Bệnh viện Đà Nẵng đón bệnh nhân thế nào sau khi dỡ phong tỏa?
Sau khi dỡ phong tỏa, Bệnh viện Đà Nẵng sẽ đón, khám chữa bệnh cho người thành phố theo 4 giai đoạn nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
16h ngày 25/8, Bệnh viện Đà Nẵng dỡ bỏ phong tỏa theo quyết định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố. Ngay sau đó, Sở Y tế Đà Nẵng công bố lộ trình tiếp nhận, khám chữa bệnh cho người dân thành phố theo 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ 26/8 đến 28/8, Bệnh viện Đà Nẵng triển khai công tác chuẩn bị, hoàn thiện các công trình cải tạo thông khí các tòa nhà, khử khuẩn môi trường bệnh viện và tập huấn chuyển đổi mô hình chăm sóc toàn diện.
Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng trao quyết định dỡ phong tỏa cho lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng.
Giai đoạn 2, khoảng 2 tuần sau ngày 28/8, bệnh viện tiếp nhận người bệnh cấp cứu nặng, nguy kịch. Tiếp tục quản lý người bệnh suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ mà bệnh viện đang quản lý.
Video đang HOT
Bệnh viện cũng tiếp tục phát thuốc ngoại trú cho bệnh nhân lọc màng bụng và sau ghép thận, triển khai hoạt động phẫu thuật và can thiệp cấp cứu.
Giai đoạn 3, khoảng 2 tuần sau giai đoạn 2, bệnh viện từng bước mở các bàn khám chuyên khoa, tiếp nhận điều trị bệnh nhân nội trú, phục vụ cho mọi đối tượng.
Giai đoạn 4, Bệnh viện Đà Nẵng sẽ triển khai thêm hoạt động phẫu thuật chương trình.
Tùy theo diễn biến, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Đà Nẵng có kế hoạch hoạt động phù hợp và thông tin kịp thời đến người dân về việc tiếp nhận khám, chữa bệnh tại cơ sở.
Trước đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng ban hành quyết định phong tỏa, thiết lập khu cách ly y tế đối với Bệnh viện Đà Nẵng từ 0h ngày 28/7 và gia hạn phong tỏa thêm từ 0h ngày 11/8.
70 bệnh nhân F1 Bệnh viện Đà Nẵng hết cách ly
Các bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam sau khi Bệnh viện Đà Nẵng phong tỏa, nay ba lần âm tính nCoV, hết thời gian cách ly.
Bác sĩ Tô Mười, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam, ngày 16/8 cho biết bệnh viện đã tiếp nhận, cách ly và điều trị cho 95 bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng với sự hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai. Đây là những bệnh nhân không nhiễm nCoV, thuộc diện F1, được chuyển về đây để giải tỏa áp lực cho Bệnh viện Đà Nẵng đang bị phong tỏa.
Bệnh viện đã lập khu cách ly riêng để điều trị cho các bệnh nhân này. Nhiều bệnh nhân có bệnh nền nặng như suy thận, suy tim, cao huyết áp, đái tháo đường, có những trường hợp phải thở máy. Dưới sự giúp đỡ của nhóm bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chi viện, bệnh viện đã điều trị tốt tất cả bệnh nhân. Ngày 15/8, các bệnh nhân đã đủ thời gian cách ly 14 ngày, kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV ba lần liên tiếp.
"70 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện bao gồm người bệnh nhẹ và ổn định. Những trường hợp còn lại tiếp tục được giữ lại bệnh viện để điều trị", ông Mười nói.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng đánh giá cao bệnh viện trong việc tiếp nhận các bệnh nhân thuộc diện F1 và nhân viên y tế, giúp giảm tải cho Bệnh viện Đà Nẵng và tránh nguy cơ lây nhiễm cho các bệnh nhân.
Ông Nguyễn Trọng Khoa trao quyết định đủ điều kiện ra viện cho bệnh nhân. Ảnh: Tuấn Dũng.
Bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, cùng các đồng nghiệp của mình đã có mặt ở đây hỗ trợ bệnh viện. Cách đây 20 ngày, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam cũng phát hiện hai trường hợp dương tính với nCoV. Toàn bộ khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện bị phong tỏa, các bệnh nhân khác, người nhà và cả nhân viên y tế của bệnh viện đều rất hoang mang. Đúng lúc đó, Ban Giám đốc của bệnh viện được Bộ Y tế đề nghị tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân thuộc diện F1, trong đó có nhiều bệnh nhân rất nặng, được chuyển về từ Đà Nẵng nhằm giảm tải cho tâm dịch.
"Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện 'đứng tim luôn', tôi phải mô tả như vậy mới đúng thực tế tình hình lúc đó", bác sĩ Chính nói.
Tính đến nay, để chi viện cho Đà Nẵng và Quảng Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã cử 54 cán bộ y tế và các chuyên gia vào miền Trung chống dịch.
"Nhớ lại những ngày đầu và trong thời gian cách ly, nỗi sợ bệnh nhân F1 có thể trở thành bệnh nhân F0 bất cứ khi nào, bệnh nhân nặng có thể diễn biến xấu đi, thậm chí tử vong bất cứ lúc nào, tinh thần nhân viên y tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng", bác sĩ Chính nói. "Cuối cùng, mọi người đã vượt qua được tất cả, ai cũng được giữ an toàn, khỏe mạnh và chiến thắng dịch bệnh. Sau đợt cách ly thứ nhất này, bệnh viện lại sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân thuộc diện F1 chuyển đến nhằm giảm tải cho tâm dịch. Lúc này, kinh nghiệm chống dịch và tinh thần nhân viên y tế ở đây rất tốt".
Các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam. Ảnh: Bác sĩ Lương Quốc Chính.
Quảng Trị phong tỏa nhiều khu vực sau khi có 2 ca mắc COVID-19 Ngoài việc phong tỏa khu vực 2 bệnh nhân COVID-19 sinh sống, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị khẩn trương truy vết các trường hợp F1, F2 liên quan. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị phong tỏa khu vực các bệnh nhân COVID-19 sinh sống. Chiều 7/8, ông Đỗ Văn Hùng- Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban Thường trực...