Bệnh viện điều trị COVID-19, bệnh viện dã chiến ở TP.HCM cấp bách tìm máy thở, nguồn oxy
Số ca mắc COVID-19 tăng kéo theo tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng cũng nhiều lên, việc trang bị các thiết bị y tế để kịp thời cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân nguy kịch như máy thở, oxy, máy thở di động, khẩu trang N95, đồ bảo hộ… trở nên cấp bách.
Nhân viên y tế thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính hết ngày 17-7, TP.HCM có 27.668 trường hợp mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế công bố.
Hiện thành phố đang phải điều trị cho 26.873 bệnh nhân dương tính mới. Sở Y tế phân cho 12 bệnh viện dã chiến với quy mô 34.500 giường. Tuy nhiên hiện nhiều bệnh viện không chỉ trong tình trạng quá tải mà thiếu một số trang thiết bị y tế.
Cần chi viện máy thở, oxy nhiều hơn
Bác sĩ Trần Chánh Xuân – giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi – cho biết bệnh viện đang phải điều trị cho 700 trường hợp F0 từ nhẹ đến nặng. Bệnh viện chỉ có 20 máy monitor (thiết bị theo dõi tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân), trong khi đó số giường cần máy này lên đến 100 máy.
“Những ngày qua bệnh viện thiếu máy thở di động nên phải mượn từ các đơn vị khác. Hiện tại chúng tôi cần thêm 2 máy thở di động nữa và 80 máy monitor” – bác sĩ Xuân nói.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Th.S BS Phạm Thái Sơn – phó khoa nhiễm – thông tin hiện bệnh viện đang điều trị cho hơn 140 trường hợp F0 gồm cả người lớn và bệnh nhi. Bệnh viện cần thêm 10 máy thở nữa mới đáp ứng nhu cầu.
Còn bác sĩ Nguyễn Trần Nam – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố, đồng thời phụ trách Bệnh viện dã chiến số 4 – cho hay bệnh viện chỉ có 2 máy thở, vẫn còn thiếu máy thở. Tại Bệnh viện dã chiến số 4, có hơn 4.000 người bệnh nhưng chưa được trang bị máy thở nào.
Video đang HOT
“Bệnh viện dã chiến phải trang bị thêm máy thở trong quá trình chờ đợi cho bệnh nhân lên tuyến trên, đồng thời cần nguồn oxy lớn, vì số lượng bệnh nhân nhiều, thời gian sắp tới dự báo lượng bệnh nhân nặng còn tăng”, bác sĩ Nam nói.
Bác sĩ Trần Thị Thúy Linh – khoa hô hấp Bệnh viện điều trị COVID-19 Gò Vấp – cho biết đang chăm sóc một số bệnh nhân có diễn biến nặng, phải thở oxy dòng cao (HFNC). Hiện bệnh viện này đang thiếu thuốc men, máy xét nghiệm cho bệnh nhân.
Các bác sĩ đang cấp cứu cho một bệnh nhân COVID-19 nguy kịch – Ảnh: Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi
Đồ bảo hộ chỉ còn đủ dùng trong 10-15 ngày
Cũng theo bác sĩ Nam, tại Bệnh viện dã chiến số 4, trang thiết bị phòng hộ cho nhân viên y tế dự trù chỉ còn đủ sử dụng trong 10-15 ngày tới. Nếu không được cung cấp thêm thì sau thời gian trên sẽ không còn đồ bảo hộ cho nhân viên y tế nữa.
Bác sĩ Chánh Xuân – Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi – cho hay bệnh viện cần 2 xe cứu thương để gửi mẫu và rất nhiều công việc khác, đồ bảo hộ cho nhân viên y tế…
Tương tự, bác sĩ Nguyễn Thành Tâm – trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị COVID-19 số 1 – chia sẻ hiện nay Bệnh viện dã chiến số 1 đang có khoảng 4.500 ca F0 không có triệu chứng, và có gần 250 y bác sĩ đang làm việc tại đây.
“Chúng tôi rất cần thêm xe cứu thương để việc vận chuyển bệnh nhân đúng giờ, không làm chậm quá trình cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân. Trung bình một ngày các bác sĩ phải dùng đến 4-5 chiếc khẩu trang, nếu được trang bị thêm chúng tôi sẽ an tâm hơn”, bác sĩ Tâm chia sẻ.
Đại diện Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ chia sẻ bệnh viện đang điều trị cho khoảng 600 F0 có triệu chứng nhẹ. Huyện lại cách xa khu vực trung tâm đến 2 tiếng đồng hồ xe chạy, việc cấp cứu cho bệnh nhân phải hết sức quan tâm. Nhưng hiện nay bệnh viện chỉ có 1 chiếc xe cứu thương, không thể lắp đặt được hệ thống oxy nên rất vất vả trong quá trình vận chuyển bệnh nhân nặng cấp cứu.
Bác sĩ Phạm Gia Thế phụ trách Bệnh viện dã chiến số 3 phân tích: “Trong tình hình phức tạp như hiện nay, khi bệnh viện điều trị COVID-19 ở tầng trên hạn chế khả năng nhận bệnh, bệnh viện dã chiến sẽ phải tăng sức chiến đấu.
