Bệnh viện đầu tiên ở phía Nam điều trị nhồi máu cơ tim bằng sóng xung kích
Ngày 16/7, Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đã can thiệp điều trị cho 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim theo phương pháp sóng xung kích ngoài cơ thể (Cardiospec).
Bệnh nhân được điều trị bằng sóng xung kích sáng 16/7
Đây là phương pháp hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội. Cho đến nay Bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện đầu tiên tại khu vực phía Nam triển khai kỹ thuật này với 10 bệnh nhân được điều trị thành công. Trước đó, phương pháp đã được triển khai tại Bệnh viện 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên – Huế).
Ông Mai Đức Chính (63 tuổi, ngụ TP.HCM), một trong 2 bệnh nhân được điều trị sáng 16/7 cho biết, ông bị nhồi máu cơ tim đã nhiều năm, được can thiệp nội mạch vành đặt stent từ tháng 12/2012. Sau khi đặt stent một thời gian, dù không xuất hiện cơn đau nhưng ông Chính luôn có cảm giác mệt mỏi, đặc biệt khi lên cầu thang.
Hơn 1 tháng trước, ông đến Bệnh viện Thống Nhất khám thì được các bác sĩ cho biết tình trạng của tim hiện nay đã suy kiệt, suy tim nhưng không thể can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa. Bệnh nhân được tư vấn sử dụng phương pháp Cardiospec, bắn xung vào vùng điều trị. Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt, không còn thở mệt như trước.
Video đang HOT
Theo BS Lê Quốc Hưng – Khoa Nội tim mạch, hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh động mạch vành gồm: điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc thông thường và dùng thuốc tiêu sợi huyết); can thiệp động mạch vành qua da; mổ bắc cầu nối chủ vành. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ lớn bệnh nhân không thể đặt stent do tổn thương mạch vành phức tạp cũng như không thể phẫu thuật do tuổi cao và có các bệnh lý kèm theo.
Ngoài ra, dù đã được đặt stent hoặc mổ bắc cầu nối chủ vành thì vẫn có số lượng lớn bệnh nhân vẫn thiếu máu cơ tim và đau ngực. Phương pháp Cardiospec là phương pháp trị liệu với cách điều trị không xâm lấn sử dụng kỹ thuật sóng xung kích cho quá trình lưu thông động mạch vành ở cơ tim, không gây rối loạn nhịp tim, không tạo huyết khối trong buồng tim, có thể điều trị ngoại trú, không giới hạn số lần tái điều trị; không có tác dụng phụ nguy hiểm. Ghi nhận trên 10 bệnh nhân đã được triển khai cho thấy đều đạt hiệu quả cao, tăng cường tưới máu cơ tim, giảm mức độ và tần suất đau thắt ngực, gia tăng khả năng gắng sức.
Theo infonet
Một phụ nữ tử vong khi truyền dịch tại bệnh viện
Bà Xa vào bệnh viện để trị đau răng nhưng tử vong khi nhân viên y tế truyền dịch. Cơ quan chức năng chẩn đoán bà bị sốc nhiễm trùng.
Ngày 15/7, người thân tổ chức đám tang cho bà Hồ Thị Xa, 63 tuổi, ngụ ấp Bà Chăng B, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Những người đến viếng đám tang bất ngờ về việc bà Xa tử vong khi điều trị đau răng.
Ông Phạm Thành Chơn (67 tuổi, chồng bà Xa) cho biết vợ ông vào Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lợi vào sáng 13/7 vì bị nhức răng, không ăn được. Bác sĩ sau đó xác định bệnh nhân bị hạ huyết áp nên chỉ định truyền dịch. Trưa cùng ngày, sau khi truyền dịch, sức khỏe bệnh nhân không cải thiện nên các bác sĩ chuyển bà lên bệnh viện tuyến trên.
"Chuyển đến phòng cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, bác sĩ khám rồi nói không sao và chuyển sang khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Tại đây, sau khi truyền hết chai nước biển thứ 9, bác sĩ cho truyền tiếp chai nước biển thứ 10. Đến khoảng 11h45, một nam nhân viên y tế tiêm thuốc vào chai nước biển đang truyền cho vợ tôi", ông Chơn kể.
Ông Chơn chưa hết bàng hoàng sau cái chết của vợ. Ảnh: Nhật Tân.
Theo người chồng, sau khi nhân viên y tế tiêm thuốc vào chai dịch truyền thì bà Xa nói "nhức quá", rồi than đau cả đôi tay và nóng trong người. Ông Chơn kiểm tra thấy toàn bộ cơ thể vợ bị tím tái.
"Vợ tôi than mệt, tôi đỡ bà ấy ngồi dậy thì bà tử vong. Từ lúc anh nhân viên tiêm thuốc vào chai nước biển đến lúc vợ tôi chết chỉ vài chục giây. Bác sĩ sau đó nói vợ tôi bị nhồi máu cơ tim. Tôi không đồng ý nên yêu cầu công an làm rõ", người chồng nói.
Công an TP Bạc Liêu sau đó khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và niêm phong hồ sơ bệnh án. Thi hài nạn nhân được bàn giao cho gia đình đưa về nhà lo hậu sự vào tối cùng ngày.
Trao đổi với Zing.vn, bác sĩ Nguyễn Chí Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu, cho biết về chuyên môn bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng phác đồ. Bệnh viện đang kiểm thảo tử vong vào chiều 15/7.
Cũng theo bác sĩ Thanh, bà Xa còn có bệnh mãn tính, bị phù nề, teo chân. Lúc sức khỏe bệnh nhân diễn biến xấu, y bác sĩ đã làm hết sức nhưng không cứu được.
Bác sĩ Mã Quốc Thiện, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, cho biết bệnh viện kiểm thảo tử vong để rút kinh nghiệm rồi báo cáo Sở Y tế.
Theo bác sĩ Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu báo rằng trường hợp của bà Xa là sốc nhiễm trùng, bệnh nặng, quá khả năng của bệnh viện huyện nên chuyển lên tỉnh.
Khi bệnh nhân tử vong, gia đình không hài lòng đã báo công an để khám nghiệm tử thi. "Hội đồng khoa học của bệnh viện đang chờ kết quả giám định pháp y, có thể một tuần. Bước đầu bệnh viện chẩn đoán người bệnh tử vong do sốc nhiễm trùng", lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu nói.
Theo Zing
Chất tai quái khiến bạn gặp tình trạng 'đỏ mặt' mỗi khi nói chuyện Hợp chất này được tạo ra bởi các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein gram âm. Những vi khuẩn này định vị tại những vùng ứ đọng của miệng Chứng hôi miệng là một thuật ngữ đặc biệt được dùng để mô tả tình trạng hơi thở hôi có nguồn gốc từ trong khoang miệng. Hôi miệng thường xuyên gây ra sự...