Bệnh viện K: 3 người nhà bệnh nhân không đeo khẩu trang bị phạt 6 triệu
Chiều 5/5, Bệnh viện K phối hợp với công an kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt các trường hợp chưa tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện K.
Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở với những người bệnh đeo khẩu trang chưa đúng quy định và xử phạt 3 trường hợp người nhà người bệnh không đeo khẩu trang với mức phạt 2 triệu đồng/người.
Ông Đặng Ngọc Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Triều đại diện đoàn kiểm tra tại cơ sở Tân Triều đánh giá, cơ bản công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện được thực hiện nghiêm chỉnh và chặt chẽ với nhiều biện pháp tăng cường. Những người vi phạm khi nhắc nhở, tuyên truyền đều chấp hành quy định xử phạt nghiêm túc.
Là người bị phạt 2 triệu đồng, anh Phạm Văn T.32 tuổi quê tại Thanh Hóa chia sẻ, do quên đeo khẩu trang, anh bị phạt mất tiền thì tiếc và buồn nhưng ngược lại cũng rất yên tâm vì việc kiểm tra như vậy là đảm bảo an toàn mọi người, đặc biệt là rất nhiều người bệnh ung thư đang điều trị.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc bệnh viện, Trưởng ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 Bệnh viện K cho biết: “Việc kiểm tra và xử phạt ngay tại bệnh viện thể hiện rõ chủ trương, tinh thần quyết tâm cao của toàn thể Bệnh viện trong việc đề nghị tất cả người bệnh, người dân, cán bộ y tế, khách đến làm việc phải tuân thủ quy định phòng chống dịch tại Bệnh viện, không có trường hợp ngoại lệ. Chúng tôi siết chặt công tác phòng chống dịch là để hướng tới mục tiêu cao nhất “Vì sự an toàn của người bệnh”.
Ông Quảng cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám, điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư, họ là những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch suy yếu, nếu công tác kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh chỉ lơ là trong một mắt xích nhỏ, hay lỗi ở một cá nhân nào đó cũng có thể để lại hậu quả rất khó lường.
Vì vậy, bệnh viện nâng cao mức cảnh báo, tăng cường kiểm tra rà soát với tinh thần “Đi từng tầng, đến từng khoa, rà từng người ra vào bệnh viện”.
Theo đó, 100% bệnh nhân, người nhà, cán bộ y tế đều phải khai báo y tế online mới được vào bệnh viện. Bệnh viện bố trí các cán bộ hướng dẫn người bệnh khai báo y tế điện tử ngay tại khu vực sảnh chính của bệnh viện, đảm bảo khoảng cách giữa các máy để thuận tiện cho người dân khai báo tại đây.
Tại các cơ sở của bệnh viện, những người đã được sàng lọc sẽ được đóng dấu vào tay ở vị trí dễ nhận thấy giúp cán bộ nhân viên y tế và bảo vệ có thể kiểm tra, theo dõi.
Video đang HOT
Bệnh viện lập các chốt sàng lọc trực 24/24h, kiểm tra thân nhiệt và thông tin y tế, sàng lọc 100% người ra, vào bệnh viện, kể cả cán bộ y tế.
100% người đến bệnh viện được yêu cầu đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Công tác vệ sinh hàng ngày đã được thực hiện thường xuyên nay còn được chú trọng hơn. Bệnh viện tăng cường tần suất vệ sinh khử khuẩn các khu vực công cộng trong toàn bệnh viện, kể cả các vị trí lau tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, thang máy, vòi xịt labo, ghế ngồi … Tất cả các khoa, phòng khám điều trị đều được vệ sinh hàng ngày, khu vực phòng khám vệ sinh tối thiểu 2-3 lần /ngày.
Ngoài ra, bệnh viện bố trí, trang bị đầy đủ cho 2 phòng khám, 2 phòng cách ly riêng trên 4 container và khu vực dã chiến sẵn sàng ứng phó dịch bệnh.
