Bệnh viện ở Khánh Hòa kê ghế bố cho bệnh nhân nằm
Sốt xuất huyết đang tăng cao ở Khánh Hòa với gần 3.500 bệnh nhân trong 10 tháng, tăng gần 24% so cùng kỳ năm trước.
Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, năm nay bệnh nhân sốt xuất huyết tập trung nhiều ở TP Nha Trang với 1.600 trường hợp. Số lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện liên tục tăng, khiến Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa rơi vào tình trạng quá tải.
Bác sĩ Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa, cho hay viện có 100 giường nhưng gần đây có hôm cao điểm lên tới 230 lượt bệnh nhân đến khám và nhập viện.
“Viện quá tải, chúng tôi phải bố trí thêm rất nhiều ghế bố phục vụ người bệnh”, ông Đông nói. Bệnh viện đang xây dựng thêm các phòng chức năng, phòng bệnh để giảm tình trạng quá tải, phục vụ bệnh nhân tốt hơn.
Bệnh viện bố trí ghế bố để bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết. Ảnh: Xuân Ngọc.
Video đang HOT
Hôm 9/11, nhiều căn phòng của Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa đông nghẹt người. Tại phòng điều trị sốt xuất huyết, lối đi xen giữa các giường ở trong phòng được bố trí thêm ghế bố cho bệnh nhân nằm.
Các phòng chức năng khác được tận dụng làm phòng bệnh. Phía hành lang, nhiều phụ huynh đưa con ra ngoài hóng mát. “Có khi hai bệnh nhân phải nằm chung một giường”, một người thân chăm nuôi bệnh nhân nói.
Chị Lê Thị Nguyên Hạnh (35 tuổi), mẹ của một bệnh nhi 9 tuổi, cho biết con gái nhức đầu thường xuyên, lờ đờ rồi sốt li bì. Vào bệnh viện, giường không đủ nằm bé đành phải nằm trên ghế bố. “Xung quanh đều kín giường, khá chật chội nhưng con ở bệnh viện vẫn an tâm hơn”, chị Hạnh giãi bày.
Chị Hạnh chăm con gái 9 tuổi bị sốt xuất huyết ở bệnh viện. Ảnh: Xuân Ngọc.
Tương tự, anh Phương ở TP Nha Trang có con bị sốt xuất huyết nhập viện được bốn hôm. Thoạt đầu, mấy bệnh nhân nằm chung giường vì số lượng quá đông. “Thấy ngột ngạt nên tôi đã xin ghế bố để nằm riêng cho thoải mái hơn”, anh nói.
“Chúng tôi đã yêu cầu Nha Trang triển khai phun hóa chất để diệt muỗi tại 10 xã phường, phòng chống sốt xuất huyết”, lãnh đạo Sở Y tế cho biết.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Trẻ bị tật bẩm sinh do mẹ nhiễm rubella trong thai kỳ
Nếu bà mẹ mang thai mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ thai nhi bị nhiễm bệnh từ mẹ lên đến 80% cùng với nguy cơ bị nhiều dị tật bẩm sinh.
Tiêm vắc xin rubella cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để phòng bệnh cho mẹ, ngừa dị tật bẩm sinh cho con (ảnh minh họa) - ẢNH NGỌC THẮNG
Ngày 20.10, chương trình giao lưu với chuyên gia về tiêm chủng vắc xin sởi - rubella đã được Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư tổ chức tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Pasteur Nha Trang, chuyên gia về sức khỏe sinh sản đã cung cấp thông tin về các nguy cơ với sức khỏe do bệnh sởi và rubella gây nên; kiến thức phòng 2 bệnh nguy hiểm trên cho cho các nam, nữ thanh niên trong khu công nghiệp tại Khánh Hòa.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai tiêm vắc xin trong tiêm chủng mở rộng. Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.
Bác sĩ Nguyễn Liên Hương, chuyên gia dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư), cho biết mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non. Với rubella, bệnh có thể mắc ở những ai chưa có miễn dịch (chưa từng tiêm vắc xin, chưa từng mắc rubella). Bệnh có thể mắc từ khi trong bụng mẹ, nhưng dễ nhất là phụ nữ và trẻ em.
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu mắc rubella bẩm sinh có thể lây cho thai nhi với tỷ lệ rất cao (có thể lên đến 80%). Mắc rubella bẩm sinh khiến bé bị các dị tật nghiêm trọng như: tim mạch, đục thủy tinh thể, chậm phát triển... Nếu bà mẹ nhiễm rubella giai đoạn giữa thai kỳ, tỷ lệ con bị rubella bẩm sinh khoảng 25%.
Đại diện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, lịch tiêm vắc xin sởi - rubella là thời điểm trẻ 12 tháng tuổi. Nếu chưa tiêm vắc xin theo lịch thì cần tiêm càng sớm càng tốt sau đó. Để phòng bệnh rubella cho mẹ và phòng hội chứng rubella bẩm sinh cho con, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được tiêm vắc xin rubella tối thiểu 3 tháng trước khi dự định mang thai.
Theo thanhnien
Những mẹo hay giúp trẻ phòng tránh bệnh cảm cúm đang vào mùa Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy việc cha mẹ ưu tiên hơn cả là bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm. Thu đến cũng là thời điểm bắt đầu mùa cúm, và trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công nhất do sức đề kháng còn kém và chức năng của các bộ phận...