Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 đã sẵn sàng lên đường tới Nam Sudan
Ngày 6/11, tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam ( Thạch Thất, Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức họp Ban Chỉ đạo về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) nhằm rà soát tổng thể các mặt công tác chuẩn bị triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 (BVDC 2.2) trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Nam Sudan.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (thứ 2, từ trái qua) kiểm tra công tác chuẩn bị của BVDC 2.2 (Nguồn: QĐND)
Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng – Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam cho biết, công tác chuẩn bị chuyên môn cho BVDC 2.2 đã được đảm bảo tốt cả về huấn luyện tiếng Anh; huấn luyện chuyên môn y dược; huấn luyện chính trị, quân sự, hậu cần kỹ thuật; huấn luyện thực hành tổng hợp của Bệnh viện.
Theo đó, 17/63 cán bộ, nhân viên chính thức của Bệnh viện đạt IELTS trên 5.5; các nội dung huấn luyện chuyên môn về nội khoa, ngoại khoa, truyền nhiễm, vệ sinh phòng dịch, cấp cứu chấn thương, vận chuyển đường không… được cán bộ, nhân viên nắm bắt đầy đủ.
Bên cạnh đó, Cục GGHB Việt Nam đã phối hợp với các đối tác quốc tế và các cơ quan, đơn vị liên quan huấn luyện tăng cường về phân loại bệnh nhân, phẫu thuật trong điều kiện dã chiến và xử lý thương vong hàng loạt… Công tác chuẩn bị các thủ tục pháp lý đối với các đối tác nước ngoài và thủ tục pháp lý trong nước đang được Cục chủ trì khẩn trương thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ. Ngoài ra, công tác tiếp nhận, đóng gói, vận chuyển hàng hóa, chuẩn bị bàn giao giữa BVDC 2.1 và BVDC 2.2; tổ chức các đoàn tiền trạm, khảo sát thực địa; chuẩn bị cho Lễ xuất quân của BVDC 2.2, Lễ đón và tuyên dương BVDC 2.1 đã được lên kế hoạch chi tiết.
Chủ trì cuộc họp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về việc tham gia hoạt động GGHB LHQ đánh giá cao công tác chuẩn bị của BVDC 2.2 cùng sự quan tâm hỗ trợ của các đơn vị và công tác phối hợp hiệp đồng cho việc triển khai bệnh viện.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh lưu ý, trong quá trình chuẩn bị, mua sắm vật tư, hàng hóa hậu cần và trang thiết bị y tế tránh việc mang sang địa bàn những thứ không dùng được và không sử dụng đến. Đối với mục tiêu xây dựng BVDC 2.2 thành đơn vị đầu tiên của Phái bộ GGHB LHQ ở Nam Sudan không có rác thải nhựa, Thứ trưởng lưu ý cần giảm bớt số lượng nilon dùng để đóng gói quân tư trang cũng như các vật tư, trang thiết bị…
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chủ trì Họp Ban Chỉ đạo. (Ảnh: Trần Thịnh)
Video đang HOT
Hiện tại, 4 thành viên của Bệnh viện tham gia đoàn tiền trạm triển khai bệnh viện đã có mặt tại địa bàn Bentiu, Nam Sudan để chuẩn bị cho công tác tiếp nhận và bàn giao từ BVDC 2.1. Khi tới nơi, các thành viên đoàn tiền trạm của bệnh viện sẽ bắt tay ngay tìm hiểu lề lối làm việc tại môi trường phái bộ và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp nhận và bàn giao để BVDC 2.2 có thể bảo đảm tiếp tục nhiệm vụ chăm sóc y tế của BVDC 2.1 ngay sau khi tiếp nhận.
Cùng ngày, tại Cục GGHB Việt Nam cũng diễn ra Lễ khai mạc Khóa huấn luyện vận hành trang bị công binh hạng nặng trong khuôn khổ Chương trình đối tác Ba bên năm 2019 (TPP) với các giảng viên Nhật Bản, điều phối viên LHQ, quan sát viên quốc tế và học viên khóa huấn luyện.
Khóa huấn luyện lần này được tổ chức nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng vận hành, bảo dưỡng, khắc phục sự cố các trang bị xe, máy công binh hạng nặng, qua đó tăng cường năng lực chuẩn bị và sẵn sàng triển khai nhanh các thành phần của Đội Công binh tham gia hoạt động GGBH của Việt Nam theo quy trình của LHQ trong thời gian tới. Đây cũng là khóa huấn luyện quốc tế thứ 12 được Cục GGHB Việt Nam chủ trì, phối hợp tổ chức với các đối tác quốc tế tại Việt Nam.
Theo TG&VN
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về 'cam kết đến cuối cùng' Việt - Mỹ
Ta cam kết với Mỹ về tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, sẽ cùng họ tìm đến người cuối cùng. Mỹ cam kết cùng ta khắc phục đến điểm cuối cùng nhiễm dioxin.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng sáng nay có buổi tiếp bà Bonnie Glick, Tổng giám đốc toàn cầu cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và dự lễ bàn giao mặt bằng 37ha dự án xử lý ô nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa.
