Bệnh viện Hoa Kỳ: Hơn 10 năm vẫn là “đại công trường”
Vấn đề được các đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm nhất hiện nay là các chế tài xung quanh việc thu hồi đất phục vụ dự án. Bệnh viện Hoa Kỳ có thể coi là bài học cay đắng về thu hồi đất cho các dự án kinh tế tư nhân.
Mang gần 10.000 m2 đất vàng đổi lấy “vịt trời”
Hơn 16 năm trước, trong cơn sốt thu hút đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch – Đầu tư đã cấp chứng nhận đầu tư lần đầu vào ngày 20/1/1997 cho dự án Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ, với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, chủ đầu tư là Tập đoàn Keystoneinvest (Hoa Kỳ). Tập đoàn Keystone giao cho Tiến sĩ Việt kiều Khoát Văn Trần là Trưởng điều hành tại Việt Nam.
Quyết định giao đất UBND TP Hà Nội ký năm 2001
Ngày 16/3/2001, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 1463/QĐ-UB thu hồi 9.998m2 tại khu D, Nghĩa Tân, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy để cho phép Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ thuê 8.540 m2 và giao quản lý 1.458 m đất tại phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy trong thời hạn 40 năm, giá thuê đất là 1,68 USD/m2/năm. Ngày 19/5/2003, UBNDTP đã bàn giao toàn bộ diện tích đất trên cho Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ- Hà Nội.
Thế nhưng, từ năm 1997 đến 2005, Keystoneinvest liên tục viện dẫn nhiều lý do như khó khăn trong giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế… để trì hoãn tiến độ dự án. Mãi đến đầu năm 2006, dự án “5 sao” vẫn chưa thấy đâu nên HĐND TP. Hà Nội đã ra nghị quyết “buộc” Dự án phải khởi công vào quý III/2006, nếu không sẽ thu hồi. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào quý II/2009, nhưng đến tháng 11/2011, chủ đầu tư Keystone Vietnam một lần nữa thông báo sẽ khánh thành dự án rồi lỗi hẹn.
Để làm rõ nguyên nhân khiến dự án nhiều lần lỗi hẹn, ngày 26/11/2013, PV Dân trí đã đến trụ sở điều hành dự án đặt tại số 20 Đội Nhân. Theo các nhân viên văn phòng cho biết, hiện bà Nguyễn Thị Giáng Hương – Giám đốc thương mại dự án đang đi công tác ở phía Nam nên sẽ lên lịch làm việc vào đầu tuần tới.
Dự án mẹ còn đắp chiếu vẫn được thuê thêm đất
Video đang HOT
Dự án đắp chiếu nhưng không hiểu bằng cách nào, chủ đầu tư nước ngoài vẫn được các cấp chính quyền cho…thuê thêm đất. Ngay từ ngày 21/3/2005, chủ đầu tư đã công văn số CV071/BVQT xin phép sử dụng thêm diện tích đất nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao thế đường Tô Hiệu để làm vườn hoa, thảm cỏ xung quanh Bệnh viện và được chấp thuận.
Phối cảnh công trình đẹp như mơ vẫn chỉ là… giấc mơ
Tuy nhiên, mãi đến ngày 26/5/2008, dự án “mẹ” vẫn đắp chiếu chứ chưa nói đến dự án này nên UBND quận Cầu Giấy có báo cáo số 100/BC-UBND nêu rõ: “Tính đến thời điểm tháng 05/2008, trên địa bàn quận Cầu Giấy có 12 dự án đã có Quyết định thu hồi đất nhưng chưa triển khai thực hiện. Trong đó có: ” Dự án xây dựng Bệnh viện Hoa Kỳ ( phường Dịch Vọng): Quyết định thu hồi đất số 1463/QĐ-UBND ngày 16/03/2001, đã giải phóng mặt bằng xong, trên đất chưa có công trình xây dựng“
Đất đã bỏ hoang suốt 7 năm lẽ ra phải thu hồi ngay, nhưng ngày 8/10/2009, UBND Thành phố vẫn ban hành Quyết định 5211/QĐ-UBND do ông Nguyễn Văn Khôi – Phó Chủ tịch UBND Thành phố ký về điều chỉnh chi tiết quận Cầu Giấy có Dự án (bổ sung) CX-1 trồng cây xanh, tạo cảnh quan cho Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ.Việc nàychưa đúng với Khoản 12, Điều 38, Mục 4 Luật Đất đai năm 2003, về các trường hợp được thu hồi đất.
Theo phản ánh cảu người dân, Quyết định 5211/QĐ-UBND còn điều chỉnh đất hành lang cách ly điện cao thế, sau khi hạ ngầm tuyến điện, phần đất này có chức năng là đất cây xanh cho Bệnh viện Hoa Kỳ. Cơ quan chức năng đã “phớt lờ” một thực tế là khu đất tiến hành Dự án CX – 1 phần lớn nằm trên phần cống ngầm và bể phốt, đường ống của nhà D6, tổ 79 và đường thoát nước của nhà F3, tổ 81.
