đại lục: 1.016; Philippine: 01; Hồng Kông (TQ): 01; Tổng số trường hợp mắc bên ngoài Trung Quốc đại lục: 464.; 27 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài Trung Quốc đại lục) ghi nhận trường hợp mắc như sau; Nhật Bản: 161 trường hợp; Singapore: 45 trường hợp; Hồng Kông (TQ): 42 trường hợp; Thái Lan: 32 trường hợp; Hàn Quốc: 28 trường hợp; Đài Loan: 18 trường hợp; Malaysia: 18 trường hợp; Úc: 15 trường hợp; Đức: 14 trường hợp; Việt Nam: 15 trường hợp; Mỹ: 13 trường hợp; Pháp: 11 trường hợp; Ma Cao (TQ): 10 trường hợp; Anh: 8 trường hợp;
Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 8 trường hợp; Canada: 7 trường hợp; Ấn Độ: 3 trường hợp; Philippine: 3 trường hợp; Ý: 3 trường hợp; Nga: 2 trường hợp; Tây Ban Nha: 2 trường hợp; Campuchia: 1 trường hợp; Phần Lan: 1 trường hợp; Nepal: 1 trường hợp; Sri Lanka: 1 trường hợp; Thuỵ Điển: 1 trường hợp; Bỉ: 1 trường hợp.
Bàn kiểm tra nhiệt độ, sát khuẩn nhanh
Tại Việt Nam, tính đến ngày 10/02/2020, tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ: 732; số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly: 64 và số người tiếp xúc gần đang được theo dõi sức khỏe: 483. Tổng số mẫu xét nghiệm đã lấy trong ngày 09/02/2020 là 58; số làm xét nghiệm là 34 (số mẫu dương tính là 1); tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn: 803 (trong đó: số mẫu dương tính: 14, số mẫu âm tính: 789); tổng số mẫu xét nghiệm còn lại làm trong ngày 10/02/2020: 25.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch nCoV gây ra đã họp họp triển khai các hoạt động phòng chống dịch. Các tỉnh, thành phố triển khai tập huấn về hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV theo Quyết định số 343/QĐ-BYT ngày 07/02/2020; cách ly y tế tập trung và tại nhà, nơi lưu trú được ban hành theo Quyết định số 344/QĐ-BYT và 345/QĐ-BYT ngày 07/02/2020; Công văn số 566/BYT-DP ngày 08/02/2020 của Bộ Y tế gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường phòng chống dịch bệnh nCoV tại cơ sở giáo dục, trường học;
Tổ chức đoàn công tác của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Vĩnh Phúc, đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác thu dung, điều trị và các biện pháp phòng chống lây nhiễm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 10/02/2020. Ban hành khuyến cáo các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona tại nơi làm việc. Chiều ngày 10/02/2020, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội tổ chức cho ra viện ba trường hợp bệnh nhân viêm phổi do virus corona người tỉnh Vĩnh Phúc.
Tập huấn các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp mới do Virus Corona (nCoV)
Trước diễn biến phức tạp của dịch virus corona chủng mới, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh phải luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với dịch với lực lượng ứng trực 24/24h và có khu khám cách ly để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Ban Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh viêm phối cấp do chủng mới của virus Corona. Đồng thời lập kế hoạch triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh cho các bác sĩ, điều dưỡng và học viên tại bệnh viện, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh trên thế giới, tại Việt Nam và các ca bệnh mới đang được điều trị cách ly; phổ biến những kiến thức cơ bản về chẩn đoán bệnh, các phương pháp phòng chống; hướng điều trị bệnh theo phác đồ chuẩn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Ban giám đốc Bệnh viện đã chỉ đạo các nhân viên y tế bệnh viện; các khoa, phòng tăng cường theo dõi, giám sát, phòng chống dịch, đặc biệt chú ý những bệnh nhân đến khám có biểu hiện ho, sốt cần được bố trí phòng cách ly kịp thời, chuẩn bị sẵn phương tiện vận chuyển bệnh nhân theo hướng dẫn của đường dây nóng của Bộ Y tế.