Trong thời gian này, BV cũng đề nghị mỗi người bệnh khi đi khám chỉ kèm 1 người nhà, yêu cầu không vào thăm bệnh nhân tại Bệnh viện. Điều này giúp các khoa, phòng điều trị hạn chế được số người di chuyển và giúp kiểm soát chặt chẽ hơn trong công tác sàng lọc bước 2 tại các khoa điều trị.
Người bệnh cũng được bố trí suất ăn từ thiện tại căng tin hoặc suất ăn dinh dưỡng phục vụ tại buồng bệnh, điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm khi di chuyển ra ngoài để mua đồ, vừa đảm bảo vệ sinh trong thời điểm dịch như hiện nay.
PGS Quảng cho biết, bên cạnh việc tự kiểm tra, rà soát công tác phòng chống dịch tại các đơn vị thuộc bệnh viện, Bệnh viện K sẽ phối hợp với Công an Thành phố Hà Nội; Công an quận, huyện; xã, phường tại địa bàn để kiểm tra thường xuyên, đột xuất và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định trong công tác phòng chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo môi trường an toàn cho người bệnh ung thư yên tâm điều trị.
4 nguyên nhân khiến dịch Covid-19 tái bùng phát ở Việt Nam
Người nhập cảnh hợp pháp vi phạm quy định cách ly; nhập cảnh trái phép; cơ sở cách ly mất cảnh giác và tâm lý chủ quan của người dân... là nguyên nhân khiến dịch tái bùng phát.
Trao đổi với Zing , Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phân tích những nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam sau hơn một tháng không có ca nhiễm mới.
Bên cạnh đó, việc mua vaccine không dễ vì "có tiền mua cũng khó", do nguồn sản xuất hạn hẹp, số lượng vaccine ít trong khi nhu cầu của các quốc gia lại rất lớn.
Ông Sơn cho biết theo báo cáo chính thức, đến 15/5, Bộ Y tế sẽ tiêm hết lượng vaccine nhập đợt vừa qua.
Tăng cường quản lý nhập cảnh, kiểm soát chặt cách ly
Cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến dịch Covid-19 tái bùng phát, song người phát ngôn Chính phủ đề cập đến 4 nguyên nhân chính.
Một là số chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam hồi hương vi phạm các quy định định về cách ly.
Hai là tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam còn nhiều, gây nguy cơ lây nhiễm dịch rất lớn.
Ba là người cách ly ở các cơ sở cách ly tập trung cũng như những người hoàn thành cách ly tập trung về theo dõi, cách ly y tế tại nhà còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không tuân thủ các quy định.
"Quy định chúng ta đã có hết, thậm chí rất chặt chẽ. Cách ly tập trung xong phải bàn giao người hoàn thành cách ly về địa phương cho địa phương quản lý, song việc thực hiện còn chưa nghiêm", Bộ trưởng Trần Văn Sơn nói.
Bất chấp lệnh cấm hoạt động, nhiều quán karaoke và cả khách hàng vẫn phớt lờ các quy định phòng, chống dịch. Ảnh: Duy Hiệu.
Nguyên nhân thứ tư là người dân còn tâm lý lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không đeo khẩu trang, tụ tập đông người, không thực hiện nghiêm khuyến cáo và quy định về phòng, chống dịch.
Giải pháp quan trọng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề cập là tăng cường quản lý nhập cảnh và kiểm soát chặt chẽ công tác cách ly.
Theo ông, Tổ công tác gồm 5 bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Y tế, GTVT sẽ tập trung thống nhất xử lý, kiểm soát chặt việc nhập cảnh của người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, công nhân nước ngoài có kỹ thuật cao.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết các bộ này sẽ quyết định đối tượng nào được nhập cảnh và khi nhập cảnh phải bắt buộc cách ly tập trung 14 ngày, sau đó bàn giao về địa phương để địa phương giám sát, theo dõi tại nhà thêm 14 ngày nữa.
Với chủng virus mới, ông Sơn cho biết nhiều ý kiến đề xuất tăng thời gian cách ly từ 14 lên 21 ngày, song Chính phủ sẽ giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tổng hợp trước khi quyết định.
