Bệnh viện nhân đạo dưới bóng phiến quân Somalia
Bà Hawa Abdi là bác sĩ sản phụ khoa. Năm 1983, bà thành lập bệnh xá có một phòng gần thủ đô Mogadishu của Somalia. Ngày nay, nơi đây là một trong những trại và cơ sở y tế lớn nhất trong đất nước bị chiến tranh tàn phá này, là ngôi nhà cho 90.000 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Bác sĩ Hawa Abdi
Bà làm việc cùng với hai con gái, cũng là bác sĩ, dưới những điều kiện đầy nguy hiểm. Năm 2010, một số phiến quân Hồi giáo đã xâm nhập vào trại của bà và bắt giữ con tin trong một số ngày.
Video đang HOT
Tất cả có sáu thành viên của nhóm phiến quân Hồi giáo Hizbul đã xâm nhập và yêu cầu bà phải giao nộp bệnh viện cho họ. Lúc đó, bà đang bận khám bệnh cho một bệnh nhi bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Một trong các bác sĩ của bà giải thích cho các phiến quân hiểu rằng trại của bà chuyên điều trị cho những nạn nhân chiến tranh. Sáu người vẫn nhất quyết không bỏ đi, vì vậy bà đã mời họ cùng ăn bữa trưa. Ăn xong, họ bắt đầu xỉ vả và nói rằng theo quan điểm Hồi giáo của họ, là phụ nữ, bà phải ở nhà phụ giúp cho đàn ông, nấu bếp, lau nhà. Bà đáp, đây là tài sản của bà và bà là bác sĩ, có luật lệ nào buộc bà phải trao bệnh viện này cho họ?
Những người già nhắc nhở rằng bà có thể bị họ bắn, nhưng bà không rút lại lời nói. Họ đã không bắn bà và bỏ đi. Một tuần sau, nhóm phiến quân Hồi giáo Hizbul đã cho 750 người tới bao vây bệnh viện, gây áp lực buộc bà phải giao trại. Những kẻ xâm nhập đánh đập các bảo vệ và người cao tuổi bằng báng súng. Bà gọi điện thoại cho hai con gái, lúc đó họ không có mặt ở trong nước. Họ cầu nguyện cho bà và bắt đầu báo động với các phương tiện truyền thông.
Phiến quân bắn hàng loạt đạn vào cửa phòng bà. Sáu y tá che chắn cho bà. Phiến quân tịch thu điện thoại di động của họ và áp tải họ ra chiếc xe buýt đang chờ, đưa họ đến tổng hành dinh cách đó khoảng bốn dặm. Họ bị giam giữ trong một phòng trống.
Sau 10 giờ, phiến quân đưa họ ra xe buýt và trở về trại. Ở trại, bà Abdi phát hiện họ đã phá hủy, lục lọi để tìm nơi giấu tiền. Họ đã triệt thoái đa số các tay súng, nhưng bệnh viện, trường học và những hệ thống vệ sinh đều bị tàn phá. Bảy ngày sau họ quay lại trao cho bà một lá thư viết bằng hai thứ tiếng Anh và Somalia. Đầu tiên lá thư ngỏ lời xin lỗi bà, sau đó kêu gọi những tổ chức phi chính phủ giúp đỡ xây dựng trại, cũng như những người Somalia có thân nhân đã chết.
Nhờ vào những số tiền cống hiến hào phóng, bệnh viện đã được tái thiết lại từng bước, mở rộng thêm mặt bằng và các dịch vụ. Nhưng vụ tấn công đã để lại một tác động lâu dài: kể từ sau vụ đó, tất cả các tổ chức quốc tế làm việc ở Somalia, bao gồm Chương trình lương thực thế giới và Những bác sĩ không biên giới của Liên hiệp quốc, đều đã rời khỏi. Vì tình thế quá nguy hiểm.
Theo CATP
Somalia: Các bên ký lộ trình ngừng kỳ chuyển tiếp
Lãnh đạo chính quyền và các phe phái tại Somalia ngày 6/9 đã ký "lộ trình" thành lập chính phủ thay thế cho chính phủ chuyển tiếp vốn thiếu khả năng đem lại hòa bình cho đất nước.
Thủ tướng Somalia Abdiweli Mohamed Ali. (Nguồn: Reuters)
Thỏa thuận này đạt được tại Hội nghị tư vấn kết thúc quá trình chuyển tiếp ở Somalia do Liên hợp quốc bảo trợ nhằm giải quyết tình trạng chia rẽ tại Somalia trong hơn 20 năm nội chiến.
Thủ tướng Somalia Abdiweli Mohamed Ali và các đại diện của khu vực tự trị Puntland, khu Trung Galmudug và lực lượng dân quân Ahlu Sunna Wal Jamaa ủng hộ chính phủ chuyển tiếp đã ký thỏa thuận trên. Đại diện của Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arập, khối các nước Đông Phi, Cơ quan liên chính phủ về phát triển (IGAD) cũng đã ký vào hiệp định này.
Thỏa thuận mới được ký tập trung vào việc cải thiện tình hình an ninh ở thủ đô Mogadishu và các khu vực khác ở Nam Somalia, thực hiện hòa giải dân tộc, soạn thảo hiến pháp, tái cơ cấu các cơ quan chính quyền. Lộ trình này sẽ được thực hiện trong năm 2012.
Theo Tổng thống Somalia Sharif Sheikh Ahmed, các nhà lãnh đạo nước này quyết tâm thực hiện lộ trình thành lập chính phủ, đồng thời cam kết sẽ đảm bảo an ninh và mang lại cho người dân sự thịnh vượng.
Hội nghị tư vấn kết thúc quá trình chuyển tiếp ở Somalia được Liên hợp quốc tài trợ đã bắt đầu từ ngày 5/9 tại thủ đô Mogadishu nhằm thông qua lộ trình chấm dứt quá trình chuyển tiếp ở Somalia tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đã đẩy nước này vào nhiều thập kỷ không có chính quyền Trung ương quản lý đất nước.
Ông Augustine Mahiga, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc ở Somalia, khẳng định tổ chức này tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa bình nhằm tăng cường quyền lực của chính phủ liên bang chuyển tiếp Somalia trên toàn lãnh thổ, trong bối cảnh Liên hợp quốc đã tuyên bố nạn đói nghiêm trọng ở 6 vùng của nước này./.
Theo TTXVN
Nguy cơ 750.000 người dân Somalia chết đói Liên hợp Quốc, ngày 5-9, đưa ra cảnh báo về nguy cơ 750.000 người bị chết trong vài tháng tới do tình trạng hạn hán vẫn tiếp tục kéo dài và nạn đói đang lan rộng ra nhiều khu vực ở Somalia. Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong đợt hạn hán tồi tệ nhất Đông Phi trong 60 năm trở lại...