Bệnh viện dã chiến ‘đáng sợ’ không?
Bé gái con sản phụ dương tính COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang đã “chọn” cách chào đời trong tình huống hết sức đặc biệt. Đó là đêm 16/8/2020. Ca mổ mà không ai nói chuyện với ai, không ai nhận ra ai trong những bộ quần áo bảo hộ.
Ca mổ đẻ bắt con cho sản phụ mắc COVID – 19 tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang. Ảnh: NVCC
Tất cả các ekip từ chuẩn bị cho bệnh nhân, phẫu thuật, gây mê, hồi sức mẹ, hồi sức sơ sinh, hậu cần,… mặc dù đã có kế hoạch từ trước nhưng rất hồi hộp. Cuối cùng là tiếng “Oa…oa…oa!” cất lên. Cảm xúc vỡ òa! Thật nhẹ nhõm…
Vì làm việc theo ca kíp nên bệnh viện dã chiến hình như ít có khái niệm ngày đêm. Dưới ánh sáng mờ mờ của ánh điện, vẫn thấy anh kỹ thuật miệt mài lắp camera, thấy cảnh anh chị em y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai trở về nơi nghỉ trong tâm trạng buồn bã, tiếc nuối khi tình trạng bệnh nhân xấu đi. Ba xe cấp cứu của 3 bệnh viện vẫn hối hả vào ra…
Tất cả đều vội vã nhưng nhịp nhàng, ai cũng giơ ngón tay cái lên: Cố lên! “Ai sẽ khóc khi bạn lìa xa” là tựa sách mà tôi rất thích. Nhưng khóc trong hạnh phúc thì khóc bao nhiêu cũng được các bạn nhỉ?
Bất cứ trận chiến nào, vũ khí là vô cùng quan trọng. “Súng ống” ở Bệnh viện dã chiến Hòa Vang được điều động, mua mới, tài trợ thấy mà… ngợp! Nào XQ tại giường, siêu âm màu tại giường, máy thở các kiểu, máy monitor… Hệ thống oxy khí nén nhanh chóng lắp đặt trong vài nốt nhạc. Máy chạy thận của hai đầu đất nước chở về, bóc tem, đập hộp!
“Đạn dược” thì toàn thuốc xịn xò. Đồ bảo hộ, áo quần mặc ngoài, mặc trong cũng được quan tâm. Chưa thấy bác sĩ chữa bệnh mô mà được quan tâm đến chuyện “áo quần, giường chiếu” như cái bệnh COVID ni!
Nhưng có lẽ thứ vũ khí quan trọng nhất, là liều thuốc tinh thần, là LÒNG TIN của người dân. Và vũ khí tốt, con người tốt nhưng bắt buộc phải tuân thủ mệnh lệnh, chiến thuật chiến lược, phối hợp nhịp nhàng và sáng tạo trong “lối đánh”.
Có lẽ một số ít sẽ thắc mắc: “Khi chọn một trung tâm y tế huyện như Hòa Vang làm bệnh viện dã chiến, liệu “chất lượng” và đội ngũ “tác chiến” có thấp? Đây là điều bản thân tôi cũng từng suy nghĩ. Nhưng đến nay, câu trả lời đã rõ ràng: Đội ngũ “tác chiến” nơi đây vô cùng tinh nhuệ!
Họ là ai? Tổng chỉ huy là các giáo sư đầu ngành về hồi sức tích cực, truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn… của Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy. “Lính” đều là các thành phần ưu tú từ các bệnh viện lớn của Đà Nẵng, TP HCM, Hải Phòng… Như thạc sĩ Hoàng – nữ điều dưỡng trưởng của Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai, trực tiếp tham gia tổ chức thành lập khu hồi sức cấp cứu và chăm sóc, đào tạo theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”.
Còn các “chú lính chì dũng cảm” Hòa Vang – chủ nhà- nắm rõ thực địa, hiếu khách và chịu thương chịu khó sẽ có cơ hội được học tập nâng cao tay nghề và bản lĩnh chiến trường.
Vì sao bệnh nhân COVID-19 xét nghiệm tới 4 lần mới phát hiện dương tính?
