Bệnh viện Nhi đồng 2: Hai tuần cấp cứu 4 trẻ đuối nước
Ngoài việc biết cách sơ cứu đuối nước ban đầu, phụ huynh cần nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ con, tập bơi cho con trẻ.
Phụ huynh cần giám sát con khi cho đi tắm biển – ẢNH: DUY TÍNH
Ngày 15.5, Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết trong vòng 2 tuần đầu tháng 5.2020, nơi này đã tiếp nhận 4 trường hợp đuối nước.
Các bé bị đuối nước này đều nhập viện trong bệnh cảnh suy hô hấp nặng cần hỗ trợ hô hấp, may mắn chưa ghi nhận ca tử vong liên quan.
Như trường hợp bé L. (17 tháng tuổi), ra vườn nhà chơi, rơi xuống hồ bơi và bị đuối nước. Gia đình phát hiện thì bé đã ngất và tím tái nên sơ cứu ban đầu và chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Các bác sĩ nỗ lực cứu bệnh nhi. Sau khi được hồi sức, thở máy 3 ngày, hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo, ngoài việc biết cách sơ cấp cứu đuối nước ban đầu đúng, phụ huynh cần nâng cao ý thức trong việc chăm sóc, bảo vệ con.
Các bậc cha mẹ phải luôn giám sát con em mình khi đi tắm biển, ao, hồ; đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà; không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với các trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh.
Video đang HOT
Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc phổ cập bơi lội tại trường học, cũng như các buổi huấn luyện kỹ năng sơ cứu đuối nước cho các phụ huynh và thầy cô giáo để xử trí kịp thời, không để xảy ra tình trạng đáng tiếc.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, mỗi năm cả nước có hơn 2.000 trẻ em tử vong vì đuối nước. Việc sơ cứu đuối nước ban đầu kịp thời, đúng kỹ thuật đóng vai trò quyết định sự sống còn và di chứng về sau của trẻ.
Nên làm và nên tránh:
Cách sơ cứu đuối nước tại hiện trường:
Nếu trẻ mê: Hồi sức hà hơi thổi ngạt khi còn dưới nước, sau vài nhịp trẻ sẽ đáp ứng, sau đó nhanh chóng đem lên bờ.
Nếu trẻ mê nhưng còn thở (lồng ngực còn di động): Đặt tư thế nằm nghiêng, nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Nếu trẻ ngưng thở (lồng ngực bất động): Thực hiện hồi sức tim phổi (ấn tim, hà hơi thổi ngạt), gọi cấp cứu hỗ trợ.
Nếu trẻ tỉnh: Mang lên bờ, đặt trẻ nằm ngửa, đầu lưng trên cùng mặt phẳng, nơi khô ráo, thoáng khí, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Cần tránh:
Không sốc nước; không ấn bụng; không hơ lửa và không đặt nạn nhân bi đuối nước nằm đầu thấp để nước chảy ra.
Bé 4 tuổi suýt mất mạng vì người nhà đắp lá thuốc chữa chấn thương
Cháu bé 4 tuổi bị té dẫn đến chấn thương đã được bác sĩ bó bột. Tuy nhiên sau đó người nhà đã tháo bột để đắp lá thuốc cho nhanh khỏi dẫn tới tạo mủ toàn cánh tay trái kéo dài lên khớp vai.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM ngày 27/3 cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị nhiễm trùng rất nặng. Bệnh nhi là bé K.B. (4 tuổi) được bệnh viện địa phương chuyển tới trong tình trạng sốt cao, sưng bóng cánh tay trái.
Từ mu bàn tay đến khớp vai của bệnh nhi bị tạo ổ mủ nhiễm trùng nặng
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước đó bệnh nhi bị té dẫn đến chấn thương cánh tay trái đã được bệnh viện địa phương bó bột rồi cho về theo dõi. Tuy nhiên, gia đình đã tháo bột và đắp lá thuốc vì nghĩ rằng phương pháp điều trị dân gian sẽ giúp bé nhanh lành vết thương. Ít ngày sau đắp thuốc, tình trạng của bệnh nhi bắt đầu trở nặng, bé than đau nhiều, cánh tay sưng lớn, sốt, lơ mơ... phải nhập viện cấp cứu.
Sau khi thăm khám, hội chẩn, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp nặng do viêm mô tế bào gây chèn ép khoang. Bệnh nhi được chỉ định điều trị kháng sinh và nhanh chóng phẫu thuật xử lý các ổ nhiễm trùng tạo mủ.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ ghi nhận rất nhiều mủ trào ra từ cánh tay bé. Nguy hiểm hơn, ổ mủ không chỉ ở cánh tay mà lan tràn lên tận khớp vai xuống tới mu tay bệnh nhi. Đường mổ giải áp trên cánh tay cho thấy mủ vàng đặc và hôi nằm xen kẽ làm mủn vụn hết các lớp cân cơ đã tụ toàn bộ khớp vai và hết cánh tay trái làm phù nề các mạch máu và thần kinh lớn. Tình trạng nhiễm trùng nặng đã khiến trẻ bị suy đa cơ quan, nguy cơ tử vong cao.
Sau phẫu thuật, điều trị bệnh nhi đã qua được giai đoạn nguy kịch
Ê kíp mổ đã phải rạch một đường dài toàn bộ cánh tay của bé để giải áp và để hở vết mổ để bơm rữa sạch ổ mủ. Bệnh nhi được truyền kháng sinh tĩnh mạch, điều trị tích cực ngăn chặn suy đa cơ quan. Sau nhiều ngày chăm sóc, theo dõi liên tục, bệnh nhi dẫn vượt qua giai đoạn nguy kịch, tình trạng nhiễm trùng được ngăn chặn, các bác sĩ đã khâu lại vết mổ giải áp trên cánh tay cho bé.
May mắn được cứu sống song bệnh nhi sẽ phải đối mặt với những di chứng tổn thương thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động cánh tay. Bác sĩ Trương Anh Mậu, phó khoa Chấn thương Chỉnh trực cho biết, trường hợp này là điển hình của tình trạng viêm mô tế bào phần mềm do các vi khuẩn hoặc từ da của bé, hoặc từ những tạp chất có lẫn trong các lá cây thuốc mà người nhà đắp lên da gây nên.
Tình trạng nhiễm trùng lan tỏa khó kiểm soát có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Bác sĩ khuyến cáo với các trường hợp chấn thương phần mềm đơn thuần, người nhà chỉ nên kê cao (từ 20 đến 30cm) tay hoặc chân bị tổn thương cho bé, có thể băng ép nhẹ và chườm nước lạnh chỗ sưng. Nếu trẻ đau nhiều có thể cho uống thêm thuốc giảm đau, kháng viêm. Trường hợp bệnh diễn tiến nặng nên đưa bé đi khám để được điều trị đúng cách. Không nên bó các lá thuốc không rõ loại vì một số tạp chất có thể thấm qua da, mang theo vi trùng và gây ra hậu quả khôn lường.
Vân Sơn
Cấp cứu thiếu niên 15 tuổi mang viên sỏi khổng lồ với kích thước 10cm ở bàng quang Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiểu khó, thường xuyên đau vùng bụng dưới kèm theo sốt nhẹ, bệnh nhân được bác sĩ xác định có cục sỏi khổng lồ nằm trong bàng quang với kích thức lớn khoảng 10cm. Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận, can thiệp cho một trường hợp...