Người hết cách ly phải đi xe riêng về nhà
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế đã có quy định rất chặt chẽ với những người sau 14 ngày cách ly tập trung, khi trở về khu dân cư phải khai báo y tế, không tiếp xúc đông người, phải đeo khẩu trang... nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, một số người chưa tuân thủ các quy định này.
Ông nêu thực tế có người sau khi hết cách ly tập trung 14 ngày đã tiếp xúc với nhiều người khác không cần thiết, thậm chí đến những nơi đông người như quán karaoke, bar... khiến xảy ra một số vụ việc đáng tiếc như vừa qua. Ông Phu lưu ý quán bar, karaoke là môi trường rất dễ lây lan dịch bệnh vì không gian kín.
Trước đó, tại buổi làm việc khẩn với tỉnh Vĩnh Phúc khi địa phương này phát hiện chùm ca bệnh ở quán Sunny, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nêu rõ người vừa ra khỏi khu cách ly tập trung, khi về nơi cư trú phải thông báo cho chính quyền địa phương, hạn chế đến nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với người khác, nếu tiếp xúc phải có phương tiện bảo hộ (khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách...).
Đồng thời, những người này phải tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo, nếu có dấu hiệu bất thường như ho, sốt phải thông tin ngay cho cán bộ y tế.
Công văn số 425 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cũng hướng dẫn rất chi tiết việc bàn giao, quản lý sau khi hoàn thành cách ly tập trung. Nguyên tắc là khi địa phương tiếp nhận người hết thời hạn cách ly tập trung phải có đầy đủ điều kiện, giấy tờ, kết quả xét nghiệm.
Đơn vị quản lý khu cách ly tập trung phải hướng dẫn cụ thể cho người đã hoàn thành cách ly tập trung tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tại nhà, nơi lưu trú; hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế đến nơi đông người.
Người cách ly phải khai báo khi về đến nơi lưu trú và phải có cam kết thực hiện việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú.
Công văn này cũng hướng dẫn rất rõ việc di chuyển từ khu cách ly tập trung về nơi lưu trú. Theo đó, nếu di chuyển bằng phương tiện vận tải đường bộ, người hết cách ly tập trung phải đi bằng xe riêng (do người hoàn thành cách ly, cơ quan sử dụng người nhập cảnh, chủ cơ sở cách ly tập trung hoặc địa phương bố trí). Xe phải được đăng ký trước với đơn vị quản lý khu cách ly tập trung, không tổ chức đưa đón đông người (chỉ gồm lái xe và người giám sát đi cùng).
Đặc biệt, lưu ý hạn chế tiếp xúc gần với người khác trong quá trình di chuyển; hạn chế dừng, đỗ ăn uống dọc đường, tốt nhất là đi thẳng từ khu cách ly tập trung về nhà, nơi lưu trú.
Nếu di chuyển bằng phương tiện vận tải hàng không, tàu, cần thông báo, liên hệ trước với đơn vị vận chuyển về việc người cách ly đã hoàn thành cách ly tập trung để đơn vị vận chuyển biết, có phương án chuẩn bị các biện pháp phòng chống dịch.
Chỉ tính từ 27/4 đến nay, đã có 3 trường hợp sau khi kết thúc cách ly tập trung, trở về nơi cư trú lại có kết quả xét nghiệm dương tính. Đó là bệnh nhân 2899 ở Hà Nam, chuyên gia người Trung Quốc của Công ty Trung Bắc Á và chuyên gia người Ấn Độ sống tại khu đô thị Times City.
Đà Nẵng: 18 người không đeo khẩu trang bị phạt 34 triệu đồng Các địa phương của TP Đà Nẵng đã ráo riết ra quân nhắc nhở và xử phạt 18 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng với tổng số tiền 34 triệu đồng. Chiều 4/5, ông Lê Tự Gia Thạnh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) cho hay: Trong hôm nay (4/5), các phường trên địa bàn quận đã...