Bệnh viện phía tây Nghệ An ‘chạy’ lụt
Các bệnh viện huyện Thanh Chương, Đô Lương… khẩn trương gia cố hạ tầng, chuẩn bị thuốc, máy phát điện, đội cấp cứu ngoại viện đón lũ.
Khu vực phía tây Nghệ An đang mưa to, như huyện Thanh Thủy 250 mm, Thanh Chương 240 mm, Đô Lương 210 mm… Nước lũ dâng cao, làm ngập nhiều cầu tràn, một số tuyến đường. Các bệnh viện trong vùng ngập đang triển khai kế hoạch ứng phó với ngập lụt và cứu hộ thiên tai.
Bác sĩ Lê Đức Hải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương, cho biết bệnh viện ở vị trí cao nên chưa bị ngập lụt, song sẽ cô lập khi xung quanh đều ngập. Bệnh viện đang kiểm tra các điểm hạ tầng trọng yếu để gia cố chắc chắn, chuẩn bị thuốc, hậu cần, máy phát điện đảm bảo điều trị bệnh nhân trong mọi tình huống.
Bệnh viện đang điều trị 280 bệnh nhân nội trú, chưa kể đội ngũ nhân viên y tế trực chiến. Những bệnh nhân nhẹ đã được cho xuất viện. Hai đội cấp cứu ngoại viện, mỗi đội 13 người và kíp trực 30 y bác sĩ, sẵn sàng ứng phó.
Theo bác sĩ Hải, khó khăn nhất hiện nay là nhiều tuyến đường bị ngập và chia cắt, cản trở di chuyển bệnh nhân cấp cứu. Khu vực Đô Lương được dự báo có khả năng xảy ra lũ quét hoặc sạt lở.
“Hiện tại, bệnh viện đảm bảo đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân, còn phương tiện di chuyển trong lũ như xuồng, bè, ca nô sẽ phối hợp từ chính quyền địa phương để cấp cứu kịp thời người bệnh”, bác sĩ Hải nói.
Nước lũ dâng cao khoảng ngập nóc nhà ở xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, sáng 30/10. Ảnh: Trần Hiền
Video đang HOT
Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương, nơi sông Lam chảy qua, gặp nhiều khó khăn do mất điện, nước lũ dâng nhanh. Từ quốc lộ vào trước cửa bệnh viện có một vùng trũng thấp bị ngập, còn khuôn viên viện sáng nay vẫn an toàn. Các tuyến đường bị chia cắt, nguy cơ sạt lở, không thể di chuyển bằng phương tiện thông thường, bệnh nhân tới viện phải gọi lực lượng cứu hộ hỗ trợ.
Đại diện bệnh viện cho biết các đội cấp cứu ngoại viện trực 24/24 giờ để sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo do tác động của không khí lạnh kết hợp với rãnh áp thấp qua Trung Trung Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình mưa to 100-250 mm; riêng Nghệ An và Hà Tĩnh có nơi mưa trên 350 mm. Nguy cơ ngập lụt kèm sạt lở.
Miền Trung lũ vượt lịch sử, kích hoạt cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (BCĐ) đã thống nhất kích hoạt canh bao câp đọ rui ro thien tai do lu, ngạp lut, lu quet, sat lơ đât cấp 4.
Lũ đã vượt lịch sử và mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Trung Bộ, đặc biệt mưa lũ, sạt lở tại Quảng Trị còn diễn biến phức tạp và khó lường. Theo Văn phòng BCĐ, việc kích hoạt canh bao câp đọ rui ro thien tai do lu, ngạp lut, lu quet, sat lơ đât lên cấp 4, mức cảnh báo gần cao nhất để huy động sự vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương và người dân.
Trong 12h qua (từ 1h đến 13h chiều ngày 18/10), ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị đã có mưa to đến rất to, có nơi mưa đặc biệt to với lượng mưa phổ biến từ 120-200mm, có nơi trên 200mm như Lệ Ninh (Quảng Bình) 248mm, Trường Xuân (Quảng Bình) 237mm,...
