Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa chữa khỏi hoàn toàn cho 2 người bị ngộ độc do ăn pate Minh Chay
Ngày 23-10, bác sĩ Phan Hữu Chính – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa cho biết, sau 2 tháng điều trị, 2 bệnh nhân ở Khánh Hòa bị ngộ độc Botulium do ăn pate Minh Chay đã được BV điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, không có di chứng và đã xuất viện.
Ngày 20 và 21-7, vợ chồng chị N.Đ.H.A (TP. Nha Trang) lần lượt nhập BVĐK tỉnh trong tình trạng nôn ói, chóng mặt, mờ mắt, nói đớ, nuốt khó, khó thở, sụp mi mắt do ăn pate Minh Chay. Sau 4 ngày điều trị tại BVĐK tỉnh, bệnh trở nặng nên 2 người được chuyển vào BV Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Cả 2 được chẩn đoán ngộ độc Botulinum.
Đến ngày 26-8, cả 2 được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc BVĐK tỉnh để điều trị tiếp trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng phải thở máy hoàn toàn, teo cơ, sức cơ tứ chi kém, nhiễm viêm phổi.
Pate Minh Chay gây ra hàng loạt vụ ngộ độc nặng
Ngày 12-9, BVĐK tỉnh nhận được thuốc điều trị giải độc tố Botulium từ Bộ Y tế và đã sử dụng để điều trị, đồng thời các bác sĩ của khoa tìm kiếm tài liệu y văn và thuốc hỗ trợ phục hồi dẫn truyền thần kinh bị tổn thương.
Nhờ được điều trị tích cực sát với từng diễn biến, người vợ có thể tự thở hoàn toàn, phục hồi sức cơ tốt, được xuất viện và chuyển sang tập vật lý trị liệu. Người chồng phục hồi chậm hơn do mắc viêm phổi và suy thận cấp. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, ngày 22-10, người chồng cũng đã phục hồi hoàn toàn và được xuất viện.
Khánh Hòa: Chuyển vạt da thành công cho 2 ca mổ khó
Để thực hiện phẫu thuật chuyển vạt da đòi hỏi kíp các bác sĩ phải nắm rõ các kiến thức về tạo hình, giải phẫu về mạch máu, các cơ, gây mê hồi sức...
Ngày 7-10, bác sĩ Phan Hữu Chính- Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết các bác sĩ Trung tâm chấn thương, chỉnh hình (CTCH) và Bỏng của bệnh viện này vừa thực hiện hai ca phẫu thuật khó, chuyển vạt da thành công cho hai bệnh nhân bị loét da cùng cụt và loét da ụ ngồi.
Cả hai trường hợp đều bị loét do tỳ đè, liệt tứ chi. Đó là trường hợp bệnh nhân NTTP, 48 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa, bị loét da ở vị trí cùng cụt độ IV. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị tai nạn giao thông, liệt tứ chi, nằm lâu ngày gây loét da. Ca phẫu thuật thực hiện việc bóc tách vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên, để che phủ điểm da loét... Ca phẫu thuật diễn ra trong suốt 3 giờ liền.
Kíp phẫu thuật chuyển vạt da cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Trường hợp thứ hai, đó là bệnh nhân NQB, 34 tuổi, ở xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang. Bệnh nhân bị loét da ở vị trí ụ ngồi, do chấn thương cột sống gây liệt 2 chân đã 4 năm nay. Các bác sĩ đã bóc tách vạt da cơ nhị đầu đùi (đầu dài) có diện tích 7x10x5 cm, để phủ lên phần da cùng cụt đã bị loét. Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng thời gian hơn 3 giờ.
Để thực hiện các loại phẫu thuật này đòi hỏi kíp các bác sĩ tham gia phẫu thuật phải nắm rõ các kiến thức về tạo hình, giải phẫu về mạch máu, các cơ, gây mê hồi sức...
Bác sĩ Nguyễn Minh Giang, Trung tâm CTCH và Bỏng, trực tiếp tham gia kíp phẫu thuật cho biết, sau 5 ngày, đến thời điểm này cả 2 ca phẫu thuật kể trên đều đã thành công, phần da che phủ vị trí loét ấm, hồng... Tuy nhiên, để vạt da che phủ sống cần đảm bảo cho bệnh nhân nguồn dinh dưỡng tốt, thay băng đúng kĩ thuật và đặc biệt người nhà cần biết được cách chăm sóc, vệ sinh và ăn uống hợp lý...
Bất cẩn, người đàn ông bị máy chém đứt lìa bàn tay Trong khi lao động, người đàn ông ở Khánh Hòa đã bất cẩn bị máy chém đứt lìa bàn tay trái. Bàn tay đứt lìa ngay sau đó đã cùng "chủ nhân" tới bệnh viên (BV) để cấp cứu. Bàn tay sau khi được các bác sĩ thực hiện ghép nối. Ảnh Sức Khỏe Đời Sống. Ông Quang, 54 tuổi ở Khánh Hòa...