Các bệnh viện dã chiến sẽ xử lý bệnh tại chỗ nếu không kịp chuyển tuyến, do đó bệnh viện dã chiến sẽ cần đến các thiết bị y tế như máy chụp X-quang, điện tim, siêu âm, hệ thống xét nghiệm… Vấn đề quan tâm hiện nay nữa là tốc độ triển khai xét nghiệm RT-PCR cho bệnh nhân trước khi xuất viện vẫn còn chậm”.
Xúc động hình ảnh em bé đi cách ly "thả tim" chào các chiến sĩ công an
Mới đây, hình ảnh các chiến sĩ công an "thả tim" động viên 3 em bé ở Quảng Ngãi trước khi lên đường đi cách ly tập trung và các em cũng có hành động tương tự khiến ai cũng xúc động.
Những ngày này, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành. Nhiều em nhỏ thuộc diện F1 cũng phải vào khu cách ly tập trung.
Chiều ngày 12/7, cộng đồng mạng đã truyền nhau hình ảnh các em nhỏ trong bộ đồ bảo hộ màu xanh kín mít đang vui vẻ đáp lại tình cảm của hai chiến sĩ công an trước khi đi cách ly tập trung khiến ai cũng cảm thấy xúc động.
Hình ảnh xúc động giữa các em bé đi cách ly và các chiến sĩ công an.
Anh Đỗ Thành Sự (Đội trưởng Đội Tuyên truyền Công an tỉnh Quảng Ngãi) - người đăng tấm ảnh cho biết, khoảnh khắc anh chụp bức hình là ở vùng tâm dịch Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), khi anh và các chiến sĩ an ninh Công an tỉnh Quảng Ngãi thuộc "đội quân đặc biệt" được tăng cường về vùng tâm dịch Sa Huỳnh để hỗ trợ người dân chống dịch.
Trong lúc làm nhiệm vụ Đội trưởng Đỗ Thành Sự tình cờ chứng kiến khoảnh khắc dễ thương của hai chiến sĩ công an và các em nhỏ đang "thả tim" cho nhau khiến anh Sự không khỏi xúc động.
"Sau khi giúp các em nhỏ mặc đồ bảo hộ xong xuôi, các chú công an "thả tim" động viên các bé trước khi lên đường, bất ngờ thay các bé cũng dùng động tác tay để đáp lại tình cảm của hai chiến sĩ công an một cách rất vui vẻ.
Hành động này không những thể hiện sự cảm kích, quý trọng gửi tới các chiến sĩ Công an đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu chống dịch. Đây còn là hình ảnh rất ý nghĩa giữa vùng tâm dịch giúp những người lính an ninh đang làm nhiệm vụ cảm thấy ấm lòng", anh Thành Sự nói.
Chia sẻ với Dân trí , Trung úy Đinh Duyên Nhật Hoàng - chiến sĩ có mặt trong bức hình cho hay, bối cảnh bức ảnh là khi lực lượng y tế đưa người thuộc diện F1 đi cách ly tập trung tại tâm dịch Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Một số em nhỏ thuộc diện những F1 bắt buộc phải đưa đi cách ly tập trung nên anh và đồng đội đã giúp các em mặc đồ bảo hộ, đồng thời nói chuyện, động viên các em và gia đình phải thực hiện tốt các quy định phòng chống dịch để nhanh được về.
"Mình không nghĩ hành động "thả tim" của mình và các em nhỏ lại nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng đến vậy. Dù ở cương vị nào, khi chứng kiến các em phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ to, rộng trong thời tiết nóng nực sẽ rất vất vả nên trong lúc hỗ trợ mặc đồ mình luôn trò chuyện, an ủi để các em nhỏ cảm thấy thoải mái trước khi đi cách ly", Trung úy Hoàng nói.
Chiến sĩ công an giúp các em bé mặc đồ bảo hộ trước khi đi cách ly.
Ngay sau khi bức hình được anh Sự đăng tải lên mạng xã hội đã chạm đến trái tim của nhiều cư dân mạng và nhận về hàng nghìn lượt tương tác, chia sẻ kèm những lời động viên các em nhỏ trước khi đi cách ly tập trung.
Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận động viên các em nhỏ, mong các "chiến binh nhí" sẽ cố gắng để vượt qua dịch bệnh.
"Một cử chỉ hành động đẹp của các chú công an trong mắt trẻ thơ. Cầu mong các con mau bình phục sức khỏe trở về cùng gia đình, bạn bè; Khoảnh khắc đắt giá quá, chúc các con mau chóng khỏe mạnh, chúc các đồng chí chiến sĩ đang công tác tại vùng tâm dịch thật nhiều sức khỏe.
Mấy em nhỏ phải đi cách ly rất thương, mong là tất cả người dân mình có ý thức tốt để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh và sớm trở lại cuộc sống bình thường; Nhìn mà xót quá, thời tiết nắng nóng nhưng các con vẫn ngoan ngoãn mặc đồ bảo hộ kín bưng để đi cách ly. Chúc các con luôn khỏe mạnh".
Nhân dân TP Hồ Chí Minh đoàn kết ủng hộ nâng cao mức độ phòng, chống dịch Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, kể từ 0 giờ ngày 9/7, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trước việc chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 mạnh và quyết liệt hơn trong thời gian...