Do mưa lơn, lu đăc biêt lơn đa xảy ra trên cac sông tại các tỉnh Quang Binh, Quảng Trị, đinh lu trên sông Kiên Giang (Quang Binh) sông Hiêu, sông Thach Han (Quang Tri) đêu ơ mưc tương đương va cao hơn lu lich sư. Sat lơ đât va ngâp lut sâu diên rông đa xay ra nghiêm trong tai 2 tinh trên.
Các lực lượng hỗ trợ di dời dân đến nơi an toàn ở Quảng Trị.
Dư bao mưa trong 6 giơ tới ơ Hà Tĩnh, Quảng Bình tiếp tục có mưa rất to, lượng mưa từ 50-150mm/6h; ở Nghệ An có mưa, phía Nam có mưa to với lượng mưa 30-70mm/6h. Ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có mưa với lượng mưa 10-20mm/6h.
Trong 48 giờ tiếp theo (từ nay đến ngày 20/10), ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, có nơi đặc biệt to với lượng mưa từ 400-600mm; ở Nghệ An 100-200mm, riêng phía Nam có nơi trên 300mm.
Dư bao trong ngay hôm nay, lu trên cac sông ơ Ha Tinh, Quang Binh tiêp tuc lên rât nhanh, cac sông ơ Quang Tri dao đông ơ mưc cao (trên bao đông 3).
Đêm nay, ngay mai, trên cac sông ơ Quang Binh, Quang Tri mưc nươc se lên vươt mưc bao đông 3, lu đăc biêt lơn se xuât hiên, không ngoai trư cac sông tiêp tuc lên vươt mưc lich sư.
Huy động lực lượng di dân khẩn cấp
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công điện khẩn yêu cầu các đơn vị, địa phương rà soát, huy động lực lượng tại chỗ di dời khẩn cấp các hộ dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất.
Tuyên truyền, vận động những hộ dân ở khu vực nguy hiểm chủ động di dời đến nơi an toàn, không được chủ quan, lơ là, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng.
Có giải pháp khắc phục tạm thời tại các khu vực xung yếu bị sạt lở. Lập hàng rào, biển báo đảm bảo an toàn tại các khu vực có nguy cơ sạt lở.
Tiếp tục huy động lực lượng tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết, chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm và bố trí chỗ ở tạm cho các hộ dân phải di dời, không để người dân bị đói rét.
Cứu hộ, cứu nạn tại khu sạt lở Hướng Hóa.
Công an tỉnh phối hợp với các địa phương bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là tại khu vực sạt lở, tuyến giao thông bị chia cắt do sạt lở. Bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời hậu quả.
Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thành lập tổ công tác chỉ huy tại hiện trường để phối hợp với các lực lượng khác kịp thời tiếp cận, triển khai cứu nạn tại các điểm sạt lở ở Km17 tuyến Hồ Chí Minh Tây từ Khe Sanh đi Hướng Hóa và ở xã Húc, huyện Hướng Hóa.
Sở GTVT phối hợp với Cục Quản lý đường bộ 2 kịp thời huy động phương tiện, lực lượng, vật tư để khắc phục hậu quả, khôi phục các tuyến giao thông, nhất là tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1, Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
Theo thống kê sơ bộ, tại tỉnh Quảng Trị đã có 24 người chết, 27 người chưa tìm thấy, 12 người bị thương. Toàn tỉnh có 41.878 hộ với 148.022 nhân khẩu bị ngập lụt, trong đó đã tiến hành sơ tán 8.212 hộ với 24.524 nhân khẩu đến nơi an toàn.
Ngập lụt trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố, 80 trong tổng số 124 xã, phường, thị trấn trên địa tỉnh bị ngập lụt.
Về thiệt hại nông nghiệp, có 2.886 con gia súc, 471.500 con gia cầm các loại bị chết, cuốn trôi, hàng ngàn diện tích hoa màu bị thiệt hại, ngoài ra mưa lũ cũng làm thiệt hại nặng nề về hệ thống đê kè, đường giao thông.
Quảng Ninh chuyển sang hình thái phòng, chống lụt bão Ngày 15/10, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 (sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới) và gió Đông Nam hoạt động mạnh, trong đêm 14 và sáng 15/10 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có gió giật cấp 3-4; mưa vừa, mưa...