Bệnh viện K đưa vào khu khám bệnh mới đáp ứng 400 bệnh nhân mỗi ngày
Cơ sở khám mới của bệnh viện K gồm 12 tầng, 8 phòng khám và khu vực điều trị có thể đáp ứng 400 – 600 lượt bệnh nhân tới khám mỗi ngày.
Sáng 8/5, Bệnh viện K cơ sở 1 tại số 9A – 9B Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức hoạt động. Theo GS. TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K, cơ sở mới này đi vào hoạt động vừa giảm tải cho cơ sở 1 tại Quán Sứ, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về khám và điều trị các bệnh ung bướu của nhân dân, trong bối cảnh ung thư đang là vấn đề lớn của xã hội.
Người bệnh khám tại cơ sở mới của BV K sáng 8/5.
Theo thống kê của Globocan (Tổ chức Ung thư toàn cầu)năm 2018, trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới mắc hàng năm và có khoảng 8,2 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này; trong đó có tới 2/3 là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, có gần 165.000 trường hợp mới mắc bệnh ung thư, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư.
Năm 2018, Bệnh viện K đã tổ chức khám bệnh cho hơn 417.000 lượt người dân, 22.000 ca phẫu thuật, 24.000 lượt bệnh nhân hóa trị và hơn 13.000 lượt bệnh nhân xạ trị.
TS Nguyễn Tiến Quang, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Phụ trách cơ sở Quán Sứ cho biết, việc đưa vào hoạt động cơ sở mới với trang thiết bị y tế hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, đội ngũ cán bộ chuyên môn đầu ngành ung bướu sẽ đáp ứng hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Đặc biệt BV K sẽ tập trung vào việc khám, sàng lọc sớm phát hiện ung thư, mở các gói sàng lọc ung thư sớm cho cả nam, nữ. “Bệnh ung thư nếu phát hiện sớm, có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn, giảm chi phí điều trị. Nhưng thực tế còn đến 70% bệnh nhân đến viện giai đoạn muộn dẫn đến hiệu quả điều trị kém, chi phí tốn kém. Vì thế, việc phát hiện sớm sẽ được ưu tiên để người bệnh được tiếp cận điều trị sớm nhất, nâng cao hiệu quả điều trị, chất lượng sống cho bệnh nhân”, TS Quang cho biết.
Hồng Hải
Video đang HOT
Theo Dân trí
"Lắng nghe cơ thể" - bài học người đàn ông rút ra sau 5 năm "chiến đấu" với bệnh gan
Tìm hiểu kỹ về căn bệnh ung thư mà mình mắc phải, tuân thủ phác đồ điều trị, bên cạnh đó sự đồng hành của gia đình đặc biệt là người vợ đã giúp ông Nguyễn Ích Tấn (Hà Nội) giành lại sự sống từ tay thần chết.
Ông Nguyễn Ích Tấn vui vẻ khi nói về quãng thời gian khó khăn khi chiến đấu với căn bệnh K
Giai đoạn cuối, cơ hội sống 50 - 50
Ông Tấn tạo thiện cảm với người đối diện bằng nụ cười hiền khô. Khi nghe về quá trình chiến thắng ung thư gan của ông hẳn sẽ khiến nhiều người cảm phục. Năm nay, dù đã bước qua tuổi 60, mái tóc đã bạc trắng nhưng ông Tấn vẫn làm công việc bảo vệ từ 17h đến 22h hàng ngày.
Ông Tấn bảo, việc ông phát hiện bệnh là một may mắn. Ông đi khám bệnh là do lời đề nghị của một bác sĩ quen. Người này mỗi lần nhìn thấy ông đều nhắc "Dạo này cháu thấy da bác vàng quá. Bác rảnh tới viện cháu, cháu khám cho bác xem sao".
Lúc đó, ông còn cho rằng đó chỉ là lo lắng hơi quá, bởi ông vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường. Cho đến một ngày mùa hè năm 2014, khi ông Tấn đang ở nhà, vị bác sĩ kia gọi điện giục, hỏi ông đến bệnh viện chưa vì người đó đang đợi ở cổng viện.