Theo chuyên gia, có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm COVID-19 như thời điểm lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu và hóa chất sử dụng.
Chiều 16/8, Bộ Y tế công bố thêm 11 trường hợp mắc COVID-19 mới ở Hà Nội và Đà Nẵng. Đáng chú ý, trong 8 ca bệnh ở Đà Nẵng được ghi nhận, có bệnh nhân nữ là nhân viên y tế (BN961) làm việc tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang mắc COVID-19 phải xét nghiệm tới 4 lần mới cho ra kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Tại Hà Nội, trường hợp BN812 phải xét nghiệm tới lần thứ 3 bằng phương pháp PCR mới cho kết quả dương tính.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Trưởng khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng, Đại học Quang Trung cho biết có rất nguyên nhân dẫn đến tình trạng "nhiều lần âm mới dương".
Đầu tiên có thể khi đó bệnh nhân đã mắc bệnh, nhưng virus chưa nhân lên đủ để xét nghiệm cho kết quả dương tính. " Virus cũng vậy, phải có thời gian để cho kết quả dương tính. Điều này lý giải tại sao các cơ quan y tế hiện nay luôn khuyến cáo người dân là phải cách ly đủ 14 ngày", ông Nga nói.
Một nguyên nhân khác là khi lấy mẫu, thao tác diễn ra không chuẩn, khiến mẫu bệnh phẩm không có dịch chứa virus. Bên cạnh đó, trang thiết bị xét nghiệm và hóa chất khi sử dụng cũng là vấn đề làm ảnh hưởng tới kết quả.
Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, nơi bệnh nhân 961 từng làm việc.
Chung quan điểm, BS CKII Vũ Thị Thu Hương - khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, Real-Time PCR là xét nghiệm khẳng định một người nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Trong đó chú ý diễn biến bệnh, tức là thời điểm lấy mẫu bệnh phẩm. Nếu thời gian lấy mẫu khi bệnh nhân mới nhiễm virus thì kết quả xét nghiệm vẫn là âm tính. Nếu nhân viên y tế được lấy mẫu sau khi đã khỏi bệnh thì xét nghiệm PCR cũng cho âm tính.
"Để đưa ra được kết quả khẳng định một người mắc COVID-19 hay không phải xem xét rất nhiều các quy trình, trong đó cần sự phối hợp giữa lâm sàng và xét nghiệm. Khi lâm sàng và xét nghiệm cho kết quả nghi ngờ hoặc không hợp lý, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm lại nhiều lần để so sánh các phòng xét nghiệm mới cho ra được kết quả cuối cùng", BS Hương nói.
BN961 (nữ, 32 tuổi, trú K1120 Trường Chinh, tổ 11, Hòa Phát, Cẩm Lệ) cùng chồng P.N-H), là nhân viên y tế tại Khoa ung bướu Bệnh viện Đà Nẵng. Trong các ngày từ 28/7 đến 13/8, bệnh nhân được xét nghiệm tới 4 lần mới cho ra kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
BN812 - nhân viên giao hàng có địa chỉ tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Bệnh nhân có tiền sử dịch tễ làm chung cửa hàng với BN447 (người được xác định mắc COVID-19 trước đó). Từ ngày 29/7 đến 8/8, BN812 được lấy mẫu xét nghiệm 3 lần bằng phương pháp PCR mới cho ra kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Các chuyên gia khuyến cáo những người được chỉ định xét nghiệm COVID-19, dù ban đầu kết quả có cho âm tính nhưng mọi người vẫn cần tuân thủ cách ly 14 ngày theo quy định để đảm bảo an toàn.
Video: Kịch bản nào cho cuộc chiến chống COVID-19 mới?
Tiếp sức nơi tuyến đầu chống Covid-19 Những ngày này, hàng trăm cán bộ y tế từ các đơn vị tuyến trung ương (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bạch Mai, Chợ Rẫy) đến các địa phương (Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Định...) đang có mặt ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam để chung sức với ngành y tế địa phương trong cuộc chiến với dịch Covid-19. Nhờ...