Bệnh viện Đa khoa tỉnh chung tay giảm thiểu chất thải nhựa
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh mỗi ngày có khoảng trên dưới 1.000 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú, bên cạnh đó có một lượng lớn bao gồm: Cán bộ, nhân viên y tế, học sinh, sinh viên thực tập, học việc, khách đến làm việc, khách thăm, người nhà người bệnh… Chính vì thế, việc dùng các sản phẩm nhựa để tiện cho việc chăm sóc người bệnh là khá phổ biến.
Sử dụng túi giấy thay thế túi nilon khi cấp phát thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị 08/CT-BYT của Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế và triển khai của ngành, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp và thực hiện đồng bộ đối với công tác khám, chữa bệnh, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền đến người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ, nhân viên y tế cùng thực hiện. Các khoa của bệnh viện cũng đã thực hiện việc ký cam kết giảm chất thải nhựa với giám đốc bệnh viện. Theo đó, cam kết được triển khai thực hiện với các nội dung: Tập huấn, hướng dẫn, truyền thông cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế, đơn vị cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế thực hiện giảm chất thải nhựa trong đơn vị; tổ chức ký cam kết tại đơn vị về giảm thiểu chất thải nhựa; nghiên cứu, áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của đơn vị; lồng ghép nội dung giảm thiểu chất thải nhựa vào thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng khoa, phòng, trung tâm.
Hiện nay, các nhà thuốc của bệnh viện đã đưa vào sử dụng túi giấy đựng thuốc thay cho túi nilon trước đây vẫn dùng. Túi giấy được thiết kế đa dạng với nhiều kích cỡ khác nhau, đựng đủ số lượng thuốc được bác sĩ kê trong đơn.
Video đang HOT
Theo chị Nguyễn Thị Hoa, thủ kho cấp phát thuốc ngoại trú, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Túi giấy là một trong nhiều giải pháp mà bệnh viện đang triển khai, góp phần giảm thiểu chất thải nhựa. Trong thời gian đầu khi túi giấy chưa đáp ứng hết nhu cầu người bệnh thì nhân viên phát thuốc sẽ nhắc nhở người bệnh khi đi lấy thuốc nhớ mang theo túi giấy, túi vải cũng như ý nghĩa của nó để người dân dần thích nghi.
Cẩn thận xem lại từng vỉ thuốc được kê theo đơn, ông Nguyễn Văn Toàn (65 tuổi, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) cho biết: Tôi khá bất ngờ khi bệnh viện phát thuốc đựng trong túi giấy thay thế túi nilon trước đây. Nhìn chiếc túi giấy tôi cảm thấy rất hài lòng, vì chiếc túi này có thể tái sử dụng và quan trọng là nó phân hủy nhanh, thân thiện với môi trường.
Còn theo bà Lê Thị Hòa (xã Đa Lộc, Hậu Lộc), dù đã đi khám bệnh ở nhiều nơi nhưng đây là lần đầu tiên được nhận thuốc bằng túi giấy. Thật tốt khi các cơ sở y tế tham gia tích cực vào việc giảm thiểu rác thải nhựa, chỉ tính riêng việc cấp phát thuốc của bệnh viện thì hàng ngày giảm thiểu đáng kể ra môi trường lượng chất thải nhựa.
Có mặt tại khoa cấp cứu, chị Lương Thị Nga Linh, điều dưỡng trưởng khoa cấp cứu cho biết: Từ nhiều năm nay, tại khoa đã trang bị giỏ nhựa để cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Các bác sĩ, y tá ở khoa không chỉ điều trị cho bệnh nhân mà còn là những tuyên truyền viên về những tác hại của rác thải nhựa trong ngành y tế đối với môi trường, cũng như khuyên người nhà bệnh nhân nên sử dụng các vật dụng có thể dùng nhiều lần hoặc tái chế thay vì dùng các loại nhựa chỉ sử dụng một lần rất nguy hại tới môi trường.