Ông Tấn đành đóng cửa hàng sửa chữa của mình và tới bệnh viện Bưu Điện (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Trong lúc ngồi đợi kết quả ông không hề có chút gì lo lắng nhưng một lúc sau, có bác sĩ lại hỏi: "Người nhà của bác đâu, nếu không có người nhà ở đây chúng tôi không thông báo kết quả". Đến sau, vị bác sĩ ông quen mới buồn bã cho biết: "Bác bị chuẩn đoán bị ung thư gan, đã ở giai đoạn cuối, cơ hội sống chỉ còn 50 - 50 mà thôi".
Thế nhưng ông Tấn không tin. Ông tìm tới bệnh viện K khám lại với hy vọng kết luận từ bệnh viện Bưu Điện là sai sót. Nhưng điều đó không xảy ra. Trong gan ông đã có 14 khối u và chỉ còn sống được cỡ... 6 tháng nữa.
Cầm kết quả trên tay, ông Tấn đứng không vững. Lúc đó, hình ảnh cậu con trai vừa lên đường đi du học, chào tạm biệt cùng lời dặn dò "Bà ở nhà khỏe, cố đợi cháu đến khi về đấy". Ông nghĩ: "Con trai mình đi còn dặn bà nội, bà ngoại còn phải sống để đợi nó về. Nếu bây giờ mà mình chết thì con phải làm sao, nếu như vậy thì không được".
Sau khi lấy lại bình tĩnh, ông Tấn không cho phép từ "chết" xuất hiện trong suy nghĩ của mình thêm lần nào. "Không bao giờ được chết! Phải tìm mọi cách để sống", đó là quyết tâm giúp ông chiến đấu với căn bệnh K, đợi chờ ngày con trở về.
Cùng vợ chiến đấu
Bác sĩ tư vấn đại ý: Mỗi người đều như những vận động viên mà đường chạy chính là sức khỏe của mình. Cho dù xuất phát ở vị trí nào cũng phải chạy, bất biết người khỏe hay người bị bệnh. Khi đó, ông Tấn lên dây cót tinh thần, chuẩn bị cho một quãng đường với cả 4 phần: khởi động, tăng tốc, nước rút, về đích trong thời gian ngắn ngủi.
Ngay khi phát hiện bệnh và trong suốt khoảng thời gian điều trị bệnh, ông Tấn giấu hai con và mọi người. Người duy nhất biết ông mắc bệnh là vợ ông - bà Đỗ Thị Minh Ngọc.
Ông Tấn nghĩ: "Người thân, người quen đến thăm thì sẽ động viên mình cố gắng ăn uống cho khỏe, nhưng đằng sau đó lại nghĩ tôi chắc chẳng sống được bao lâu nữa. Nếu vậy có khi mình sẽ suy sụp nhanh hơn".
Ông Nguyễn Ích Tấn vẫn khỏe mạnh sau 5 năm phát hiện ra căn bệnh ung thư gan
Bắt đầu quá trình điều trị, việc đầu tiên ông Tấn làm là đọc tài liệu về bệnh ung thư gan. Bởi theo ông, nếu bản thân không hiểu thì sẽ không biết được mình sẽ phải làm gì và có phương án như thế nào để chiến đấu với nó. Ông tìm đọc thật kỹ tất cả những sách về căn bệnh của mình.
Khi tìm hiểu ông được biết, thông thường bệnh nhân bị ung thư gan chỉ có thời gian sống trung bình từ khi phát hiện khoảng 6 tháng, chỉ có khoảng 1% sống sót sau 5 năm. Điều đó đã khiến ông có đôi chút sợ hãi bởi không biết mình có may mắn lọt vào 1% đó không?
Ông Tấn quyết định kết hợp của đông, tây y cho việc chữa trị của mình. Việc đầu tiên, ông muốn ngăn chặn tế bào ung thư không phát triển nữa. Ông nhờ tới sự can thiệp của tây y bằng cách truyền hóa chất.