Dự án thi công kiểu “rùa bò” đã tồn tại suốt thời gian dài
Việc làm trên còn vi phạm Thông tư 07/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Quy chế dân chủ ở cơ sở. 16 năm trôi qua nhưng đến nay, hộ cũng hoàn toàn không nhận được thông báo pháp lý cụ thể nào về việc thu hồi đất liên quan tới dự án. Trên thực tế, tại thời điểm Bệnh viện Hoa Kỳ lập phương án xin thuê thêm khu đất, khu vực này đã có hàng trăm hộ dân xây dựng công trình, có nhà ở kiên cố, ổn định nhưng đã không được lấy ý kiến.
Những dấu hiệu sai phạm đã được Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP Hà Nội thừa nhận sau khi Ban tiếp công dân của thành phố có công văn yêu cầu sở này giải trình.Tại công văn số 3808/QHKT-TTPC ngày 14/11/2013 có nêu:
“Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, ngày 24/7/2013, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã tổ chức cuộc họp liên ngành, “ Trên cơ sở ý kiến thống nhất của đại diện các ngành liên quan, Sở quy hoạch-Kiến trúc đề nghị UBND quận Cầu Giấy tiếp tục kiểm tra hiện trường để tránh chồng lấn với các dự án lân cận, đảm bảo khớp nối dự án đầu tư với hạ tầng kỹ thuật của khu vực, xem xét quy hoạch tổng mặt bằng, căn cứ hồ sơ pháp lý theo thẩm quyền và chỉ đạo của UBND Thành phố tại công văn số 11030/UBND-GT ngày 20/12/2011“.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến – Ngọc Cương
Theo Dantri
Bị khoán trắng, nhiều công trình thủy điện không đảm bảo
"Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng hầu như được giao hoàn toàn cho chủ đầu tư, thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, tại một số công trình thủy điện, chất lượng có nhiều hạn chế, gây không ít hệ lụy tiêu cực".
Đó là đánh giá của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện được ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban này trình bày trước Quốc hội ngày 3/10.
Thủy điện Ia Krêl 2 (tỉnh Gia Lai) bị vỡ đập cách đây chưa lâu (ảnh Thiên Thư)
Kết quả rà soát quy hoạch thủy điện trong báo cáo thẩm tra về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện đến nay đã loại bỏ 424 dự án, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Như vậy, cả nước hiện còn lại 815 dự án, công trình thủy điện, đang vận hành 268 dự án (14.240MW), đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến năm 2017 là 205 dự án (6.198MW).
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) Phan Xuân Dũng cho biết, ủy ban này đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có liên quan thống nhất về nguyên tắc cần loại bỏ những dự án, vị trí tiềm năng thủy điện không bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, mất an toàn cho cộng đồng dân cư, hiệu quả đầu tư thấp, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội.
Ủy ban KH,CN&MT cũng nhận thấy, có giai đoạn việc quản lý chất lượng công trình xây dựng hầu như được giao hoàn toàn cho chủ đầu tư thực hiện và tự chịu trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Tại một số dự án, công trình thủy điện, chất lượng khâu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát có nhiều hạn chế, gây không ít hệ lụy tiêu cực.
Trong khi đó, trách nhiệm, xử lý sai phạm của chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan khi công trình có chất lượng kém hoặc để xảy ra sự cố chưa được quy định cụ thể. Công tác quản lý an toàn tại các công trình thủy nhỏ chưa thực sự tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Ủy ban KH,CN&MT cho biết các công trình thủy điệm nhỏ có gần 30% số đập chưa được kiểm định; khoảng 66% đập chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt; gần 55% số chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão. Hiệu quả làm việc của hệ thống quan trắc tại một số công trình thủy điện là rất thấp. Việc xây dựng phương án phòng chống lụt bão cho vùng hạ du trong tình huống xả lũ khẩn cấp, vỡ đập... gặp nhiều khó khăn, ít được quan tâm.
Theo KH,CN&MT, nguyên nhân của những bất cập nêu trên là không ít chủ đầu tư dự án thủy điện nhỏ có năng lực chuyên môn và tài chính hạn chế; quy định về chế tài xử phạt vi phạm về an toàn đập, kiểm định đập; vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư chưa được ban hành kịp thời, rõ ràng và chưa được thực thi đầy đủ. Ngoài ra, thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên thường không đầy đủ và thiếu cập nhật do hạn chế nguồn lực đầu tư cho giai đoạn điều tra, khảo sát khu vực dự án.
Quang Phong
Theo Dantri
Tiền Giang từ chối "gói viện trợ 10 tỉ USD" Ông Paul Lê Hùng - Việt kiều Mỹ - muốn "viện trợ nhân đạo" cho Việt Nam 10 tỉ USD/năm(!). Một số địa phương và doanh nghiệp đã ký "hợp đồng ghi nhớ" với ông này, nhưng UBND tỉnh Tiền Giang đã thẳng thừng từ chối, vì "không phù hợp". Tiền Giang từ chối khoản "viện trợ khủng" của một "tập đoàn nước...