Không chỉ thay túi nilon bằng túi giấy, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh những chai nước suối đóng chai, ống hút nhựa, ly nhựa, hộp xốp… cũng giảm thiểu đáng kể. Ban giám đốc bệnh viện yêu cầu lãnh đạo các khoa, phòng hạn chế và tiến tới không sử dụng nước đóng chai, các loại ống hút nhựa trong tất cả cuộc họp, hội thảo, sự kiện tổ chức tại bệnh viện. Việc cấp phát thuốc nội trú cũng không dùng túi nilon mà dùng hộp nhựa, sau khi dùng xong bệnh nhân trả lại cho bệnh viện. Những chiếc túi nilon lớn phủ thùng rác được ban giám đốc bệnh viện triệt để không sử dụng, rác tái chế được phân loại ngay từ đầu nguồn và đựng vào thùng nhựa cứng. Không chỉ quán triệt cho cán bộ, nhân viên bệnh viện, để giúp người bệnh hạn chế sử dụng rác thải nhựa, bệnh viện đã đầu tư hệ thống máy lọc nước, phục vụ nước uống tinh khiết, người nhà chỉ cần mang dụng cụ đựng lấy nước sử dụng.
Trao đổi với Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nguyễn Văn Chung, được biết: Trong lĩnh vực y tế, chất thải nhựa phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: Các hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế từ các hoạt động chuyên môn như dụng cụ bao gói, chứa đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế. Những vật liệu nhựa dùng trong các hoạt động này có thể thay thế bằng các vật liệu an toàn, thân thiện hơn đối với môi trường nếu có sự quyết tâm, chung tay của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế cũng như người dân. Sau một thời gian thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất thải nhựa trong bệnh viện đã được giảm thiểu với một khối lượng nhất định. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả bước đầu, do đặc thù trong hoạt động chuyên môn nên nhìn chung chất thải nhựa phát sinh hàng ngày trong bệnh viện vẫn đang còn lớn. Việc giảm thiểu triệt để cần có một lộ trình nhất định, trong đó quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền để thay đổi ý thức, thói quen từ chính các y, bác sĩ cho đến người bệnh và người nhà bệnh nhân. Cũng như phải thay đổi từ nguồn cung ứng thuốc, vì các loại thuốc nhập về, bệnh viện không thể quyết định được dùng vật liệu nào. Cần có sự chung tay vào cuộc từ nhiều ngành, từ trung ương để giảm thiểu chất thải nhựa không chỉ riêng trong ngành y tế.
Bài và ảnh: Tô Hà
Theo Baothanhhoa
Sập giàn giáo công trình ở Hải Dương, 5 công nhân bị thương
Tối hôm qua (22/10), sự cố sập một phần giàn giáo chống xảy ra tại công trường thi công Trung tâm văn hóa Xứ Đông (Hải Dương) đã khiến 5 công nhân bị thương.
Báo Người Lao Động thông tin, lúc 20h15 ngày 22/10, tại công trình xây dựng Trung tâm Văn hóa Xứ Đông (phường Hải Tân, TP. Hải Dương) xảy ra vụ sập giàn giáo chống (50 m2/tổng số 4.400m2) khiến 5 công nhân bị thương.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, 3 nạn nhân được đưa ra khỏi hiện trường và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Đến khoảng 1h ngày 23/10, 2 công nhân bị mắc kẹt còn lại cũng đã được đưa ra ngoài và chuyển tới bệnh viện. Bước đầu, sức khỏe của các công nhân đã ổn định.
Công trường xây dựng nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Lao Động
Theo Thanh Niên, trong số những người gặp nạn, công nhân Ngô Kim Bình (33 tuổi, ngụ xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) bị thương nặng nên phải chuyển lên Hà Nội cấp cứu.
Công trường xây dựng nơi xảy ra vụ việc hiện đã bị tạm dừng thi công. Cơ quan chức năng đang khẩn trường điều tra nguyên nhân vụ việc.
Theo sao star
Các địa phương tập trung sản xuất vụ đông Vụ đông năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu gieo trồng khoảng 47 nghìn ha cây trồng các loại, trong đó chú trọng nhân rộng các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng hành, tỏi tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc; sản xuất bí xanh, bí đỏ, dưa tại các...