Trong lần truyền hóa chất thứ nhất, sau số giờ quy định nằm bất động tại giường bệnh, ông Tấn tự đi xe máy về nhà. Tới lần truyền hóa chất thứ hai, ông phải nhờ tới sự trợ giúp từ người vợ. Và lần truyền hóa chất thứ ba, ông Tấn không đi nổi xe máy nữa mà đã phải gọi taxi.
Qua 3 lần, tiêu tốn gần 60 triệu đồng mà không thấy có bất kỳ sự biến chuyển tích cực nào, ông Tấn nảy sinh suy nghĩ dừng lại. Cộng thêm việc, ở bệnh viện, ông thấy những người nhập viện, truyền hóa chất cùng ông đều đã ra đi cả. Nhưng rồi ý nghĩ bỏ cuộc chỉ thoáng qua. Ông nhớ lại quyết tâm của mình từ những ngày đầu rồi tự vực mình lên, tin rằng mọi chuyện cũng sẽ ổn thỏa cả thôi.
Ông chiến đấu bằng cách cố gắng ăn hết phần cơm vợ nấu. Nhiều khi, ông ăn hết đồ ăn, thức uống bằng nghị lực chứ không phải vì thấy chúng ngon miệng. Ông tin rằng, mình ăn là giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và có đủ sức khỏe để chiến đấu với bệnh tật. 'Nếu mình buông là mình sẽ chết', ông Tấn nhớ lại mình thời điểm gần 4 năm trước.
Cuối cùng nỗ lực của ông Tấn cũng được đền đáp, sau đợt truyền hóa chất lần thứ 7, tế bào ung thư không phát triển thêm nữa.
Việc đọc rất nhiều tài liệu về bệnh lý giúp ông Tấn nhận ra, gan giống như 'nhà máy thải độc' của cơ thể. Trước đó, ông Tấn đã bị viêm gan B, rồi bây giờ là ung thư thì nó đã gần như mất hoàn toàn chức năng đó. Câu hỏi đặt ra với ông là làm thế nào để độc tố trong cơ thể vẫn được đưa ra ngoài khi gan của mình đã không thể làm được nhiệm vụ đó nữa?
Từ đó, ông Tấn tự vạch ra cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý, tự tính toán lượng chất đưa vào cơ thể. Ông không sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, không dùng thuốc lá và chất kích thích, ăn nhiều rau xanh.
Bên cạnh đó, ông còn áp dụng 4 biện phải thải độc cơ thể bằng cách: Mỗi ngày uống 3 lít nước; Xông hơi bằng các loại lá thảo dược, cách 1 ngày làm 1 lần; Ngâm chân bằng gừng hoặc tinh dầu gừng; Thanh lọc đường ruột bằng cà phê.
Ông Tấn thực hiện 4 biện pháp trên đan xen nhau, giúp thải những độc tố tích tụ ở cơ thể ra bên ngoài. Tùy theo thể trạng cơ thể mỗi giai đoạn mà ông Tấn áp dụng biện pháp thải độc cho phù hợp. Ví dụ, nếu thấy cơ thể ngứa ngáy, mẩn đỏ thì ông Tấn sẽ tăng tần suất xông hơi lên.
Ông Tấn lắng nghe cơ thể của mình mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh phương án ăn uống, sinh hoạt và thải độc cơ thể. Quãng thời gian bị bệnh giúp Tấn nhận ra, để chiến thắng căn bệnh ung thư điều quan trọng là luôn khiến bản thân, tinh thân vui vẻ. Cùng với việc kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý sẽ giúp bản thân chiến thắng được bệnh tật.
Vũ Lành
Theo baophapluat
Bác sĩ phải kí cam kết "bàn tay sạch" khi chăm sóc bệnh nhân Chỉ một động tác rửa tay sạch làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. "Bàn tay sạch" của y bác sĩ điều trị cũng có vai trò vô cùng quan trọng giảm tình trạng lây chéo, nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Hưởng ứng ngày Thế giới rửa tay bằng xà phòng (15/10), ngày 01/10/2018, Bệnh viện...