Bệnh viện Đà Nẵng cơ bản ‘làm sạch’ ổ dịch, không điều trị bệnh nhân Covid-19
Lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng) cho hay ổ dịch tại Bệnh viện Đà Nẵng cơ bản được ‘làm sạch’, các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã được chuyển đến nơi điều trị khác.
Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ kiểm tra tại Bệnh viện Đà Nẵng – ẢNH: NGUỒN UBND TP.ĐÀ NẴNG
Ngày 4.8, UBND TP.Đà Nẵng cho hay tại cuộc làm việc với Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vào chiều 3.8, bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết đến nay bệnh viện đã cơ bản thực hiện việc “làm sạch”, không còn bệnh nhân Covid-19 để có thể đón bệnh nhân đến khám và chữa bệnh bình thường.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 4.8: Thêm 10 ca mắc mới ở Quảng Nam, Đà Nẵng
Tại buổi kiểm tra này, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ biểu dương tinh thần và quyết tâm của cán bộ nhân viên Bệnh viện Đà Nẵng khi vừa đối phó với dịch bệnh, vừa phải thực hiện công tác chuyên môn để hoàn thành trách nhiệm chăm lo, bảo vệ sức khỏe người dân.
Bệnh viện Đà Nẵng đã nỗ lực trong bối cảnh bị phong tỏa, nhiều nhân viên y tế bị cách ly, điều động sang bệnh viện khác, 900 nhân viên còn lại đã túc trực ngày đêm tại bệnh viện để chăm sóc, điều trị cho 280 bệnh nhân và thực hiện xét nghiệm gần 600 mẫu/ngày…
Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ (bìa trái) kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn – ẢNH: NGUỒN UBND TP.ĐÀ NẴNG
Cũng trong chiều 3.8, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã đi kiểm tra tình hình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại một số điểm “ nóng”.
Theo UBND H.Hòa Vang, khu phong tỏa Lệ Sơn Nam (xã Hòa Tiến, H.Hòa Vang) có 419 hộ dân và 1.660 nhân khẩu. Vừa qua, tại khu này có 3 ca dương tính với Covid-19 nên cả thôn đã bị phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm. Ngay sau đó, ngành y tế đã cử 10 đội với 30 nhân viên y tế đến và hoàn thành xong việc lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 3.8.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm đối với người dân khu phong tỏa Lệ Sơn Nam, nơi có 3 người nhiễm Covid-19 – ẢNH: NGUỒN UBND TP
Ông Thơ cũng đến kiểm tra thống máy lọc nước bảo đảm cung cấp cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo sắp được chuyển về điều trị tại Bệnh viện dã chiến đặt tại Trung tâm y tế H.Hòa Vang.
Theo dự kiến, đến hôm nay (4.8), hệ thống máy móc thiết bị đã sẵn sàng thu dung điều trị các bệnh nhân Covid-19. Bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc bệnh viện này, cho hay bệnh viện dã chiến có thể thu dung điều trị cho khoảng 36 bệnh nhân chạy thận và hàng chục bệnh nhân cần can thiệp về hô hấp.
Bệnh viện dã chiến Hòa Vang sẵn sàng điều trị bệnh nhân Covid-19 – ẢNH: NGUỒN UBND TP.ĐÀ NẴNG
Kiểm tra tại các khu cách ly tập trung ở Trường tiểu học Hòa Nhơn, Khu ký túc xá phía tây (nơi cách ly cho gần 1.000 trường hợp F1), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ lưu ý về công tác quản lý khu cách ly bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Ngoài ra, phải đảm bảo công tác hậu cần, cung cấp nhu yếu phẩm để người dân yên tâm hoàn thành việc cách ly phòng dịch Covid-19.
Bản tin Covid-19 ngày 3.8: Những ngày quyết định của cuộc chiến chống dịch
Thêm 1 ca mắc Covid-19 là bệnh nhi 1 tuổi từ nước ngoài về, Việt Nam ghi nhận 328 ca bệnh
Bản tin lúc 6h ngày 30/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết đã ghi nhận thêm 1 ca mắc mới Covid-19 là người được cách ly ngay khi nhập cảnh và không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng.
Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 328 ca.
CA BỆNH 328 (BN328) là bệnh nhân nam, 1 tuổi, có địa chỉ tại Thiệu Duy, Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá, tiếp xúc gần BN314 ở Nga và cùng trên chuyến bay. Ngày 13/5, bệnh nhân từ Liên Bang Nga về Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN0062, được cách ly ngay tại Trung đoàn 125, Cộng Hoà, Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cùng ngày, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính.
Ngày 28/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm lần 4 và cho kết quả dương tính.
Ngày 29/5, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hải Dương.
Như vậy, đến thời điểm này tổng số ca nhiễm trên chuyến bay VN0062 là 34 trường hợp, đều được cách ly ngay sau nhập cảnh (cách ly tại Thái Bình 28, Hải Dương 3, Quảng Ninh 1 và 2 tiếp viên cách ly tại TP. Hồ Chí Minh).
Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 30/5: Đã 44ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch Covid-19 là không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tính đến 6h ngày 30/5: Việt Nam có tổng cộng 188 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Tính từ 18h ngày 29/5 đến 6h ngày 30/5: ghi nhận 1 ca mắc mới
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 7.870, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 69
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.870
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 931
Theo thông tin từ Tiểu Ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, đến thời điểm này đã có 279/328 bệnh nhân Covid-19 ở nước ta được chữa khỏi (chiếm tổng số 85% ca bệnh Covid-19 ở nước ta).
49 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 9 bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong tình trạng sức khỏe cơ bản ổn định. Trong đó, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW đang điều trị nhiều nhất 19 ca bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu có 13 ca, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình có 7 ca...
Tính đến sáng ngày 30/5, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 9 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 17 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.
Tình hình dịch bệnh cho thấy, yêu cầu tiếp tục quản lý chặt người nhập cảnh vẫn rất cần thiết. Như đánh giá tình hình tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 diễn ra sáng ngày 28/5, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế phân tích, chúng ta đang kiểm soát rất tốt tình hình dịch bệnh trong nước nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới vẫn hết sức phức tạp. Trong bối cảnh chúng ta đón các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài vào làm việc; đưa người Việt Nam ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch về nước, dẫn tới nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào trong nước là rất lớn.
"Với những người làm công tác phòng, chống dịch, chúng tôi lại cảm thấy lo ngại hơn. Vì chỉ cần để lọt 1 ca bệnh xâm nhập vào trong nước mà không kịp thời phát hiện sẽ dẫn tới tình trạng dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng. Do đó, thời gian tới cần tiếp tục phải quản lý chặt chẽ người nhập cảnh theo quy định"- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Tán thành quan điểm này, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng đề nghị tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ người nhập cảnh; tổ chức cách ly tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định. Các ý kiến đề nghị giao Bộ Quốc phòng tổ chức tiếp nhận quản lý cách ly đối với các lưu học sinh vào Việt Nam học tập.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, các bộ ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phòng, chống dịch (bao chặt bên ngoài, nới lỏng bên trong) để tổ chức thực hiện cách ly thành viên tổ bay quốc tế, chuyên gia, lưu học sinh vào Việt Nam theo đúng quy định, vì nguy cơ xâm nhập rất cao.
Việt Nam bước sang ngày thứ 43 không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng 6h ngày 29/5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, số người nhiễm virus corona tại nước ta vẫn là 327. Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tổng số người tiếp xúc gần với các ca nhiễm COVID-19 và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) tại Việt...