Bệnh viện nghìn tỷ chậm bàn giao: Xử phạt nhiều nhà thầu mắc sai phạm
Theo kế hoạch Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỉ đồng sẽ đi vào hoạt động từ năm 2013. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa thể bàn giao do nhiều chậm trễ, trong đó có nhiều vi phạm của các nhà thầu.
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên được khởi công từ năm 2010, với tổng số tiền đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ trên 1.000 tỉ đồng. Bệnh viện xây dựng trên diện tích 12ha, quy mô trên 800 giường bệnh. Dự kiến bệnh viện sẽ hoàn thành đi vào hoạt động từ năm 2013, nhưng đến nay bệnh viện vẫn chưa được hoàn thiện để bàn giao đi vào hoạt động.
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên chậm trễ bàn giao, đưa vào sử dụng
Dự án xây dựng bệnh viện với 21 gói thầu, tính đến tháng 8/2018 mới có 15 gói thầu được nghiệm thu, bàn giao. Vừa qua, Thanh tra Sở Xây dựng Đắk Lắk đã tiến hành xử phạt hành chính một số nhà thầu sai phạm trong quá trình xây dựng, nghiệm thu, bố trí nhân lực không đúng đối với Dự án Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Theo đó, ngày 23/4/2018, Sở Xây dựng ra Quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng (CIDECO), có trụ sở tại quận Bình Thạnh (TP.Hồ Chí Minh) với tổng số tiền 120 triệu đồng.
Cụ thể với gói thầu số 4: Nhà hành chính, khám đa khoa và điều trị ngoại trú (Dự án Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên), CIDECO đã vi phạm việc nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình bố trí nhân lực không đúng với hồ sơ dự thầu (phạt 20 triệu đồng, buộc thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu); Để cán bộ giám sát thi công của nhà thầu giám sát ký các tài liệu trong hồ sơ nghiệm thu mà không có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, hoặc chứng chỉ không phù hợp với nội dung nghiệm thu (phạt 10 triệu đồng, buộc thực hiện đúng quy trình); Nghiệm thu không đúng chất lượng, khối lượng thi công thực tế (phạt 50 triệu đồng, hủy bỏ kết quả nghiệm thu).
Video đang HOT
Một số hạng mục lộ nhược điểm
Với gói thầu số 07 – Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và gói thầu số 08 – Nhà điều trị nội trú số 1 (Dự án Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên), CIDECO để nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình bố trí nhân lực không đúng với hồ sơ dự thầu. Mức xử phạt sai phạm mỗi gói thầu 20 triệu đồng, buộc thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu.
Ngày 3/5/2018, Sở Xây dựng ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH tư vấn xây dựng 4(trụ sở TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã vi phạm trong gói thầu số 10 – Khoa truyền nhiễm (Dự án Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên), để cán bộ giám sát thi công của nhà thầu giám sát ký các tài liệu trong hồ sơ nghiệm thu mà không có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình (Khí Y tế) hoặc chứng chỉ không phù hợp với nội dung nghiệm thu. Phạt tiền 15 triệu đồng, buộc thực hiện đúng quy trình.
Công trình xuất hiện nhiều vết nứt trên tường
Ông Lâm Tứ Toàn – Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Lắk, cho rằng, theo chỉ đạo của tỉnh cuối năm 2018 dự án phải đi vào hoạt động, nhưng không biết công trình có thể hoạt động được không do còn nhiều ngổn ngang.
“Tôi cảnh báo bao nhiêu lần rồi, hồi xưa dự án này đáng ra kết thúc từ năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa xong… Cách quản lý tôi không hiểu được vì cần có tổng tiến độ để theo dõi từng gói thầu từng nào kết thúc, lúc nào kết thúc hoàn toàn nhưng lại không có được cái này”, ông Toàn cho hay.
Cũng theo ông Toàn, nếu dự án không đi vào hoạt động vào cuối năm 2018, phía UBND tỉnh có trách nhiệm xử lý các cá nhân, đơn vị sai phạm. Riêng Sở Xây dựng chỉ xử phạt hành chính những sai phạm trong một số điều luật cho phép.
Thúy Diễm
Theo Dantri
Xe tải "siêu nhỏ" có bắt buộc gắn phù hiệu?
Nhiều người thắc mắc chỉ có 1 chiếc xe tải nhỏ dưới 0,5 tấn chở thuê có phải dán phù hiệu "xe tải"?
Theo quy định xe tải dưới 3,5 tấn phải gắn phù hiệu "xe tải" trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có trên 5 xe và đăng ký kinh doanh vận tải - Ảnh Khánh Linh
Dù tới thời điểm này, đã qua hơn 1 tháng thực hiện lô trinh găn phu hiêu đôi vơi xe co trong tai thiêt kê dươi 3,5 tân theo quy đinh cua Nghi đinh sô 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, tuy nhiên, Báo Giao thông vẫn nhận được câu hỏi của độc giả đề nghị giải đáp các vấn đề xung quanh quy định này.
Cụ thể, bạn đọc có Emai: ltramlam.plana@gmail.com hỏi: "Gia đình tôi có 1 xe tải "siêu nhỏ" chỉ dưới 0,5 tấn chở thuê, không phải công ty kinh doanh vận tải, cũng không phải hộ kinh doanh vận tải. Trong giấy phép đăng kiểm xe cũng có ghi rõ không kinh doanh vận tải. Như vậy, trong trường hợp này, xe của nhà tôi không cần đăng kí phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình có đúng hay không?"
Trả lời vấn đề này, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, theo Nghị định 86/2014, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô bao gồm 2 hình thức là kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình, bà Hiền cho biết, khoản 1 Điều 50 Thông tư 63/2014 quy định: "Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đối tượng như: Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định của Chính phủ; Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàn siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; Có từ 5 xe trở lên; Sử dụng phương tiện có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa".
Trên cơ sở các quy định trên, đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp (bao gồm các cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh vận tải chỉ chở hàng hóa của mình, không chở hàng thuê) sử dụng phương tiện có khối lượng hành chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn để vận chuyển hàng hóa và có số lượng dưới 5 xe không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu vận tải và gắn thiết bị giám sát hành trình. Như vậy, trường hợp của bạn chỉ có 1 chiếc xe tải thì không phải dán phù hiệu xe tải.
"Theo lộ trình quy định tại Nghị định 86, từ ngày 1/7, xe kinh doanh vận tải từ 3,5 tấn trở xuống phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Sau ngày này, trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa và người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải dưới 3,5 tấn không thực hiện các quy định nêu trên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 46/2016 của Chính phủ với mức xử phạt 3-5 triệu đồng", bà Hiền nói.
Trần Duy
Theo baogiaothong
Hà Nội: Phân luồng, tổ chức giao thông trên đường Đội Cấn Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, phục vụ thi công dự án Cải tạo thoát nước phố Đội Cấn, Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo việc phân luồng, tổ chức giao thông tuyến đường Đội Cấn. Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo số 597/TB-SGTVT về việc phân luồng tổ chức giao thông tuyến đường Đội Cấn để phục...