Theo đó, toàn thể cán bộ, y bác sĩ, nhân viên của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế về phòng chống dịch, thông tin cho các khoa phòng và nhân viên toàn bệnh viện; Xây dựng kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona tại bệnh viện: duy trì công tác thường trực 24/24; thành lập Đội phản ứng nhanh nội viện ứng phó với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona;
Chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch tại các khoa/phòng; thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện; thực hiện các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc người bệnh, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế;
Thực hiện đúng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới theo quyết định 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2020; Thực hiện công tác báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh, tử vong tại bệnh viện theo quy định; Thiết lập hệ thống báo cáo ca bệnh toàn bệnh viện gửi về phòng Kế hoạch tổng hợp để báo cáo Bộ Y tế…
Cập nhật thông tin về diễn biến dịch bệnh
Bệnh viện chủ động mọi phương án
Trao đổi với PV về công tác phòng chống dịch virus corona tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, TS. BS Nguyễn Thị Thu Hà – PGĐ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, để sẵn sàng đối phó với bệnh dịch, công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện đã được đẩy mạnh, sẵn sàng đáp ứng khi có bệnh nhân nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm virus corona. Bệnh viện triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo đúng chỉ đạo của cấp trên, trong đó trực tiếp chỉ đạo là Sở Y tế Hà Nội. Cụ thể, bệnh viện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp:
Thứ nhất, bệnh viện kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch của bệnh viện với Giám đốc bệnh viện là Trưởng ban chỉ đạo, huy động toàn bộ lực lượng chủ chốt của bệnh viện tham gia. Ban chỉ đạo của bệnh viện họp hàng ngày và đột xuất bất cứ khi nào nhằm triển khi kịp thời nhất các hoạt động phòng chống dịch. ó bất kì vấn đề gì cần chỉ đạo ngay.
Thứ hai, bệnh viện đã xây dựng một kế hoạch chi tiết trong việc phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Y tế đáp ứng đúng hoạt động thực tế của Bệnh viện.
Bảng biểu hướng dẫn quy trình rửa tay, vệ sinh phòng bệnh
Thứ ba, bệnh viện đã hệ thống lại và xây dựng tài liệu chuyên môn dưới hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế như quy trình khám, quy trình sàng lọc, phân luồng, cách ly, các phương án xử lý…Sau khi xây dựng xong, bệnh viện đã tổ chức tập huấn trên quy mô toàn bệnh viện cho tất cả cán bộ, nhân viên của bệnh viện nhằm chủ động nhất trong công tác phòng chống dịch
Cụ thể, tất cả người bệnh khi đến bệnh viện trong giai đoạn này sẽ được khám sàng lọc ngay từ khi bước chân vào phòng khám. Người bệnh sẽ được đo nhiệt độ nhanh, sàng lọc bởi 1 bộ câu hỏi yếu tố dịch tễ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, yêu cầu đeo khẩu trang, sát khuẩn tay nhanh, 100% người bệnh và người nhà người bệnh khu vực nội trú đều được thực hiện sàng lọc khi đến bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Nếu như bệnh nhân, khách hàng nào nằm trong đối tượng nguy cơ cao sẽ được đưa ngay vào phòng khám nguy cơ cao, tại phòng khám đó được khám chuyên sâu hơn.
Thứ tư, bệnh viện đã xây dựng được 9 kịch bản về các tình huống xảy ra. Chẳng hạn như bệnh nhân có yếu tố dịch tễ mà không có sốt thì làm sao, có dấu hiệu sản khoa làm thế nào, không có dấu hiệu sản khoa thì tiến hành sao…Mỗi một tình huống giả định là một kịch bản xử lý. Sau khi xây dựng 9 kịch bản, bệnh viện tiến hành tập huấn các kịch bản này trên quy mô toàn bệnh viện. Cho đến nay, cán bộ y tế bệnh viện tự tin với các tình huống có thể xảy ra tại Bệnh viện.