Bên lề sự kiện, Thượng tướng chia sẻ với báo chí về hoạt động hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn giữa hai nước cũng như về chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp bà Bonnie Glick, Tổng giám đốc toàn cầu cơ quan phát triển quốc tế Mỹ
Bước tiến mới - sự thừa nhận của chính phủ Mỹ
Thượng tướng nhấn mạnh, tới nay có thể nói quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam đã giải quyết được những bước cơ bản để các hậu quả ấy không ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người cũng như không kìm hãm sự phát triển KT-XH của đất nước.
"Chúng ta đã thực hiện bằng nguồn lực của chính chúng ta. Tuy nhiên, không thể nói đến hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả chiến tranh, trước hết về mặt chính trị và nhận thức. Những bên gây chiến tranh với Việt Nam phải có trách nhiệm về những gì họ gây ra, và cộng đồng quốc tế cũng rất sẵn lòng chia sẻ chung tay với Việt Nam.
Đây là động lực cũng như điều kiện thuận lợi để chúng ta huy động nguồn lực trong giải quyết hậu quả chiến tranh. Trong đó, Mỹ là nước có với Việt Nam cuộc chiến tranh dài nhất, thảm khốc nhất, để lại hậu quả nặng nề".
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, trong quan hệ hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đầu tiên đó là sự chia sẻ, thừa nhận trách nhiệm. Thứ hai là công nghệ, kỹ thuật, trình độ quản lý. Thứ ba là các nguồn lực giá trị để đẩy nhanh tốc độ giải quyết hậu quả chiến tranh.
"Hôm nay là dấu mốc quan trọng - bàn giao mặt bằng ô nhiễm cho cơ quan xử lý và một số năm nữa sẽ nhận lại khu đất này sạch hoàn toàn. Từ sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Mỹ nhất là các cựu binh và gia đình họ, Chính phủ Mỹ đã từng bước chấp nhận những gì họ làm ở Việt Nam, từng bước chia sẻ trách nhiệm với Việt Nam về xử lý ô nhiễm dioxin", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Theo Thượng tướng, việc tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng là khởi đầu, tới sân bay Biên Hòa thì USAID đại diện chính phủ Mỹ đã ký với Việt Nam (đại diện là ban chỉ đạo 701 về việc khắc phục hậu quả dioxin tại Biên Hòa).
"Như vậy, chính phủ Mỹ thừa nhận những gì họ đã làm. Họ cam kết với chúng ta như lời Thượng nghĩ sĩ Patrick Leahy, phó chủ tịch Ủy ban Phân bổ ngân sách Thượng viện Mỹ nói, Mỹ sẽ làm đến tận cùng, cùng với Việt Nam đến khi không còn chất độc dioxin ở Biên Hòa nữa.
Đây là bước tiến đáng kể, khi trước đây họ không thừa nhận, không có hỗ trợ từ chính phủ mà chủ yếu của các tổ chức phi chính phủ", Thượng tướng nhấn mạnh.
Một vấn đề nữa là viện trợ con người - thường do các tổ chức nhân đạo thực hiện. Nhưng USAID đã ký với ban chỉ đạo 701 dự án trị giá 65 triệu USD để khắc phục hậu quả với con người ở 7 tỉnh bị nhiễm dioxin. Như vậy hợp tác hai bên đánh dấu bằng những cam kết lâu dài, cao nhất là cấp chính phủ.
Thượng tượng Nguyễn Chí Vịnh chứng kiến lễ bàn giao mặt bằng dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa
Hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ
Về chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đây là chuyến thăm thông thường của các bộ trưởng khi hai bên cam kết trao đổi các đoàn cấp cao.
Hai bộ trưởng sẽ trao đổi các vấn đề về hợp tác quốc phòng dựa trên bản ghi nhớ Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2011 và Tầm nhìn chiến lược quốc phòng hai nước.
"Trong hợp tác quốc phòng hai nước, vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh luôn được đưa lên hàng đầu. Không có hợp tác này sẽ không có nền tảng cho hợp tác hiện tại và tương lai.
Chúng ta đã cam kết với Mỹ về hoạt động tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, là sẽ cùng Mỹ tìm đến người cuối cùng. Ngược lại Mỹ cam kết sẽ cùng chúng ta khắc phục đến điểm cuối cùng còn bị nhiễm dioxin", Thượng tướng nêu rõ.
Về phần mình, Phó Tổng giám đốc toàn cầu USAID Bonnie Glick cho biết, khối lượng cần xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa lớn gấp 4 lần khối lượng cần xử lý ở sân bay Đà Nẵng.
"USAID đã ký thỏa thuận với Quân chủng Phòng không - Không quân VN năm ngoái về dự án ban đầu kéo dài 5 năm với kinh phí 183 triệu USD xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa. Chính phủ Mỹ cũng như USAID nhận thấy tầm quan trọng trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Hai nước đã đồng hành trong suốt 30 năm qua trong lĩnh vực này", bà chia sẻ.
Dự án đã chính thức được phê duyệt và khởi động vào tháng 4 năm nay. Theo ước tính của USAID, công tác xử lý tổng thể sẽ hoàn thành trong 10 năm.
Thái An
Theo Vietnamnet
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác về Gìn giữ hòa bình LHQ Ngày 21-10, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam phối hợp với Phòng Tùy viên Quốc phòng Pháp tại Việt Nam đã tổ chức Lễ khai mạc Trao đổi chuyên môn về thực tiễn hoạt động và công tác đảm bảo an ninh an toàn tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ). Hoạt động trao đổi chuyên môn...