Thứ năm, Bệnh viện đã xây xây dựng hẳn một khu cách ly đáp ứng đầy đủ yêu cầu khi có bệnh nhân cấp cứu sản phụ khoa nhiễm/nghi nhiễm nCoV, nếu như chỉ cần một bệnh nhân nghi nhiễm là sẽ kích hoạt kịch bản đó.
Bệnh viện cũng đã thành lập Đội cơ động, Đội phản ứng nhanh để có thể hỗ trợ cho các bệnh viện khác nếu có như cấp cứu sản phụ khoa ở những bệnh nhân nCoV ở địa điểm khác; Thực hiện phun thuốc khử trùng toàn viện, triển khai các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc người bệnh, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế;Thông báo số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch tại Bệnh viện và của Bộ Y tế…
Tuyên truyền cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cách đeo khẩu trang, vệ sinh, giữ ấm cơ thể để phòng dịch bệnh
Bên cạnh đó, công tác truyền thông của bệnh viện đẩy mạnh tuyên truyền thông tin phòng chống dịch bệnh. Tại bệnh viện có nhiều hướng dẫn, poster, các màn hình truyền thông, khu nội trú có hướng dẫn và yêu cầu hạn chế số lượng người nhà bệnh nhân vào viện…Bệnh viện còn bố trí sẵn sàng những xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân, đi tiếp nhận bệnh nhân từ nơi khác về với trang bị đầy đủ yếu tố phòng hộ theo đúng hướng dẫn. Tổ chức tập huấn toàn bệnh viện về nCoV, chẩn đoán, điều trị, phòng chống dịch; Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn: đeo khẩu trang, tăng cường vệ sinh tay cho cả nhân viên và bệnh nhân đến khám bệnh; Sàng lọc ngay bệnh nhân đăng ký khám: đo nhiệt độ, hạn chế đi lại của bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Nâng cao sức đề kháng cá nhân bằng cách tập thể dục, ăn chín uống sôi và đủ chất; Quán triệt nhân viên không tham dự các lễ hội đông người, hạn chế tụ họp…
“Với các biện pháp kiểm soát thực hiện chỉ đạo cùng sự vào cuộc của toàn bộ cán bộ công nhân viên bệnh viện thì việc đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch ở bệnh viện được đảm bảo tốt nhất trong thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp…”, BS Hà cho hay.
Với những biện pháp phòng ngừa tích cực và chuẩn bị mọi tình huống trước sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh virus Corona, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã và đang thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm những chỉ đạo của Trung ương, Bộ Y tế, Thành phố Hà Nội, đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng, chống địch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Theo vanhien.vn
Ý thức người dân rất quan trọng
Dịch nCoV đang lan rộng từng ngày tại Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới, với số người mắc và tử vong liên tục tăng cao. Tại Việt Nam đã ghi nhận 14 người dương tính với nCoV và nhiều trường hợp nghi nhiễm.
Để làm rõ hơn diễn biến của dịch nCoV và các biện pháp ứng phó của Việt Nam với dịch bệnh nguy hiểm này, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế).
PHÓNG VIÊN: Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 14 người nhiễm nCoV, ông nhận định như thế nào về diễn biến của dịch bệnh nguy hiểm này ở nước ta?
PGS-TS TRẦN ĐẮC PHU: Hiện nay chúng ta vẫn đang kiểm soát tốt dịch nCoV. Ngay từ khi dịch bệnh nguy hiểm này mới xuất hiện ở Trung Quốc, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng ở trong nước đã xác định nguy cơ dịch nCoV xâm nhập là rất cao, vì Việt Nam sát biên giới Trung Quốc với lượng đi lại, giao lưu lớn nên có thể lây lan dịch bệnh này.
Vì thế, việc chúng ta ghi nhận một số ca bệnh xâm nhập và một trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng là điều nằm trong dự đoán trước nên hoàn toàn không bị động. Tuy nhiên, dịch nCoV lan rộng tới mức nào lại phụ thuộc nhiều vào sự quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội và người dân trong phòng chống dịch bệnh này.
Ông đánh giá như thế nào về các biện pháp mà Việt Nam đang triển khai để phòng chống dịch nCoV?
Ngay cả khi WHO chưa công bố dịch nCoV là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu thì các biện pháp mà Việt Nam triển khai trước đó trong phòng chống dịch nCoV đã rất mạnh mẽ so với khuyến cáo của WHO. Ngay từ đầu cho tới lúc này, chúng ta rất quyết liệt trong phòng chống dịch nCoV, huy động được cả hệ thống chính trị và người dân tham gia chống dịch.
Đồng thời chúng ta cũng đã có kinh nghiệm trong phòng chống dịch SARS, Mer-Cov, cúm H5N1. Tuy nhiên, bây giờ trong thời đại công nghệ phát triển, sự giao lưu đi lại giữa các quốc gia rất dễ dàng nên việc chống dịch cũng có những khó khăn. Tôi vẫn nói rằng, chỉ trong 24 giờ, dịch từ quốc gia xa xôi nhất cũng có thể đi vào Việt Nam, trong vòng 1-2 giờ có thể miền Nam ra miền Bắc và ngược lại.
Do đó, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chúng ta chủ động chống dịch với các tình huống, kịch bản được đặt cao hơn một chút nhưng hợp lý phù hợp với diễn biến của dịch.
Quan trọng nhất lúc này là người dân không nên hoang mang mà phải biết chủ động phòng dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của ngành y tế, cũng như cảnh giác với các thông tin đồn đoán, không có thực trên mạng xã hội. Đồng thời việc chống dịch phải có sự đồng bộ, quyết liệt từ trung ương đến địa phương, cơ sở, đến người dân, tránh trường hợp trên nóng dưới lạnh.
Kêu gọi hiến máu cứu người trong mùa dịch
Chiều 10-2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thông tin, do dịch nCoV đang có diễn biến phức tạp, khiến số người đến tham gia hiến máu suy giảm trầm trọng, trong khi nhu cầu sử dụng máu của các bệnh viện cho người bệnh sau dịp Tết Nguyên đán tăng cao.
Thực hiện hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị liên đoàn các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn các tổng công ty trực thuộc kêu gọi công đoàn cơ sở phối hợp với ngành y tế, các trung tâm truyền máu tuyên truyền vận động đoàn viên công đoàn, người lao động về ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người.
Công đoàn Việt Nam đề nghị mỗi công đoàn cấp trên cơ sở và các công đoàn cơ sở có điều kiện tổ chức ít nhất một ngày hiến máu tình nguyện tại địa bàn, đơn vị mình. Mỗi công đoàn cơ sở, nhất là công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức Việt Nam và công đoàn viên chức ở địa phương, phấn đấu đạt 20%-30% đoàn viên công đoàn, người lao động tham gia hiến máu trong tháng 2 và tháng 3-2020. Qua đó giúp ngành y tế và người bệnh có đủ máu an toàn và chất lượng, góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu trầm trọng hiện nay.
Để đảm bảo an toàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu tổ chức các ngày hiến máu tình nguyện tiện lợi, tránh tập trung quá đông người vào cùng một thời điểm; lựa chọn địa điểm tổ chức rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ và có khu vực rửa tay; phối hợp tốt với ngành y tế địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phòng chống dịch nCoV; thông báo tới người tham gia hiến máu sử dụng khẩu trang y tế và dung dịch sát khuẩn...
VĂN PHÚC
MINH KHANG
Theo SGGP
Lập nhiều bệnh viện dã chiến Chiều 10-2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV), đã đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh tại Vĩnh Phúc. Báo cáo tình hình triển khai công tác phòng chống dịch của UBND tỉnh Vĩnh...